Tính chất “rõ ràng” của vi phạm cơ bản đối với hợp đồng giao hàng

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 41)

một lần

Điều 72(1) CISG quy định “thấy rõ ràng rằng” (it is clear that) một bên sẽ gây ra vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Căn cứ để một bên huỷ bỏ hợp đồng phải mang tính rõ ràng, cụ thể và có thể kết luận rằng vi phạm ấy sẽ dẫn đến một vi phạm cơ bản. Sự nghi ngờ của một bên rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng phải được căn cứ từ những sự kiện khách quan, vì vậy, một nghi ngờ dựa trên sự lo sợ chủ quan của một bên không đáp ứng được yêu cầu “rõ ràng” theo Điều 72 CISG.55

CISG sử dụng định nghĩa

tin rằng không thể tin cậy vào việc thực hiện hợp đồng trong tương lai; (v) Trong trường hợp hủy hợp đồng, bên có nghĩa vụ có thể sẽ phải chịu những tổn thất quá mức do sự chuẩn bị hoặc việc thực hiện hợp đồng.”

55

mang tính định tính hơn là định lượng, do đó, tuỳ thuộc vào nhận định của cơ quan tài phán sẽ xem xét rằng trong từng trường hợp cụ thể, vi phạm ấy có dễ dàng kết luận sẽ xảy ra vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hay không. Trong vụ Trio Roofing Systems Inc. v. Atlas Corp56, Thẩm phán Belleghem của Tòa án Công lý Tối cao Ontario nhận định rằng: “Vi phạm dự đoán trước có thể xảy ra khi một bên, bằng ngôn ngữ hoặc hành vi rõ ràng, hoặc là một vấn đề liên quan đến những gì anh ta đã nói hoặc làm, từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình trước khi đến hạn. Những gì phải được thể hiện trước khi vi phạm như vậy được cho là xảy ra đã được Lord Alverstone tuyên bố trong một vụ án ở Anh, được trích dẫn và dựa trên Walsh J. của Tòa án Tối cao Alberta trong Reed kiện McVeigh: Hành vi của bên phá vỡ hợp đồng khiến bên kia có quyền kết luận rằng bên vi phạm hợp đồng không còn có ý định bị ràng buộc bởi các điều khoản của nó ....”

Tại Bản bình luận về CISG của Hội đồng thư ký UNCITRAL cũng nêu ra ba trường hợp được xem là “rõ ràng” đối với vi phạm dự đoán trước: (i) do những lời nói hoặc hành động của bên đó cấu thành sự từ chối hợp đồng; hoặc (ii) do thực tế khách quan như việc nhà máy của người bán bị cháy hoặc lệnh cấm vận, kiểm soát tiền tệ57; (iii) Việc một bên không đưa ra những bảo đảm đầy đủ chứng minh rằng họ sẽ thực hiện khi được yêu cầu theo điều 62 (3) [dự thảo của điều 71 (3) CISG] có thể xác định “rõ ràng” rằng bên đó sẽ vi phạm cơ bản.58 Chẳng hạn, trong vụ

Downs Investments và Perwaja Steel,59 theo hợp đồng, bên mua phải mở một thư tín dụng không thể hủy ngang (L/C)60 cho bên bán hưởng đã được yêu cầu trước khi giao hàng. Bên mua không cung cấp được thư tín dụng theo yêu cầu của bên bán khi nhận được thông báo do sự thay đổi về mặt quản trị của công ty. Vì vậy, bên bán đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Tòa án cho rằng việc không cung cấp thư tín dụng trong các trường hợp này là do người mua không thể đáp ứng “nghĩa vụ thanh

56Trio Roofing Systems Inc. v. Atlas Corp., 2004 CarswellOnt 770, nguồn: http://lsblaw.com/wp- content/uploads/2016/02/trio-roofing-systems-vs-atlas-corp.pdf, truy cập lần cuối 09/5/2021.

57

Những yếu tố này khách quan như nhà xưởng của bên bán bị cháy hay sự áp đặt lệnh cấm vận hoặc kiểm soát tiền tệ sẽ làm cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên trong tương lai là không thể. Mặc dù việc áp dụng lệnh cấm vận hoặc kiểm soát tiền tệ không làm mất quyền hủy hợp đồng của bên kia theo Điều 72, nhưng bên không thực hiện nghĩa vụ có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 79 CISG.

58

Comentary 2, Secretariat Commentary Art. 72, nguồn https://iicl.law.pace.edu/cisg/page/article-72- secretariat-commentary-closest-counterpart-official-commentary Truy cập lần cuối 26/5/2021.

59 Xem tình tiết vụ kiện và phán quyết tại https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/australia-november-17-2000-

supreme-court-downs-investments-pty-ltd-acn-010-729-567, truy cập lần cuối 09/6/2021.

60

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp. Xem thêm: International Chamber of Commerce (2007), The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (UCP 600).

toán” của hàng hóa theo ý nghĩa của Điều 54 CISG. Từ đó cấu thành một sự vi phạm cơ bản theo nghĩa của Điều 25 và cho phép bên bán được quyền hủy hợp đồng theo Điều 64 (1)(a) CISG. Ngoài ra, Tòa án cũng xem xét việc áp dụng Điều 72 CISG và kết luận rằng, nếu trước khi thực hiện hợp đồng, rõ ràng là một trong các bên sẽ vi phạm cơ bản, bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng. Trong giao dịch thương mại quốc tế, việc mở thư tín dụng L/C là phương thức được các bên sử dụng phổ biến để bảo đảm khả năng thanh toán của bên mua trước khi bên bán giao hàng. Vì vậy, việc bên mua không thể mở thư tín dụng L/C như yêu cầu trong hợp đồng cũng đủ rõ ràng về việc bên mua không đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán của mình, mặc dù nghĩa vụ thanh toán của bên mua vẫn chưa đến hạn.

Trong một phán quyết năm 1992 của Tòa án quận Landgericht, Berlin (Đức)61 đã đưa ra quan điểm được nhiều học giả ủng hộ về tiêu chuẩn của sự “rõ ràng”

được yêu cầu theo Điều 72 CISG. Tòa án đã định nghĩa từ “rõ ràng” (offensichtlich) về các xác suất mà một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Tòa án tuyên bố rằng sự “rõ ràng” yêu cầu xác suất rất cao là bắt buộc, nhưng điều đó không có nghĩa là một xác suất gần như đạt đến sự chắc chắn tuyệt đối.62

Hay nói cách khác, mức độ “rõ ràng” về khả năng xảy ra vi phạm là một xác suất rất cao sẽ xảy ra vi phạm cơ bản chứ không yêu cầu một mức độ chắc chắn tuyệt đối.63

Tham khảo phần bình luận của Điều 7.3.3 PICC cũng giải thích thêm về sự

“rõ ràng” của một vi phạm dự đoán trước: khả năng vi phạm hợp đồng cần được chứng minh một cách rõ ràng; mọi nghi ngờ đơn thuần, kể cả khi có căn cứ tốt cũng chưa được coi là đầy đủ. Ngoài ra, bên muốn chấm dứt hợp đồng cũng cần phải chứng minh rằng việc vi phạm là cơ bản…64

CISG không liệt kê các trường hợp được xem là “rõ ràng” hay cung cấp cơ sở để xác định sự chắc chắn rằng một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Tương tự, Điều 7.3.3 PICC cũng không hỗ trợ về vấn đề này vì nó sử dụng chính xác thuật ngữ tương tự như Điều 72 CISG. Phần bình luận Điều 7.3.3 PICC cũng chỉ cung cấp một trường hợp nhỏ về sự đầy đủ của từ “rõ ràng”. Trong thực tiễn xét xử, một số trường hợp cũng được xem là “rõ ràng” cho một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra như: người bán chậm

61 Germany 30 September 1992 Landgericht District Court Berlin; Dẫn theo: Sieg Eiselen, tlđd (53).

62 Sieg Eiselen, tlđd (53).

63 UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (2016 Edition), tr.324.

64 Viện thống nhất tư pháp Quốc tế - Lê Nết (dịch) (1999), Những nguyên tắc hợp đồng Thương mại Quốc tế, Nxb. Tp Hồ Chí Minh.

giao mẫu quần áo theo mùa cho người mua để chọn mẫu65; người mua chưa thanh toán tiền nợ cho các hợp đồng trước đó66; người mua không cung cấp bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ trước đó67…

2.1.1.3 Tính chất “rõ ràng” của vi phạm cơ bản đối với hợp đồng giao hàng từng phần từng phần

Điều 73(2) CISG quy định: “Nếu việc một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm cơ bản đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý”. Khoản 2 giải quyết tình huống một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào cho bên kia cơ sở xác đáng để kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với các lô hàng trong tương lai. Khi đó, một bên có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng “trong tương lai”, tức là đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai. Khác với Điều 72 CISG không nêu rõ các trường hợp có thể dẫn đến kết luận “rõ ràng” rằng một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Điều 73(2) CISG yêu cầu một vi phạm cơ bản tiềm tàng được suy ra từ vi phạm thực tế trong các hợp đồng từng phần trước đó. Ví dụ, việc bên mua không thanh toán tiền hàng của các đợt giao hàng trước đủ căn cứ cho bên bán nghi ngờ khả năng thanh toán của bên mua, từ đó, bên bán có quyền giữ lại các đợt giao hàng trong tương lai và yêu cầu bảo đảm thanh toán từ bên bán. Nếu yêu cầu không được đáp ứng, bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng đối với các đợt giao hàng trong tương lai đó.

Thêm vào đó, khả năng xảy ra vi phạm cơ bản không bắt buộc phải “rõ ràng” như quy định tại Điều 72 CISG. Thuật ngữ “có cơ sở xác đáng để kết luận” (good grounds to conclude) đặt ra một tiêu chuẩn thấp hơn và ít chủ quan hơn so với tiêu chuẩn “rõ ràng” (it is clear that) sẽ xảy ra vi phạm cơ bản của Điều 72 CISG.68 Có thể nhận thấy, Điều 73(2) CISG căn cứ trên vi phạm thực tế của một bên đối với từng phần trong hợp đồng làm cơ sở cho giả định rằng một hành vi vi phạm cơ bản

65 Xem tình tiết vụ kiện và phán quyết tại www.unilex.info/cisg/case/463, truy cập lần cuối 09/6/2021. 66

Xem tình tiết vụ kiện và phán quyết tại https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/germany-lg-aachen-lg- landgericht-district-court-german-case-citations-do-not-identify-22, truy cập lần cuối 09/6/2021.

67 Xem tình tiết vụ kiện và phán quyết tại https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/germany-january-14-1994- oberlandesgericht-court-appeal-german-case-citations-do-not, truy cập lần cuối 09/6/2021.

68

sẽ xảy ra có phần “đáng tin cậy” hơn so với sự suy luận dựa trên những hành động hoặc lời nói của một bên theo Điều 72 CISG.

Một lưu ý rằng, Điều 73(2) CISG không được xem xét theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm đã xảy ra.69

Điều này có nghĩa rằng hành vi vi phạm không nhất thiết phải cấu thành vi phạm cơ bản. Bởi lẽ hành vi vi phạm phải dẫn tới một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai, nếu hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản thì một bên có quyền áp dụng các quy định về hủy bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản ngay lập tức. Trong nhiều hoàn cảnh xảy ra vi phạm, có thể vi phạm đó không cấu thành một vi phạm cơ bản, tuy nhiên, tập hợp chuỗi hành vi như vậy trong một khoảng thời gian, có thể cung cấp cơ sở hợp lý để kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra.70

Đồng thời, việc tuyên bố hủy bỏ hợp đồng yêu cầu phải được thực hiện “trong một thời gian hợp lý” kể từ khi xảy ra hành vi vi phạm. Sự “hợp lý” về mặt thời gian phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu và khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến khi một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Việc xác định “thời gian hợp lý” nên được tính toán trong mối quan hệ giữa các lần giao hàng với nhau.71

Như vậy, theo Điều 73(2) CISG, tiêu chuẩn về sự “rõ ràng” của vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với hợp đồng giao hàng từng phần ít khắc khe và linh hoạt hơn so với Điều 72 CISG. Đồng thời, hành vi vi phạm cơ bản tiềm tàng có thể được suy luận dựa trên một hoặc một số hành vi vi phạm thực tế đối với các đợt giao hàng trước đó.

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 41)