Một số đề xuất cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55)

bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Trên cơ sở những phân tích và lập luận nêu trên, tác giả đề xuất một số nội dung cụ thể về khái niệm vi phạm dự đoán trước và các biện pháp khắc phục dựa trên vi phạm dự đoán trước.

Thứ nhất, cần thiết quy định về định nghĩa vi phạm dự đoán trước.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, vi phạm dự đoán trước chưa được định nghĩa cụ thể, chính vì vậy, các quy định về biện pháp khắc phục dựa trên vi phạm dự đoán trước chưa được các thương nhân, cơ quan tài phán hiểu rõ và vận dụng. Từ đó, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm của bên kia. Chính vì vậy, tác giả đề xuất cần thiết quy định về định nghĩa vi phạm dự đoán trước để quy phạm này được biết đến và vận dụng rộng rãi hơn.

Tham khảo CISG, Điều 72(1) quy định: “Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy rõ ràng rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy”.

Tham khảo PICC (Điều 7.3.3) và PECL (Điều 9:304) quy định: “Trước thời hạn ấn định cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên mà rõ ràng rằng bên đó sẽ không thực hiện cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng, bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng”.

Có thể nhận thấy, các định nghĩa về vi phạm dự đoán trước đều lồng ghép với biện pháp khắc phục hủy bỏ hợp đồng. Nếu định nghĩa như vậy, có lẽ chưa thật sự phù hợp với pháp luật Việt Nam, cụ thể là LTM. Bởi lẽ, LTM tách biệt phần định nghĩa thuật ngữ và phần chế tài áp dụng, vì vậy, việc quy định cụ thể chế tài trong định nghĩa thuật ngữ sẽ không rõ ràng và khó hiểu, đặc biệt là thuật ngữ đó được áp dụng cho nhiều chế tài khác nhau. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất định nghĩa vi phạm dự đoán trước như sau:

Vi phạm dự đoán trước là hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xảy ra trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ khiến bên kia có đủ căn cứ rõ ràng rằng sẽ xảy ra một vi phạm cơ bản”.

Vi phạm dự đoán trước là một khái niệm tương đối phức tạp và gây nhiều khó khăn cho việc xác định hành vi, sự kiện nào đủ yếu tố cấu thành vi phạm dự đoán trước. Đồng thời, hệ quả của vi phạm dự đoán trước cho phép một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng ngay khi xảy ra vi phạm. Chính vì vậy, căn cứ xác định vi phạm dự đoán trước cần phải được quy định chặt chẽ và rõ ràng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất căn cứ xác định vi phạm dự đoán trước thành Điều 312a (mới) vào Luật Thương mạinhư sau:

Điều 312a: Căn cứ xác định vi phạm dự đoán trước

Vi phạm dự đoán trước xảy trong các trường hợp sau:

1. Một bên tuyên bố rõ ràng sẽ không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng;

2. Có căn cứ rõ ràng rằng một bên sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. “Căn cứ rõ ràng” được dựa trên lời nói, hành vi, sự kiện khách quan của một bên khi chuẩn bị thực hiện hợp đồng khiến bên kia cho rằng sẽ có vi phạm cơ bản xảy ra khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ.”

Thứ ba, bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước

Trên cơ sở phân tích cụ thể tại Chương này, chế tài hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước chưa được quy định trong LTM. LTM 2005 chỉ bước đầu ghi nhận một nội dung về loại vi phạm này tại Điều 313(2) và chỉ áp dụng đối với hợp đồng giao hàng, cung cấp dịch vụ từng phần. Đối với loại hợp đồng phổ biến hơn là hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ một lần thì LTM 2005 chỉ cho phép hủy bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản hoặc theo thỏa thuận. Chính vì vậy, việc quy định chế tài hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước là cần thiết để điều chỉnh bao quát hơn về các trường hợp bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng. Thêm vào đó, vì tính chất nghiêm trọng của vi phạm dự đoán trước nên việc hủy bỏ hợp đồng phải được áp dụng đối với toàn bộ hợp đồng, một bên không được quyền lựa chọn hủy bỏ một phần hợp đồng trong khi vẫn buộc bên kia thực hiện phần hợp đồng không bị hủy bỏ. Đồng thời, vị trí điều khoản có thể đặt giữa Điều 312 và 313 LTM để tạo thành một kết cấu chặt chẽ giữa các chế tài với nhau. Từ những nhận thức đó, tác giả đề xuất bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước thành

khoản 1 Điều 312b (mới) vào Luật Thương mại như sau:

Điều 312b: Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước

1. Một bên có quyền hủy bỏ toàn bộ hợp đồng nếu có cơ sở để kết luận rằng bên kia có hành vi vi phạm dự đoán trước.”

Kết luận Chƣơng 2

Trong thương mại quốc tế, không thể tránh khỏi các tình huống phát sinh dẫn đến các vấn đề trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của một bên. Nếu một bên có những căn cứ khẳng định rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạn thì việc duy trì hiệu lực hợp đồng sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, trong những tình huống như vậy, CISG trao cho các chủ thể trong hợp đồng, dựa trên mức độ vi phạm, có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

Pháp luật Việt Nam đã có một số quy định liên quan đến vi phạm dự đoán trước và các biện pháp khắc phục tương ứng, tuy nhiên, các quy định này chưa mang tính bao quát và liên hệ lẫn nhau. Do vậy, thực tiễn áp dụng các quy định về vi phạm dự đoán trước chưa đạt được hiệu quả. Chính vì vậy, việc quy định cụ thể về khái niệm vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước (áp dụng với hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ một lần) là cần thiết để đảm bảo tính phổ quát của LTM.

CHƢƠNG 3: NGHĨA VỤ THÔNG BÁO VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA BIỆN PHÁP HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

THEO CÔNG ƢỚC VIÊN NĂM 1980 – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1 Nghĩa vụ thông báo khi áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980

Khi có đủ bằng chứng về sự rõ ràng một bên sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên dự định hủy bỏ hợp đồng phải gửi thông báo cho bên kia để thể hiện ý định hủy bỏ hợp đồng và cho phép bên đó cung cấp bảo đảm đầy đủ cho khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đến thời hạn hợp đồng. Quy định này cần thiết cho cả hai bên trong hợp đồng với hai mục đích chính. Thứ nhất, đối với bên có ý định hủy bỏ hợp đồng, thủ tục thông báo hỗ trợ nhận định về căn cứ “rõ ràng” sẽ xảy ra vi phạm cơ bản của bên có ý định hủy bỏ hợp đồng là chính xác, từ đó, loại bỏ rủi ro pháp lý phát sinh do tuyên bố hủy bỏ hợp đồng không hợp lệ. Thứ hai, đối với bên bị cáo buộc vi phạm nghĩa vụ, thủ tục thông báo tạo cơ hội để bên đó chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, qua đó, ngăn chặn việc tuyên bố hủy bỏ hợp đồng vội vàng của bên kia. Một lưu ý rằng, để tránh nhầm lẫn, thủ tục thông báo về ý định hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72(2) CISG không đồng nhất với thủ tục thông báo hủy bỏ hợp đồng theo Điều 26 CISG. Nội dung phần này sẽ tập trung phân tích về thủ tục thông báo về ý định hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72(2) CISG.

Về nghĩa vụ thông báo, Điều 72(2) CISG quy định: “Nếu có đủ thời gian, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải gửi một thông báo cho bên kia một cách hợp lý để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình”.

Trong lịch sử soạn thảo Điều 63 (tương ứng Điều 72 CISG) không có quy định về nghĩa vụ thông báo khi một bên dự định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn.90 Đoạn (2) và (3) đã được thêm vào Điều 72 tại Hội nghị Ngoại giao91. Trong cuộc thảo luận về Điều 71, các nước đang phát triển bày tỏ mối quan tâm chủ yếu đến sức mạnh của biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng có thể bị lạm dụng. Họ coi việc cho phép một bên tiến hành trực tiếp biện

90 Comentary 1 Secretariat Commentary Art. 72, nguồn https://iicl.law.pace.edu/cisg/page/article-72- secretariat-commentary-closest-counterpart-official-commentary, truy cập lần cuối 26/5/2021.

91 Trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tại cuộc họp lần thứ 38 của Ủy ban thứ nhất (First Committee) ngày 07 tháng 4 năm 1980, các nước đã biểu quyết thông qua về khoản 2 và 3 được bổ sung vào Điều 63 (tương ứng với khoản 2 và 3 Điều 72 CISG) với yêu cầu chỉnh sửa lại một số nội dung. Xem thêm United Nations (1991), United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods – Official Records, New York, tr.433.

pháp hủy bỏ hợp đồng là quá nghiêm khắc đối với bên vi phạm. Nếu không có thông báo, bên vi phạm sẽ bị tước đi cơ hội đưa ra các bảo đảm đầy đủ và do đó bị từ chối cơ hội ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng phát sinh từ việc hủy bỏ hoàn toàn hợp đồng.92 Chính vì vậy, việc bổ sung các đoạn (2) và (3) của Điều 72 là một phần của sự thỏa hiệp được phát triển bởi một nhóm vụ việc đặc biệt liên quan đến cả Điều 71 và 72.93

Việc thông báo của bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo CISG bao gồm các yếu tố chủ yếu sau: (i) Thời hạn thông báo; (ii) Hình thức thông báo; (iii) Nội dung thông báo.

3.1.1 Thời hạn thông báo

Điều 72(2) CISG quy định bên dự định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu có đủ thời gian phải gửi thông báo về ý định hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ cho bên kia. Để hiểu như thế nào về khái niệm “có đủ thời gian” thì CISG không định nghĩa một cách cụ thể. Việc xem xét “có đủ thời gian” hay “thời hạn hợp lý” sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Quy định này được các nhà soạn thảo CISG đưa ra trong bối cảnh các phương thức giao tiếp điện tử chưa phổ biến tại thời điểm soạn thảo. Vì vậy, có sự lo ngại về thời gian trong việc gửi thông báo cho bên kia sẽ ảnh hưởng đến quyền được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Đặc biệt đối với các hợp đồng thương mại quốc tế giữa các quốc gia, việc giao tiếp, trao đổi bằng các phương tiện thông tin còn có sự hạn chế lớn về khoảng cách địa lý và thời gian. Nhiều vấn đề có thể cản trở một hợp đồng quốc tế hơn là một hợp đồng trong nước: chiến tranh, cấm vận, kiểm soát hối đoái và thiên tai là những sự kiện ngoài tầm kiểm soát của một bên có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.

Đối lập với quan điểm này, đại diện Trung Quốc và một số nước đề nghị xóa bỏ cụm từ “có đủ thời gian” vì quan ngại điều này có thể bị lạm dụng. Các bên sẽ luôn tìm ra một số lý do chính đáng cho những trường hợp cụ thể đòi hỏi hành động nhanh chóng để không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo như: bên này không thể liên hệ với bên kia; cần phải mua một nguồn cung cấp khác để đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng khác; giảm thiểu thiệt hại; đáp ứng thời hạn quan trọng,...94 Tuy nhiên,

92 M. Gilbey Strub, tlđd (23), tr.490. 93 John O. Honnold, tlđd (44), tr.440. 94 M. Gilbey Strub, tlđd (23), tr.499.

trong cuộc bỏ phiếu, đề xuất này đã không được thông qua.95 Vì CISG vẫn giữ nguyên cụm từ “có đủ thời gian” nên trong một số trường hợp, có thể xảy ra tình huống việc gửi thông báo về ý định hủy bỏ hợp đồng được xem là không bắt buộc nếu khoảng thời gian giữa thời điểm mà thông báo đã được đưa ra và hết thời gian thực hiện sẽ quá ngắn để người nhận thông báo cung cấp đảm bảo đầy đủ việc thực hiện theo Điều 72(2) CISG. Nói cách khác, việc thông báo cho bên kia là không cần thiết trong trường hợp ngày giao hàng quá gần đến mức không thể cung cấp kịp thời sự đảm bảo đầy đủ. Bởi lẽ “mục đích của yêu cầu thông báo là cho phép bên kia cung cấp sự đảm bảo đầy đủ về việc thực hiện của mình. Nếu điều đó trở nên không thể, thì nghĩa vụ thông báo là không cần thiết”.96 Vì vậy, trong trường hợp đặc biệt, nghĩa vụ thông báo là không bắt buộc khi thời gian không đủ để bên nhận thông báo cung cấp bảo đảm đầy đủ.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, khó có thể hình dung rằng thời gian sẽ không cho phép việc gửi thông báo cho bên kia về việc hủy bỏ hợp đồng. Các phương thức giao tiếp hiện đại sẽ cho phép gửi và nhận thông báo cho bên kia mà không gặp nhiều trở ngại về thời gian và khoảng cách địa lý. Vì vậy, những trường hợp thời gian không cho phép gửi thông báo hợp lý theo Điều 72(2) CISG dường như không thể phát sinh thường xuyên. Thêm vào đó, trong mọi trường hợp, một thông báo ngay sẽ phù hợp với nguyên tắc thiện chí và tập quán thương mại, do đó, sẽ làm giảm các rủi ro khi đưa ra tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy, cụm từ “nếu có đủ thời gian” tại Điều 72(2) CISG chỉ còn mang tính chất “lịch sử”, các bên khó có thể viện dẫn lí do thời gian không cho phép để không gửi thông báo về dự định tuyên bố hủy hợp đồng và yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ cho bên kia.

Như vậy, khi một bên có ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên kia được biết theo Điều 72(2) CISG. Thông báo này giúp cho bên vi phạm biết được ý định của bên kia, đồng thời, hỗ trợ bên vi phạm chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, tránh việc hủy bỏ hợp đồng bị hủy bỏ một cách tùy tiện. Ngoài ra, nghĩa vụ thông báo còn giúp các bên xác nhận tình trạng hiệu lực của hợp đồng để xử lý hợp đồng một cách nhanh chóng hơn, góp phần hạn chế thiệt hại có thể xảy ra cho cả hai bên.

3.1.2 Hình thức thông báo

95

United Nations (1991), United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods – Official Records, tlđd (93), tr.433.

96

Hình thức của thông báo là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của thông báo, giúp thông tin được truyền từ người thông báo đến người nhận thông báo. Một số hình thức thông báo thông dụng như: văn bản, fax, email, điện thoại, lời nói trực tiếp… CISG không quy định cụ thể về hình thức của thông báo, tuy nhiên, tại Điều 27 CISG đưa ra nguyên tắc thông báo phải được thực hiện “bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh”. “Thích hợp với hoàn cảnh” sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của các bên. Trong điều kiện bình thường, có thể có nhiều hình thức để các bên liên lạc với nhau, miễn là hình thức đó phù hợp và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp, thì một hình thức thông báo phù hợp phải đáp ứng được yêu cầu “truyền thông tin ngay lập tức” cho bên nhận, khi đó, hình thức thông báo trong điều kiện bình thường có thể không phù hợp trong trường hợp này. Ví dụ, một thông báo trong điều kiện bình thường được các bên gửi bằng

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55)