Xây dựng đề án phát triển vùng chuyên canh cây quế tại huyện Tây Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.6.1. Xây dựng đề án phát triển vùng chuyên canh cây quế tại huyện Tây Trà

a. Chỉ tiêu định hướng mở rộng diện tích cây quế:

Theo Quy hoạch sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và bố trí dân cư huyện Tây Trà đến năm 2020 thì diện tích quế cần phải duy trì và ổn định từ 2.600 đến 2.800 ha và để góp phần gìn giữ và phát triển được thương hiệu tập thể “Quế Trà Bồng - Tây Trà, Hình”, đáp ứng được nhu cầu hàng hóa cho thị trường trong và ngoài

nước. Để đạt được diện tích nêu trên thì giai đoạn 2016-2020: Ổn định diện tích

quế hiện có kết hợp với mỗi năm thực hiện trồng mới từ 200 - 300 ha.

Trong giai đoạn này định hướng 100% xã vùng cao đều có vùng chuyên canh trồng quế, triển khai nhân rộng mô hình đầu tư thâm canh cây quế kết hợp với

hình thành các rừng quế giống để tạo nguồn hạt giống tập trung phục vụ cho công

tác nhân giốngtrên địa bàn huyện Tây Trà và có thể bán ra thị trường ngoài.

b. Hình thành vùng chuyên canh trồng quế:

Huyện Tây Trà với một lợi thế là huyện miền núi có nhiều điểm du lịch sinh

thái hấp dẫn đối với du khách trong huyện và khách thập phương. Do vậy, trên cơ

sở quỹ đất của từng địa phương, xác định vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

thích hợp để hình thành các vùng chuyên trồng quế theo hướng tập trung, tránh đầu tư manh mún gắn với định hướng phát triển du lịch sinh thái.

Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích trồng keo sang trồng quế theo hướng thâm canh tăng năng suất và chất lượng cây

trồng. Trong đó, ưu tiên các vùng dọc hai bên Quốc lộ, một số tuyến đường liên huyện nơi có điều kiện giao thông thuận lợi. Những diện tích keo đã trồng trước đây nhưng điều kiện giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp sau khi khai thác

thì nên chuyển sang đầu tư thâm canh cây quế.

Giai đoạn 2016-2020, song song với việc phát triển diện tích quế theo định hướng thì hoàn thiện 100% các xã vùng cao đều có vùng chuyên canh trồng quế kết

hợp với hình thành các rừng quế giống để tạo nguồn hạt giống tập trung phục vụ

cho công tác nhân giống. Để giải pháp này sớm đi vào thực tiễn sau đây là các

thông số cần thực hiện trong những năn như sau:

Bảng 3.14. Diện tích số xã, số thôn, sộ hộ được hộ trợ cây giống của dự án phát triển vùng chuyên canh cây quế tại huyện Tây Trà

Nội dung ĐVT Năm 2016 2017 2018 Tổng

Diện tích Ha 327 418 355 1.100 Số xã Xã 3 3 3 9 Số Thôn Thôn 12 10 13 35 Số hộ Hộ 767 803 786 2.356 Tổng số cây giống hộ trợ cây 1.800.000 2.289.769 1.953.723 6.052.493

Nguồn: UBND huyện Tây Trà, 2016

Qua số liệu bảng trên cho thấy, trên địa bàn huyện Tây Trà trong 3 năm từ

2016 – 2018 diện tích quế đã và cần trồng trên địa bàn 9 xã là 1.100 ha với số hộ

tham gia là 2.356 hộ và số cây giống cần cung cấp là 6.052.493 cây.

Ngoài diện tích định hướng nêu trên, những diện tích đất trống trong rừng tự

nhiên sản xuất, diện tích rừng đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ theo Phương án Giao rừng, cho thuê rừng thì huyện sẽ sớm chỉ đạo các ban ngành chức năng có kế hoạch rà soát và thống nhất vị

trí trồng quế cụ thể sao cho không làm suy giảm rừng tự nhiên. Tuyệt đối không xảy

ra tình trạng lợi dụng để phá rừng, phát nương làm rẫy làm giảm diện tích rừng tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quyế ở huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)