nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980
Điều 72 và 73 CISG không quy định riêng về hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Do đó, hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ quy về quy định chung của CISG. Cụ thể, Điều 81(1) CISG quy định: “Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.”
3.2.1 Hiệu lực của hợp đồng
Khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm giao kết, các bên sẽ được giải phóng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng là cơ chế tác động đến hợp đồng bằng cách hủy bỏ hiệu lực của hợp đồng. Đây là chế tài có hiệu lực hồi tố và đặt những mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng trở về với trạng thái ban đầu. Chính vì tính nghiêm khắc của chế tài này dẫn đến hệ quả của nó cũng rất nặng nề: những nghĩa vụ nào chưa thực hiện thì sẽ hủy bỏ, còn những nghĩa vụ nào đã thực hiện thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau, bên nào có lỗi dẫn đến hợp đồng bị hủy thì phải bồi thường.121
Điều 81(1) CISG quy định khi hợp đồng bị hủy bỏ, các bên được giải phóng khỏi các nghĩa vụ trong hợp đồng, tuy nhiên, các thỏa thuận về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp hay quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ được giữ nguyên hiệu lực mà không phụ thuộc vào tình trạng
hợp đồng. Những thỏa thuận này góp phần hỗ trợ các bên xử lý hệ quả của việc hủy bỏ hợp đồng một các nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, việc hủy bỏ hợp đồng mà không làm mất hiệu lực của các điều khoản trên cũng kiểm soát một bên trong hợp đồng lạm dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng cho những mục đích khác, như hủy bỏ hợp đồng để tham gia vào một hợp đồng khác có lợi hơn, sử dụng quyền hủy bỏ hợp đồng để ép buộc bên yếu thế hơn thực hiện những nghĩa vụ khác ngoài thỏa thuận trong hợp đồng…
Một nội dung khác liên quan đến hiệu lực của hợp đồng, Điều 81(2) CISG quy định: “Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.”. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, cả hai bên đều được giải phóng khỏi nghĩa vụ của mình, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Tuy nhiên, có khả năng một trong hai bên có thể không hoàn trả được cho nhau những gì đã nhận do tài sản đã được chuyển nhượng hoặc thanh toán đã được thực hiện. Trong trường hợp này, bên đã thực hiện nghĩa vụ riêng của mình có thể yêu cầu bồi thường bất cứ nghĩa vụ nào đã được thực hiện theo hợp đồng và nếu cả hai bên phải thực hiện bồi thường, thì phải thực hiện đồng thời.
Với những đặc điểm trên, quy định về nghĩa vụ hoàn lại dường như chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng trong hợp đồng giao hàng từng phần, khi một bên đã thực hiện một hoặc một số lần giao hàng trước khi một bên tuyên bố hủy bỏ các lần giao hàng trong tương lai theo Điều 73(2) CISG. Đối với hợp đồng bị hủy bỏ theo Điều 72 CISG, ngay tại thời điểm hủy bỏ hợp đồng, dường như bên có nghĩa vụ chưa thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình do chưa tới thời hạn thực hiện. Vì vậy, nghĩa vụ hoàn lại không được đặt ra khi một bên áp dụng Điều 72 CISG để hủy bỏ hợp đồng.
3.2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 72 và 73 CISG không quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do đó, quy định này sẽ được áp dụng chung cho nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tại Mục II Chương V từ Điều 74 đến Điều 77 CISG, bao gồm quy định chung về các tổn thất và lợi nhuận bị mất (Điều 74) và thiệt hại do giá trị chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá giao dịch thay thế (Điều 75); hoặc giá trị chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường mà không cần phải thực hiện giao dịch thay thế (Điều 76).
Về cơ bản, khi một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, bên đó có quyền viện dẫn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 74 CISG, bao gồm các thiệt hại và lợi nhuận bị mất. Mục tiêu của Điều 74 CISG là hỗ trợ bên bị thiệt hại khôi phục lại tình trạng tốt nhất như khi bên kia đã thực hiện đúng hợp đồng. Bằng cách bồi thường thiệt hại, bên bị thiệt hại sẽ được khôi phục lại quyền lợi ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng, khi các bên chuẩn bị tham gia vào một quan hệ hợp đồng với nhau. Đối với thiệt hại, có thể hiểu là thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm của bên kia gây ra cho bên bị thiệt hại như giá trị chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá giao dịch thay thế (Điều 75 CISG) hoặc giá hiện hành (Điều 76 CISG), chi phí vận chuyển, giám định chất lượng, lưu kho hàng hóa, chi phí mà các bên đã bỏ ra để chuẩn bị, tiếp nhận hàng hóa, tiền bồi thường cho bên thứ ba…
Đối với khoản lợi nhuận bị mất, đây là khoản lợi nhuận mà bên bị thiệt hại dự kiến sẽ có được nếu bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Nếu quy định về bồi thường thiệt hại đưa bên bị thiệt hại về tình trạng ban đầu như lúc giao kết hợp đồng thì quy định bồi thường khoản lợi nhuận bị mất sẽ đưa bên bị vi phạm đến thời điểm hợp đồng được hoàn thành. Như vậy, bên bị thiệt hại, về nguyên tắc, vẫn bảo đảm quyền lợi như mong muốn của mình khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, để xem xét “khoản lợi nhuận bị mất” đôi khi sẽ không mô tả chính xác được mục đích đa dạng của các bên khi giao kết hợp đồng. Nhưng có lẽ, mục đích cuối cùng của thương nhân vẫn là lợi nhuận, nên quy định bồi thường khoản lợi nhuận bị mất sẽ bao quát tương đối các trường hợp hơn so với trường hợp không vì mục đích lợi nhuận. Trên thực tế, rất khó để chỉ ra và chứng minh chính xác khoản lợi nhuận nào đã bị mất do hợp đồng bị hủy bỏ trước hạn, do đó, có thể yêu cầu bên bị vi phạm phải tiết lộ các tính toán nội bộ, khách hàng và mối quan hệ kinh doanh của mình...122. Đồng thời, việc tính toán được khoản lợi nhuận bị mất vẫn chưa đủ, bên bị thiệt hại phải chứng minh về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại của mình. Đây dường như là một vấn đề phức tạp và thách thức nhất đối với bên bị thiệt hại.
3.2.3 Nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất
Trong trường hợp thực tế rõ ràng là vi phạm cơ bản sẽ xảy ra, thậm chí trước ngày thực hiện hợp đồng, nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất theo Điều 77 CISG có thể
122
Peter Schlechtriem, Calculation of damages in the event of anticipatory breach under the CISG,
https://iicl.law.pace.edu/cisg/scholarly-writings/calculation-damages-event-anticipatory-breach-under-cisg, truy cập lần cuối 30/5/2021.
yêu cầu bên nào tuyên bố hủy bỏ hợp đồng sẽ dựa vào vi phạm đó thực hiện các biện pháp để giảm bớt tổn thất của mình, bao gồm mất lợi nhuận do vi phạm hợp đồng.123
Điều 77 CISG quy định: “Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.”
Nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất yêu cầu bên bị thiệt hại phải áp dụng ngay các biện pháp hợp lý theo hoàn cảnh để kiểm soát thiệt hại của mình. Theo nguyên tắc chung, thiệt hại có thể phân loại dựa trên yếu tố “cố định” hay “thay đổi”. Đối với bên bán, thiệt hại “cố định” là những chi phí cần thiết mà bên đó đã bỏ ra để chuẩn bị hàng hóa giao cho bên mua, như chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, lưu kho hoặc chi phí mà bên mua phải chuẩn bị để tiếp nhận hàng hóa từ bên bán như chi phí thuê vận chuyển, thuê kho lưu trữ… Những chi phí này được tính toán từ ban đầu vào giá thành của hàng hóa. Vì vậy, dù bên mua thực hiện hay không thực hiện hợp đồng thì những chi phí này vẫn phát sinh. Bên cạnh đó, thiệt hại “thay đổi” là những tổn thất do bên bị thiệt hại áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tổn thất. Những tổn thất này không thể xác định cụ thể khi bên vi phạm gây ra, mà phụ thuộc vào kết quả thực hiện biện pháp khắc phục thiệt hại của bên bị thiệt hại. Một trong những thiệt hại “thay đổi” có thể kể đến là thiệt hại do sự chênh lệch giữa giá hàng hóa theo hợp đồng và giá theo giao dịch thay thế hay giá hiện hành.
Đối với thiệt hại do sự chênh lệch giữa giá hàng hóa theo hợp đồng và giá theo giao dịch thay thế, Điều 75 CISG quy định: “Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.” Quy định này đòi hỏi bên bị vi phạm không thể “bỏ mặc” hàng hóa mà không có biện pháp xử lý nào, nhưng sau đó, yêu cầu bên vi phạm bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng. Điều 75 CISG cho phép khi hợp đồng bị hủy, ngay lập tức trao cho cả hai bên trong hợp đồng có thể thực hiện ngay việc giảm thiểu thiệt hại – bên
123
Commentary 4, Secretariat Commentary Art. 72, nguồn https://iicl.law.pace.edu/cisg/page/article-72- secretariat-commentary-closest-counterpart-official-commentary,Truy cập lần cuối 26/5/2021.
bán có thể bán hàng lại hay bên mua có thể mua hàng thay thế. Nếu bên bị vi phạm không thực hiện biện pháp giảm thiểu thiệt hại, bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được theo Điều 77 CISG.
Biện pháp giảm thiểu thiệt hại theo Điều 75 CISG được gọi là giao dịch thay thế (bên mua mua hàng thay thế hay bên bán bán lại hàng). Yêu cầu của một giao dịch thay thế theo Điều 75 CISG phải được thực hiện một cách hợp lý và nó phải được thực hiện (và có thể kết thúc) trong một thời gian hợp lý sau khi hủy bỏ hợp đồng. Cả hai điều kiện “hợp lý” đều dựa trên nguyên tắc chung được quy định tại Điều 77 CISG, rằng bên bị vi phạm phải phản ứng hợp lý để giảm thiểu thiệt hại.124
“Hợp lý” là một thuật ngữ mở, mang nhiều yếu tố định tính và như thế nào là hợp lý tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp. Một “cách thức hợp lý” bao gồm giả định rằng giao dịch thay thế ít nhiều tương đồng với hợp đồng bị vi phạm. 125 Sự tương đồng có thể được xem xét dựa trên hai yếu tố quan trọng: giá hàng hóa và thời gian thực hiện. Giá hàng hóa của một giao dịch thay thế được xem xét là hợp lý khi tham chiếu với giá hàng hóa theo hợp đồng bị vi phạm và giá thị trường. Nếu bên mua bị vi phạm, chẳng hạn như do bên bán từ chối giao hàng, họ không được mua hàng thay thế với bất kỳ giá nào và ngược lại bên bán cũng không được bán lại hàng hóa với bất kỳ giá nào. Thay vào đó, bên bán nên bán lại hàng hóa đó với giá cao nhất có thể, nhưng đôi khi, hoàn cảnh có thể buộc họ phải bán hàng hóa với mức giá thấp hơn giá thị trường, như trong trường hợp hàng hóa theo mùa phải bán lại vào cuối mùa, giá bán lại thấp hơn 50% so với giá hợp đồng vẫn có thể hợp lý.126 Tương tự như vậy, việc giải thích thời gian hợp lý sau khi hủy bỏ hợp đồng sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của trường hợp: nếu việc thực hiện một giao dịch thay thế chứng tỏ là khó khăn, thậm chí vài tháng vẫn có thể là hợp lý.127
3.2.4 Hệ quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn không có căn cứ
124
Peter Schlechtriem, tlđd (145).
125
Xem thêm Mankowski ibidem (fn. 1), Điều 75, đoạn 10, ông chỉ ra rằng yêu cầu này phải có giới hạn của nó: các giao dịch thay thế phải được thực hiện trong một tình huống thị trường không khác với tình huống vi phạm hợp đồng. Dẫn theo Peter Schlechtriem, tlđd (145).
126Shoes case Germany 14 January 1994 tại Appeal Court Düsseldorf, xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/germany-january-14-1994-oberlandesgericht-court-appeal-german-case- citations-do-not truy cập lần cuối 01/6/2021.
127Downs Investments và Perwaja Steel (2001), Supreme Court (Appeal No 11036 of 2000), xem thêm tình tiết và phán quyết vụ kiện tại https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/australia-october-12-2001-supreme-court-
Biện pháp hủy bỏ hợp đồng dựa trên một vi phạm dự đoán trước luôn hàm chứa sự rủi ro nhất định cho bên hủy bỏ hợp đồng về khả năng xảy ra vi phạm. Khi một bên có ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72 CISG nên thận trọng. Nếu tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ không có vi phạm cơ bản nào xảy ra trên thực tế, thì sự nghi ngờ ban đầu có thể không “rõ ràng” và tuyên bố hủy bỏ hợp đồng tự nó bị vô hiệu. Trong trường hợp như vậy, bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng sẽ vi phạm hợp đồng vì không thực hiện nghĩa vụ của mình128 và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những rủi ro trong vấn đề này khó có thể phát sinh khi bên kia đã đưa ra tuyên bố từ chối hay không thực hiện hợp đồng, nhưng sẽ cần phải cẩn thận khi không có tuyên bố như vậy được đưa ra và việc hủy bỏ sẽ dựa trên các sự kiện khách quan mà từ đó vi phạm dự kiến sẽ được suy ra.129
Bản chất sự “rõ ràng” một bên sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng suy cho cùng cũng chỉ dựa trên sự suy đoán của một bên. Một hành vi vi phạm có rõ ràng sẽ xảy ra vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận định chủ quan của một bên. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, việc nhận định hành vi vi phạm của một bên sẽ không thật sự chuẩn xác. Đồng thời, thủ tục hủy bỏ hợp đồng theo CISG và xu hướng chung của các văn bản pháp lý khác đều trao quyền cho các bên trong hợp đồng tự quyền quyết định mà không cần phải qua thủ tục tư pháp. Vì không có sự can thiệp của cơ quan tài phán nên các bên phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Trong trường hợp nhận định về một vi phạm