Sự cho phép bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ về khả năng thực hiện

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 66)

năng thanh toán thì một bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho bên mua là phù hợp với lý do nghi ngờ của bên bán.

Mặc dù BLDS không quy định rõ, một số tác giả cho rằng “trong thông báo phải nói rõ nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng”100 hoặc thông báo phải nêu rõ nguyên nhân của việc hủy bỏ hợp đồng để bên kia biết được căn cứ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Việc không nêu lý do hủy bỏ dễ dẫn đến tranh chấp vì bên bị hủy bỏ không hiểu vì sao hợp đồng bị hủy bỏ.101

3.1.3.2 Sự cho phép bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ về khả năng thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ

Điều 72(2) CISG yêu cầu khi gửi thông báo, bên có ý định hủy bỏ hợp đồng phải cho phép bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ về khả năng thực hiện nghĩa vụ. Đây có thể được xem là một trong những nội dung quan trọng nhất của thông báo. Ngoài nội dung dự định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng thì sự cho phép bên nhận thông báo cung cấp bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ cũng là một yếu tố để xem xét tính phù hợp của thông báo.

Khái niệm “bảo đảm đầy đủ” là một trong những nội dung được các nhà soạn thảo bổ sung vào CISG. Nguyên bản của học thuyết vi phạm dự đoán trước không quy định về yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ.102

CISG đã khái quát hóa các trường hợp vi phạm để làm căn cứ hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn. Do đó, đôi khi sẽ phát sinh những tình huống khó khăn và mờ nhạt đối với những hành vi vi phạm không rõ ràng, đặc biệt là khi bên có nghĩa vụ hành động không nhất quán. Những vi phạm này đòi hỏi một cơ chế mà các tình huống mờ nhạt như vậy sẽ được làm rõ, qua đó cho phép bên dự định hủy bỏ hợp đồng đưa ra quyết định với đủ độ tin cậy. Sự bảo đảm đầy đủ có thể giải quyết mối quan tâm chính đáng này bằng cách buộc bên có

100

Hoàng Thế Liên, tlđd (107), tr.275. 101 Đỗ Văn Đại, tlđd (87), tr.723.

102

Học thuyết vi phạm dự đoán trước được phát triển trên cơ sở lời từ chối rõ ràng của một bên. Trong trường hợp này, sự vi phạm đã rõ ràng nên yêu cầu bảo đảm đầy đủ là không cần thiết. Nội dung này tương ứng với Điều 72(3), CISG quy định khi bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên còn lại không cần phải thông báo để yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ.

nghĩa vụ phải xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của họ trong tương lai.103

Việc không cung cấp bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu trong thông báo thường có xu hướng làm rõ rằng một vi phạm sẽ xảy ra.104

Ngoài ra, cơ chế này có thể hỗ trợ các tòa án trong việc xem xét tính hợp pháp của tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Mục đích của yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ là việc xác minh khả năng thực hiện hợp đồng của bên bị cáo buộc vi phạm nghĩa vụ nhằm củng cố thêm về phán đoán của bên có ý định hủy bỏ hợp đồng. Khi một bên nhận thấy sự mất an toàn về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia, bên đó có quyền yêu cầu bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ. Bảo đảm đầy đủ được coi là một hình thức tự hỗ trợ và do đó là một cơ chế phi tư pháp.105

Nếu không nhận được sự bảo đảm đầy đủ một cách hợp lý, bên yêu cầu có căn cứ chắc chắn để coi việc không cung cấp sự bảo đảm là một trong những dấu hiệu rõ ràng bên được yêu cầu sẽ vi phạm nghiêm trọng và có thể hủy bỏ hợp đồng mà không phải lo lắng về phán đoán của mình.

Thủ tục này có nhiều điểm tương đồng với “thông báo Nachfrist” (Thông báo gia hạn thực hiện hợp đồng).106 Việc không cung cấp bảo đảm đầy đủ và không trả lời thông báo Nachfrist dẫn đến các kết quả giống nhau vì các mục đích và chức năng cơ bản của thông báo Nachfrist và yêu cầu bảo đảm đầy đủ là tương tự. Cả hai thủ tục này đều nhằm mục đích duy trì hiệu lực hợp đồng bằng cách cho bên có nghĩa vụ cơ hội loại bỏ các nguyên nhân làm phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng. Trong khi thủ tục “kiểu Nachfrist” loại bỏ sự không chắc chắn khi nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn, thủ tục bảo đảm đầy đủ loại bỏ sự không chắc chắn liên quan đến thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn.107

103 Reza Beheshti, tlđd (14), tr.282. 104 Trevor Bennett, tlđd (73), tr.528. 105

Michael J. Borden (2010), The Promissory Character of Adequate Assurances of Performance, Vol.76, Brooklyn Law Review, tr.167-206. Xem thêm: https://brooklynworks.brooklaw.edu/blr/vol76/iss1/4, truy cập lần cuối 10/7/2021.

106 Thông báo Nachfrist (Nachfrist Notice) được áp dụng cho Điều 47, 49(1)(b) (đối với bên mua) và Điều 63, 64(1)(b) CISG (đối với bên bán) quy định một bên có thể gia hạn cho bên kia một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách gửi thông báo Nachfrist. Nếu nghĩa vụ không được thực hiện trong khoảng thời gian được gia hạn, hoặc bên có nghĩa vụ tuyên bố không thực hiện theo thông báo Nachfrist, bên gửi thông báo Nachfrist có thể hủy bỏ hợp đồng. Xem thêm Maria O’Neill (1999), Contracts for the International sale of goods – the significance of “fundamental breach” in the Vienna convention 1980, Irish Business Law, Ir. BL 1999 2(3), tr.82-87.

107

Robert Koch (1999), The Concept of Fundamental Breach of Contract under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG), Kluwer Law International, tr.307-308.

CISG không đưa ra định nghĩa “bảo đảm đầy đủ” được hiểu và chứng minh như thế nào? Một số học giả cho rằng “bảo đảm đầy đủ” sẽ được hiểu là khi bên nhận thông báo cam kết thực hiện nghĩa vụ hoặc hứa sẽ bồi thường tất cả thiệt hại nếu họ không thực hiện trên thực tế hoặc là phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị trí, uy tín của bên đưa ra bảo đảm, những hành vi trước đó của họ liên quan đến hợp đồng, bản chất của sự kiện tạo ra sự không chắc chắn và sự sẵn sàng thực hiện.108 Tác giả đồng quan điểm với ý kiến phải xem xét bản chất tạo nên sự mất an toàn của bên dự định hủy bỏ hợp đồng để làm căn cứ cho việc cung cấp bảo đảm đầy đủ. Tuy nhiên, bảo đảm đầy đủ phải được chứng minh rõ ràng và chắc chắn hơn là một lời tuyên bố trấn an từ bên nhận thông báo.109

Cách thức đơn giản nhất là cung cấp sự bảo đảm bằng cách trả một khoản tiền, ví dụ như bảo lãnh của ngân hàng uy tín hay mở thư thanh toán không hủy ngang L/C trong trường hợp bên bán lo lắng khả năng thanh toán của bên mua. Nếu có nghi ngờ nghiêm trọng về việc người bán thực hiện nghĩa vụ của mình, họ cũng có thể bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bằng mọi khả năng có thể như: sẽ giao hàng kịp thời với chất lượng đã thỏa thuận, sử dụng nhà thầu phụ, tăng năng lực sản xuất, hủy bỏ các hợp đồng khác để giao hàng, …110

Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hợp lý của một thông báo trong khuôn khổ Điều 72(2) CISG là thời gian cho phép bên nhận thông báo cung cấp bảo đảm đầy đủ. Điều 72 CISG không xác định thời hạn cụ thể để bên nhận thông báo cung cấp bảo đảm đầy đủ có thể dẫn đến bên nhận thông báo lợi dụng bằng cách kéo dài thời gian cần thiết để cung cấp bảo đảm đầy đủ. Tham khảo Điều 2-609(4) UCC quy định: “Sau khi nhận được một yêu cầu hợp lý, việc không cung cấp bảo đảm đầy đủ phù hợp trong từng hoàn cảnh trong một thời gian hợp lý không quá ba mươi ngày với trường hợp cụ thể là từ bỏ hợp đồng.”. UCC quy định thời gian cung cấp bảo đảm đầy đủ sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh (lý do) tạo nên sự nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ của một bên và giới hạn thời gian tối đa là ba mươi ngày. Nếu quá thời hạn này, bên nhận thông báo không cung cấp bảo đảm được xem là từ bỏ hợp đồng. Quy định của UCC tạo sự linh hoạt trong việc ấn định thời gian để bên nhận thông báo cung cấp bảo đảm đầy đủ nhưng vẫn giới hạn mức thời gian tối đa mà bên đó phải cung cấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Đây

108 Robert Koch, tlđd (115), tr.459. 109

Robert Koch, tlđd (115), tr.306.

là nội dung phù hợp trong việc ấn định mức khung để các bên xem xét ấn định thời gian cho bên có nghĩa vụ phải cung cấp bảo đảm đầy đủ kịp thời.

Như vậy, nội dung của thông báo phải bao gồm ít nhất hai nội dung quan trọng: một là, ý định hủy bỏ hợp đồng dựa trên những yếu tố khách quan từ hành vi và lời nói của một bên; hai là, yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nhận thông báo. Đồng thời, các nội dung của thông báo phải được tuyên bố một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lý.

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)