Căn cứ áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn không mang

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)

mang tính chất “tuyệt đối”

Trong CISG và các văn bản pháp luật khác, hủy bỏ hợp đồng là một biện pháp khắc phục cuối cùng khi mục đích của việc giao kết hợp đồng đã không đạt được và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng nhiều khả năng sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho một hoặc cả hai bên. Vì vậy, căn cứ hủy bỏ hợp đồng luôn được quy định chặt chẽ và đòi hỏi một bên muốn hủy bỏ hợp đồng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong CISG, Điều 49 và Điều 64 cho phép bên mua và bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên kia đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Ngược lại, Điều 72 CISG là một trường hợp đặc biệt bởi nó cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi thực tế không có hành vi vi phạm cơ bản nào xảy ra và thời hạn thực hiện vẫn chưa hết. Chính vì vậy, căn cứ để một bên hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72 CISG cũng có sự khác biệt với căn cứ hủy bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản.

Điều 72 (1) CISG quy định bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải khẳng định “rõ ràng” bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng. Mặc dù Điều 72 CISG không

39 United Nations, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (2016 Edition), New York, tr.324.

xác định cụ thể mức độ rõ ràng hoặc chắc chắn cần thiết, nhưng với hệ quả của biện pháp hủy bỏ hợp đồng, xác suất xảy ra vi phạm cơ bản phải rất cao. Tuy nhiên, một số học giả đồng ý rằng Điều 72 CISG không yêu cầu sự chắc chắn tuyệt đối rằng vi phạm sẽ xảy ra.40

Điều này có thể phân tích từ quy định tại Điều 72(2) và (3) CISG. Theo đó, Điều 72(2) CISG giả định nếu bên bị cáo buộc cung cấp được bảo đảm đầy đủ về khả năng thực hiện hợp đồng và cuối cùng hợp đồng vẫn được thực hiện thì sự nghi ngờ ban đầu về “rõ ràng” sẽ xảy ra vi phạm cơ bản cũng bị xóa bỏ. Thêm vào đó, Điều 72(3) CISG quy định tuyên bố của một bên rằng “họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình” cho phép bên kia tuyên bố hủy hợp đồng mặc dù tuyên bố của bên từ chối không làm cho điều đó hoàn toàn “rõ ràng” rằng họ sẽ không thay đổi quyết định của mình và thực hiện hợp đồng trước ngày ấn định.41

Theo tác giả Mercédeh, Điều 72 CISG yêu cầu tại thời điểm tuyên bố hủy bỏ hợp đồng phải rõ ràng một cách khách quan rằng một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Tuy nhiên bên bị vi phạm không nhất thiết phải đảm bảo rằng căn cứ khách quan để chứng minh vi phạm sẽ luôn xảy ra tại bất kỳ lúc nào cho đến thời hạn ấn định thực hiện nghĩa vụ. Bởi lẽ, nếu bắt buộc trong mọi hoàn cảnh, căn cứ “rõ ràng” sẽ xảy ra vi phạm luôn tồn tại thì quy định tại Điều 72 CISG chỉ được áp dụng cho trường hợp một bên tuyên bố rõ ràng sẽ không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.42 Xét cho cùng, trừ trường hợp bên có nghĩa vụ tuyên bố rõ ràng sẽ không thực hiện nghĩa vụ, một hành vi vi phạm hợp đồng cơ bản có thể dự đoán được là một giả định dựa trên các yếu tố khách quan tại một thời điểm cụ thể.43 Nhằm làm rõ hơn về đặc điểm này, căn cứ áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ được tập trung phân tích tại Chương 2 luận văn.

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)