bị hủy bỏ
Ngoài việc hủy bỏ hiệu lực của hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là một hệ quả đặc trưng của biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực
40 Liu Chengwei, “Remedies for Non-Performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL”, nguồn: https://iicl.law.pace.edu/cisg/scholarly-writings/remedies-non-performance-perspectives- cisg-unidroit-principles-pecl-chapte-3; Mercédeh Azeredo da Silveira (2005), “Anticipatory Breach under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, nguồn:
https://iicl.law.pace.edu/cisg/bibliography/azeredo-da-silveira-merc%C3%A9deh-0, truy cập lần cuối
12/7/2021.
41
John O. Honnold (1999), Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention
(3rd edition), Kluwer Law International Publisher, tr.438.
42 Mercédeh Azeredo da Silveira, tlđd (43). 43
hiện nghĩa vụ. Đây là một trong những vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi nhất của học thuyết vi phạm dự đoán trước. Ngay từ khi học thuyết được hình thành, các nhà bình luận đã phản ứng về hai vấn đề cơ bản: một là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay lập tức, khi một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng do bên kia vi phạm dự đoán trước; hai là vấn đề xác định thiệt hại. Sở dĩ các vấn đề trên bị phản đối như vậy vì họ lo ngại rằng nếu người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng trong thời gian ba năm, sau đó từ chối thực hiện hợp đồng. Lúc này, người mua yêu cầu bồi thường thiệt hại ngay lập tức, thì việc định lượng những thiệt hại đó có thể phụ thuộc vào giá thị trường tại thời hạn giao hàng được ấn định; nhưng nếu vụ án được xét xử trước thời điểm đó thì tòa án chỉ có thể ước lượng mức giá đó sẽ là bao nhiêu chứ không thể xác định chính xác giá trị hàng hóa cụ thể. Một phản đối khác đối với quy tắc là nó dẫn đến việc đẩy nhanh nghĩa vụ của bị đơn, họ sẽ phải bồi thường thiệt hại ngay bây giờ, mặc dù theo hợp đồng họ sẽ không thực hiện cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai.44 Hơn nữa, bị đơn sẽ phải bồi thường thiệt hại ngay lập tức mặc dù tại thời điểm khởi kiện, trách nhiệm bồi thường của họ vẫn còn tiềm tàng và có thể không bao giờ xảy ra. Đây là một trong những vấn đề khó khăn trong việc giải quyết hệ quả của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, tòa án bác bỏ lập luận rằng việc tính toán thiệt hại sẽ là quá suy đoán nếu mọi người có thể kiện trước thời hạn thực hiện: “Một lập luận chống lại hành động trước ngày 01 tháng 6 được thúc đẩy từ sự khó khăn trong việc tính toán thiệt hại: nhưng lập luận này cũng mạnh mẽ không kém chống lại một hành động trước ngày 01 tháng 9, khi thời gian ba tháng sẽ hết hạn.”45
Tòa án cảm thấy rằng nếu bồi thẩm đoàn có thể xác định thiệt hại trong thời gian thực hiện hợp đồng, họ có thể làm như vậy trước thời điểm đó. Tương tự, trong Frost v. Knight46, nghĩa vụ bồi thường cũng được phản ánh theo thời gian rằng thiệt hại của một vi phạm dự đoán trước phải được đánh giá bằng cách tham chiếu đến thời điểm trong tương lai khi đến hạn thực hiện, thay vì bất kỳ thời điểm nào sớm hơn.
Trong CISG, vấn đề bồi thường thiệt hại không được quy định riêng cho việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà được quy định chung với biện pháp hủy bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản. Vì vậy, về cơ bản, nghĩa vụ bồi
44
Xem thêm Hasham v Zenab [1960] A.C. 316. Dẫn theo Treitel, ttđd (10), tr.17-081. 45
Hochster v De La Tour (1853) 2 E&B 678.
46 Frost v Knight (1872) LR 7 Ex 111. Xem thêm: Ewan Mckendrick, Contract Law – Text, cases, and materials (fifth edition), Oxford University Press, tr. 801.
thường thiệt hại vẫn phát sinh ngay lập tức khi hợp đồng bị hủy bỏ. Nội dung này sẽ được phân tích, làm rõ tại Chương 3 luận văn này.