Xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy bỏ hợp đồng

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 55)

trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ từ kinh nghiệm của Công ước Viên năm 1980

Trên cơ sở phân tích các quy định về vi phạm dự đoán trước, biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và phân tích một số bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam, tác giả cho rằng, cần thiết phải bổ sung các quy định về vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước.

2.2.3.1 Sự phù hợp của quy định vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam

Như đã phân tích, pháp luật Việt Nam đã có một số quy định tương tự về vi phạm dự đoán trước và biện pháp khắc phục đối với vi phạm này. Tuy nhiên, các quy định đó chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong tổng thể các quy định về vi phạm dự đoán trước, do đó, đôi khi khó vận dụng trên thực tiễn. Trên cơ sở lý luận đã phân tích, tác giả đề xuất cần thiết phải bổ sung quy định về vi phạm dự đoán trước và các biện pháp khắc phục với những lý do sau:

Một là, vi phạm dự đoán trước đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật. LTM 2005 và BLDS 2015 đã có những quy định liên quan đến biện pháp khắc phục do vi phạm dự đoán trước. Thậm chí, Điều 313 LTM 2005 có sự tương đồng rất lớn với Điều 73 CISG. Vì vậy, việc vận dụng các quy định của Điều 71 (tạm ngừng thực hiện hợp đồng) và Điều 72 CISG (hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ) để quy định cụ thể trong LTM là cần thiết.

87

Điều 425 BLDS 2015 có quy định về hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng quy định này để xử lý cho các quan hệ thương mại đôi khi sẽ gặp khó khăn do sự xung đột pháp luật giữa BLDS và LTM. Vì vậy, việc áp dụng quy định (vốn có sẵn) sẽ không thống nhất giữa các bên và cơ quan tài phán, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

Hai là, biện pháp hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước phù hợp với quy định về chế tài trong LTM. Khác với CISG chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, LTM được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng, trong đó có cả hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, việc quy định biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn đối với các loại hợp đồng khác với hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn phù hợp với các lý do: (i) căn cứ để hủy bỏ hợp đồng trước hạn dựa trên sự rõ ràng sẽ xảy ra vi phạm cơ bản; (ii) LTM 2005 đã có quy định tương tự CISG về vi phạm cơ bản và là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng; (iii) Chế tài hủy bỏ hợp đồng theo Điều 312 căn cứ vào vi phạm cơ bản mà không phân biệt loại hợp đồng; (iv) Điều 313 LTM 2005 cũng điều chỉnh đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ; (v) căn cứ để hủy bỏ hợp đồng áp dụng cho tất cả các hợp đồng thương mại chứ không giới hạn ở một hợp đồng thương mại thông dụng nào88

; (vi) PICC, PECL, UCC đều quy định vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng thương mại.

Ba là, biện pháp hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước góp phần bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu thiệt hại cho bên bị vi phạm từ rất sớm. Mục đích của biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn nhằm cho phép bên bị vi phạm có quyền xử lý ngay khi xảy ra vi phạm dự đoán trước mà không cần phải chờ đợi đến thời hạn ấn định cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm để xảy ra vi phạm thực tế. Do đó, có thể giảm thiểu thiệt hại bằng cách hủy bỏ hợp đồng và thực hiện giao dịch thay thế ngay lập tức.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên thứ 84 CISG và lần đầu tiên Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL.89 Đây là một sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu phát triển của Việt Nam, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, cũng như những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam trong các vấn đề cải tổ và phát triển của Liên Hiệp Quốc. Việc gia nhập CISG góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và hài hòa hóa pháp luật trong nước với các quy phạm của quốc tế. Hội nhập quốc tế là một phần không thể thiếu trong việc mở cửa và phát triển nền kinh tế. Cùng với việc là thành viên của CISG, các quy định của CISG sẽ được các bên tham gia mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối

88 Đỗ Văn Đại, tlđd (87), tr.680-681.

89 Châu Anh, “Việt Nam trở thành thành viên của UNCITRAL là một sự kiện quan trọng”,

https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-tro-thanh-thanh-vien-cua-uncitral-la-mot-su-kien-quan-trong-853412.vov, truy cập lần cuối 30/6/2021.

với các quan hệ thương mại trong nước sẽ không được CISG điều chỉnh. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật quốc gia cho hài hòa với các Điều ước quốc tế cũng thể hiện tinh thần hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết gia nhập Điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)