Trọng lượng vỏ cây quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 65)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.3. Trọng lượng vỏ cây quế

Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Hoàn, 2001 [25] thì xét về mặt

kinh tế, khi cây quế 7 năm tuổi bắt đầu có giá trị thương phẩm, vỏ quế hàng hóa lưu thông trên thị trường là vỏ khô và được định giá thông qua trọng lượng vỏ.

Qua tiến hành điều tra những hộ dân tham gia trồng quế tại huyện Tây Trà, hầu hết họ đều bắt đầu thu hoạch số lượng lớn vỏ quế khi được 7 - 8 năm tuổi. Tuy

nhiên, cây quế để càng lâu thì càng có giá trị về kinh tế cao, vì vậy để thấy sự khác

nhau về sản lượng vỏ thu được trên một cây giữa giống quế địa phương và giống

quế di thực, tôi chặt hạ cây tiêu chuẩn ở độ tuổi 10 trên địa bàn 03 xã nghiên cứu

tiến hành bóc vỏ toàn bộ thân cây quế. Vỏ sau khi bóc được phơi khô, cân khối lượng. Kết quả thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.12. So sánh trọng lượng vỏ các giống quế ở các xã điều tra của huyện Tây Trà

(ĐVT: Kg vỏ/cây)

Giống Địa phương

Giống quế địa phương Giống quế di thực

Trà Phong 5,25 6,52

Trà Thọ 5,36 7,14

Trà Trung 5,70 6,25

Bình quân 5,43 6,63

Theo số liệu bảng trên cho thấy, trọng lượng vỏ quế thu được trên 1 cây ở

mỗi địa phương ở huyện Tây Trà có khác nhau nhưng theo số liệu bình quân trên

địa bàn 3 xã nghiên cứu cho thấy trọng lượng vỏ quế của giống quế di thực luôn cao hơn so với giống quế địa phương (6,63 so với 5,43 kg vỏ quế/cây).

Mặc dù vỏ quế dày mỏng có thể là yếu tố di truyên, nhưng tác động của các

biện pháp kỹ thuật cũng rất quan trộng và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các hộ gia đình thích trồng giống quế di thực ngày càng nhiều trên địa

bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)