nghĩa vụ tại Việt Nam
Như đã phân tích ở phần trên, pháp luật Việt Nam đã có một số quy định liên quan đến các biện pháp khắc phục khi xảy ra hành vi vi phạm dự đoán trước. Tuy nhiên, dường như các quy định này ít được áp dụng trong thực tiễn. Theo khảo sát trên trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án,81 rất ít, thậm chí là không có bản án nào được công bố áp dụng các quy định về hủy bỏ hợp đồng trước hạn tại Điều 313 LTM 2005, Điều 425 BLDS 2015… Tuy nhiên, trên thực tế, các tranh chấp về hành vi vi phạm trước thời hạn vẫn diễn ra.
Theo Bản án số 73/2005/KDTM-ST ngày 12/9/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội,82 ngày 28/8/2003, Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Bên bán) ký hợp đồng với Công ty xuất nhập khẩu Hà Thành (Bên mua) để mua 300 tấn giấy Kraft làm vỏ bao xi măng. Thực hiện hợp đồng nói trên, ngày 18/11/2003, Bên bán đã nhập về 310,712 tấn giấy Kraft, nhưng do hai bên có tranh chấp với một hợp đồng trước đó nên Bên bán đã không giao hàng cho Bên mua ngay tại thời điểm nhập khẩu mà vận chuyển về kho của mình tại Hà Nội. Ngày 15/4/2004, hai bên ký Phụ lục Hợp đồng trong đó có thỏa thuận là “thời gian giao hàng trong vòng 2 tháng kể từ ngày 15/04/2004”. Ngày 20/4/2004, Bên bán đã giao cho Bên mua khối lượng là 25,367 tấn giấy Kraft.
Sau đó, ngày 17/5/2004, Bên bán liên tục có công văn yêu cầu Bên mua tiêu thụ hết lô hàng đã nhập về. Nhưng ngày 20/5/2004, Bên mua đã có công văn trả lời là không thể tiêu thụ hết 310,712 tấn giấy Kraft ngay trong thời gian 2 tháng như quy định trong Phụ lục hợp đồng. Ngày 19/5/2004 (tức trước ngày 15/06/2004 –
81 Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/ , truy cập lần cuối 25/7/2021. 82
thời điểm Bên mua phải nhận và tiêu thụ hết 310,712 tấn giấy Kraft theo phụ lục hợp đồng), do cho rằng Bên mua không thể thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nên Bên bán đã ký hợp đồng bán cho Công ty sản xuất kinh doanh xuất khẩu Thái Hòa (Công ty Thái Hòa) lô giấy mà Bên bán đã bán cho Bên mua và giao hàng cho Công ty Thái Hòa vào ngày 20/5/2004.
Tòa án cho rằng hàng hóa giấy Kraft không thuộc loại hàng hóa có thể bị hư hỏng ngay và thời hạn giao hàng được quy định tại Phụ lục Hợp đồng tính đến ngày 20/5/2004 là chưa hết nên việc bên bán nêu lý do bên mua không nhận hết số hàng để biện minh cho việc bên bán phải bán hàng đi để tránh rủi ro là không có cơ sở để chấp nhận. Vì vậy, Tòa án chấp nhận yêu cầu của bên mua và không chấp nhận yêu cầu phản tố của bên bán.
Xét về thời điểm xét xử, tác giả cho rằng phán quyết này phù hợp với các quy định của LTM 1997. Theo LTM 1997, không có quy định nào thể hiện khi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà một bên trong hợp đồng biết chắc chắn rằng bên kia sẽ không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạn thì bên có khả năng bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng và thực hiện những biện pháp cần thiết để xử lý hàng hóa. Như vậy, theo LTM 1997, trước khi hết hạn thực hiện, khi biết chắc rằng bên mua không thực hiện đúng hợp đồng, bên bán không thể tự xử lý số hàng và nếu tự xử lý thì bị coi là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, sẽ không công bằng cho nguyên đơn khi đã nhận thấy rằng dựa trên sự trả lời của bị đơn, việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bị đơn là không thể. Việc phải chờ đến khi có “vi phạm thực tế” để nguyên đơn có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nguyên đơn. Đây là một điểm hạn chế rất lớn của LTM 1997.
Giả sử vụ án này được xét xử dựa trên quy định của LTM 2005 thì phán quyết của Tòa án có khác biệt không? LTM 2005 vẫn không bổ sung quy định về quyền hủy bỏ hợp đồng khi biết chắc chắn rằng bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng đúng hạn. Theo Điều 312 LTM 2005, căn cứ để hủy hợp đồng dựa trên: “(i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; (ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Ngoài trường hợp các bên thỏa thuận hành vi vi phạm là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. LTM 2005 chỉ cho phép các chủ thể được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng và vi phạm ấy phải là vi phạm thực tế. Theo tác giả Dương Anh Sơn: “Trong trường hợp này không thể áp dụng các quy định của pháp luật về tạm dừng, đình chỉ hay hủy hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại (2005) bởi vì việc áp dụng các
chế tài nói trên chỉ có thể khi có sự vi phạm thực tế, tức là khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ”.83 Như vậy, chỉ khi nào một bên có hành vi vi phạm cơ bản thì bên bị vi phạm mới có quyền hủy bỏ hợp đồng. LTM 2005 xác định vi phạm cơ bản là một dạng vi phạm thực tế. Còn đối với trường hợp của vụ giấy Kraft thì đây là một
“vi phạm dự đoán trước” khi bên kia chưa có vi phạm thực tế xảy ra.
Theo Bản án sơ thẩm số 01/2020/KDTM-ST84 ngày 23/9/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh; Bản án phúc thẩm số 264/2021/KDTM-PT85 ngày 16/4/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nội dung: Công ty Thuận Lợi (bên mua) và Công ty Phổ Bình (bên bán) ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán số 2807/PB-TL/2017 (Hợp đồng mua bán) ngày 28/7/2017. Theo Hợp đồng mua bán, Công ty Phổ Bình có nghĩa vụ cung cấp cho Công ty Thuận Lợi hàng hóa là Acid Formic 85%, xuất xứ Eastman – Phần Lan với số lượng 18 container, giá 17.400 đồng/kg, thời gian giao hàng 05 đợt, từ tháng 10/2017 đến tháng 02/2018 và điều chỉnh thời gian giao hàng đến tháng 8/2018 bằng Phụ lục Hợp đồng với nội dung “Quý 1/2018: Số lượng 08 container (tương ứng 165.888kg) sẽ được hai bên thống nhất lịch giao hàng cho mùa vụ 2018 từ tháng 04/2018 – tháng 08/2018”.
Từ tháng 10/2017 đến tháng 02/2018, hai bên đã thực hiện việc giao nhận hàng hóa đúng nội dung thỏa thuận tại Phụ lục. Tuy nhiên, hai bên đã không ký phụ lục tiếp theo để xác định thời hạn giao hàng của Bên bán cho mùa vụ từ tháng 04/2018 – tháng 08/2018 trong Quý 1/2018. Qua email trao đổi giữa hai bên, bên mua đã nhiều lần yêu cầu bên bán giao hàng và gia hạn cho bên bán trả lời về lịch giao hàng. Bên bán cũng đã phản hồi nhưng lại không đưa ra được lịch giao hàng cho mùa vụ từ tháng 04/2018 – tháng 08/2018 với lý do nhà máy Formic Phần Lan tạm dừng sản xuất để tái cơ cấu.
Ngày 09/7/2018, bên mua gửi Biên bản thanh lý Hợp đồng kinh tế số TLHD/2807/PB-TL/2017 về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại và đề nghị bên bán xem xét, phản hồi. Sau đó, các bên vẫn tiếp tục trao đổi về việc giao nhận hàng nhưng vẫn không thống nhất được lịch giao hàng cho đến ngày 31/8/2018, đồng thời, bên bán đề xuất gia hạn thời gian giao hàng đến tháng 11/2018. Do bên bán
83 Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 4-2006, tr.51 và tiếp theo. Dẫn theo Đỗ Văn Đại, tlđd (87), tr.791.
84 Xem tình tiết vụ án cụ thể tại Phụ lục 1.
không giao hàng, bên mua đã mua lại bên thứ ba (BASF) hàng hóa thay thế vào các ngày 07/3/2018, 23/4/2018, 19/6/2018 với giá chênh lệch so với giá Hợp đồng mua bán.
Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng, việc hai bên không giao kết được phụ lục hợp đồng về lịch giao hàng cho mùa vụ từ tháng 04/2018 – tháng 08/2018 nên Bên bán không có nghĩa vụ phải giao hàng cho Bên mua. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét thấy Bên bán không vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo Hợp đồng mua bán. Đồng thời, việc mua lại hàng hóa từ bên thứ ba của Bên mua là sự chủ động trong sản xuất kinh doanh của Bên mua, không phải là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường của Bên bán. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng yêu cầu bồi thường của Bên mua về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ giao hàng là không có cơ sở vững chắc, không đúng quy định tại Điều 303 Luật Thương mại. Do đó, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bên mua.
Tòa án cấp phúc thẩm có quan điểm tương tự với Tòa án cấp sơ thẩm khi cho rằng việc các bên không ký phụ lục tiếp theo như nội dung đã thỏa thuận tại phụ lục hợp đồng để xác định thời hạn giao hàng của Bên bán. Do vậy, không có cơ sở xác định vi phạm thời hạn giao hàng của Bên bán đối với 08 container (Đợt 5). Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm.
Khác với bản án trên, bản án này được áp dụng theo LTM 2005 và BLDS 2015 hiện hành, theo đó, bên mua và bên bán đã giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa là Acid Formic 85%, xuất xứ Eastman – Phần Lan với số lượng 18 container, thời gian giao hàng 05 đợt, từ tháng 10/2017 đến tháng 02/2018 và điều chỉnh thời gian giao hàng đến tháng 08/2018. Như vậy, có cơ sở để xác định Hợp đồng mua bán mà hai bên đã giao kết là hợp đồng mua bán giao hàng từng phần. Đối với lần giao hàng cuối, từ tháng 04/2018 – tháng 08/2018, các bên đã không thỏa thuận được thời gian giao hàng cụ thể - cho đến tận tháng 8/2018. Tuy nhiên, trong thời gian này, bên bán đã không thể cung cấp lịch giao hàng cụ thể cho bên mua và lấy lý do nhà cung cấp - nhà máy Formic Phần Lan tạm dừng sản xuất để tái cơ cấu. Như vậy, hành vi “không cung cấp được lịch giao hàng cụ thể” và sự kiện “nhà máy Formic Phần Lan tạm dừng sản xuất để tái cơ cấu” của Bên bán đã đủ “rõ ràng” để xác định bên bán không có khả năng giao hàng khi đến hạn. Đồng thời, nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán theo Điều 34(1) LTM 2005. Chính vì vậy, sau nhiều lần đề nghị bên bán ấn định thời gian giao hàng cụ thể, nhưng không thành, bên mua đã gửi thông báo đề nghị chấm dứt (hủy bỏ) hợp đồng
(bên mua dùng thuật ngữ “thanh lý hợp đồng”) và thực hiện nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất bằng cách mua hàng thay thế từ bên thứ ba với giá cao hơn giá Hợp đồng mua bán.
Có thể thấy, bên mua đã thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng (Điều 313 LTM 2005) và thực hiện biện pháp hợp lý để giảm thiểu thiệt hại (Điều 304 LTM 2005). Tuy nhiên, cả hai cấp Tòa án đều không xem xét đến các quy định này và nhận định vì hai bên không thống nhất được thời gian cụ thể cho đợt giao hàng từ tháng 4/2018 – tháng 8/2018 nên bên bán không có nghĩa vụ giao hàng là không thuyết phục. Bởi lẽ, nếu hai bên không thỏa thuận được thời gian giao hàng cụ thể thì bên bán vẫn phải có nghĩa vụ giao hàng theo thời hạn “khung” (từ tháng 4/2018 – tháng 8/2018) như đã thỏa thuận tại Phụ lục và được quy định cụ thể tại Điều 37 LTM 2005.86 Phải chăng, nếu hai bên không thỏa thuận được thời gian giao hàng cụ thể thì bên bán không có nghĩa vụ giao hàng cho Đợt 5? Đồng thời, hành vi “không cung cấp được lịch giao hàng cụ thể”, “đề xuất gia hạn thời gian giao hàng đến tháng 11/2018” và sự kiện “nhà máy Formic Phần Lan tạm dừng sản xuất để tái cơ cấu” đủ “rõ ràng” rằng khi tới hạn thực hiện (hạn cuối cùng là tháng 8/2018), bên bán không thể thực hiện được hợp đồng. Tuy nhiên, đối chiếu với LTM 2005 thì một chuỗi các hành vi này không đáp ứng đủ điều kiện để hủy bỏ hợp đồng theo Điều 313(2) LTM 2005. Bởi lẽ Điều 313(2) LTM yêu cầu một bên phải “không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng”, tức phải đến hết thời hạn mà bên bán không giao hàng thì mới xem xét là bên bán vi phạm nghĩa vụ. Đối với vụ việc này, tập hợp các hành vi chỉ thể hiện rõ ràng sẽ có một vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng của bên bán khi đến hạn thực hiện. Vì vậy, bên bán đã có hành vi vi phạm dự đoán trước, tuy nhiên, LTM 2005 không có cơ chế để giải quyết tình huống này. Thay vào đó, bên mua có thể vận dụng Điều 425 BLDS 2015 để tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với đợt giao hàng lần 5.
Như vậy, mặc dù LTM 2005 đã quy định cụ thể về biện pháp hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng từng phần, nhưng dường như, hai bên và cả hai cấp Tòa án đều không áp dụng quy định này do nhận định bên bán không có nghĩa vụ giao hàng đợt 5, dẫn đến bản án nhận định không thuyết phục. Tuy nhiên, qua vụ án trên,
86 Về thời hạn giao hàng, rõ ràng hai bên đã có thỏa thuận về thời hạn giao hàng nhưng không xác định cụ thể thời điểm giao hàng, vì vậy, phải áp dụng Điều 37(2) LTM 2005 để xác định bên bán phải giao hàng trong thời hạn đó. Đồng thời nếu Tòa án hai cấp cho rằng các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán vẫn phải có nghĩa vụ giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng theo Điều 37(3) LTM 2005.
cũng đã bộc lộ được bất cập khi LTM chỉ quy định quyền được hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước trong trường hợp giao hàng từng phần. Cụ thể, với trường hợp trên, rõ ràng là bên bán đã có hành vi vi phạm dự đoán trước, tuy nhiên, bên mua lại không có quyền hủy bỏ ngay khi xảy ra hành vi vi phạm mà phải chờ đến hết thời hạn giao hàng mới thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm tương tự, nhưng trong hợp đồng giao hàng một lần thì có áp dụng quy định tại Điều 313 LTM 2005 để hủy bỏ hợp đồng được không?87 Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, LTM cần bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước để áp dụng được trong hợp đồng thực hiện một lần.