Căn cứ một bên tuyên bố sẽ không thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 45)

Tại Điều 72(3) CISG quy định: “Các quy định của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình”.

Sự tuyên bố của một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình ngay lập tức tạo cho bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72(1), (3) CISG. Một số quan điểm cho rằng một lời từ chối bằng lời nói không làm cho khả năng xảy ra vi phạm cơ bản trong tương lai hoàn toàn rõ ràng vì bên từ chối luôn có thể thay đổi ý

69 Secretariat Commentary Article 73, nguồn https://iicl.law.pace.edu/cisg/page/article-73-secretariat- commentary-closest-counterpart-official-commentary, truy cập lần cuối 15/6/2021.

70

Trevor Bennett (1987), Bianca-Bonell Commentary on the International Sales Law, Giuffrè: Milan Pub., tr. 534, xem thêm: https://iicl.law.pace.edu/cisg/scholarly-writings/comments-article-73-bianca-bonell- commentary, truy cập lần cuối 04/6/2021.

71

kiến.72 Tuy nhiên, theo lý thuyết “lời hứa ngụ ý” đã được Lord Campbell đã khái quát và phát triển học thuyết vi phạm dự đoán trước thì lời từ chối tự nó đã mâu thuẫn với lời hứa khi giao kết hợp đồng. Trong vụ Warburton v Storr73, Thẩm phán Abbott CJ nhận xét một quy tắc của pháp luật rằng “nếu một bên giao ước thực hiện một điều nào đó và sau đó, bằng hành động của chính mình, không cho phép [bản thân] thực hiện điều đó, thì điều đó tự nó đã vi phạm giao ước”. Mặt khác, khi lời từ chối được đưa ra bởi một bên thì rõ ràng bên đó đã có ý định về việc không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong trường hợp không có “ý định” cần thiết, vi phạm dự đoán trước không thể xảy ra.74 Chính vì vậy, bên còn lại có quyền nghi ngờ về khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên từ chối, do đó, nếu buộc một bên phải chờ đợi trong trạng thái không chắc chắn mà không có biện pháp khắc phục là bất lợi cho bên đó. Vì vậy, cần phải xem tuyên bố của một bên rằng bên đó sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình là lời tuyên bố cuối cùng và không thể rút lại. Quy định về trường hợp một bên có quyền áp dụng ngay biện pháp hủy bỏ hợp đồng mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo là hợp lý vì căn cứ của việc hủy bỏ hợp đồng là rất “rõ ràng” dựa trên ý chí của bên tuyên bố. Xuất phát từ nghĩa vụ hạn chế tổn thất theo Điều 77 CISG, một bên đã có căn cứ chắc chắn là bên kia sẽ vi phạm hợp đồng, thì việc tiếp tục bị ràng buộc bởi hợp đồng mà không có biện pháp nào khác sẽ gây thiệt hại lớn hơn và ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị vi phạm. Vì thế, việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất xảy ra cũng thể hiện nguyên tắc thiện chí trong giao kết hợp đồng. Theo đó, việc hủy bỏ hợp đồng càng sớm sẽ giúp bên sẽ bị vi phạm thoát khỏi nghĩa vụ theo hợp đồng và có thể xử lý hợp đồng ngay mà không để xảy ra thiệt hại hoặc hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra.

Thêm vào đó, vì tính chất “rõ ràng” của căn cứ hủy hợp đồng trước hạn mà Điều 72(3) CISG không đặt ra yêu cầu bên tuyên bố hủy hợp đồng phải thực hiện thủ tục thông báo về ý định hủy hợp đồng và yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ theo Điều 72(2) CISG. Bởi lẽ mục đích của thông báo nhằm yêu cầu bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu bên kia đã tuyên bố rõ ràng sẽ không thực hiện nghĩa vụ nữa thì việc thông báo là không cần thiết. Vì vậy, bên bị vi phạm không phải chờ xem liệu bên kia có thay đổi ý định hay không mà có thể gửi thông báo huỷ bỏ hợp đồng ngay lập tức. Trong trường hợp như vậy,

72

M. Gilbey Strub, tlđd (23), tr.497.

73 (1825) 4 B&C 103, 106; 107 ER 997, 998, Xem thêm Qiao Liu, tlđd (22), tr.574.

việc tuyên bố về việc không thực hiện hợp đồng dự đoán trước là không thể hủy bỏ.75

Ví dụ, trong vụ Compound fertilizer tại Ủy ban Trọng tài Kinh tế & Thương mại Quốc tế Trung Quốc CIETAC (PRC)76 bên mua (Trung Quốc) kí hợp đồng cung cấp 20.000 tấn phân bón N.P.K cho bên bán (Úc) quy định thời hạn giao hàng là trước ngày 15 tháng 6 năm 1994. Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng 6 năm 1994, bên bán đã gửi thông báo cho bên mua nêu rõ: “… Chúng tôi không thể giao hàng được. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm các nguồn khác, nhưng khả năng cao là khó tìm được hàng thay thế,... Vì những lý do trên, bên mua cần thu xếp trong trường hợp bên bán không giao hàng (bao gồm cả bảo lãnh ngân hàng, v.v.)”. Cùng ngày, bên mua đã thông báo cho bên bán “Vì không thể giao hàng theo Hợp đồng... Trên cơ sở kết quả không giao hàng, bên mua chính thức yêu cầu bên bán bồi thường cho các thiệt hại”. Vào ngày 3 tháng 6, bên bán đã gửi cho bên mua một lần nữa yêu cầu giải quyết vấn đề giao hàng theo điều khoản bất khả kháng. Cùng ngày, bên bán đã gửi thông báo cho bên mua để hủy L/C theo hợp đồng.

Trọng tài đã lập luận rằng: “Bản fax cho thấy rằng bên bán đã thể hiện rõ ràng rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Theo Điều 72(3) CISG, trong những trường hợp như vậy, bên dự định tuyên bố hủy hợp đồng không cần phải thông báo cho bên kia. Việc bên mua trả lời cho bên bán thể hiện nội dung bên mua không yêu cầu bên bán giao hàng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó, mặc dù các bên không sử dụng các từ “hủy bỏ hợp đồng” hoặc “tuyên bố hủy bỏ hợp đồng”, ý định của các bên để hủy hợp đồng là rõ ràng; Bên mua không cần chính thức tuyên bố hủy hợp đồng một lần nữa”. Trọng tài đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bên mua và ấn định khoản tiền bồi thường thiệt hại.

Đối với trường hợp trên, bên bị vi phạm đã thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của mình, nhưng, nếu bên bị vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và nếu bên kia thay đổi quyết định thì các bên vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đây được xem như bên bị vi phạm từ chối vi phạm dự đoán trước và duy trì việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Ngoài ra, trong các trường hợp khác, có thể xảy ra một số vấn đề liên quan đến sự rõ ràng một bên đã tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình. Một trường hợp thường xảy ra

75 Fritz Enderlein & Dietrich Maskow, tlđd (5), tr.293.

76 Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/china-january-30-1996- translation-available, truy cập lần cuối 09/6/2021.

là bên có nghĩa vụ muốn thoát khỏi hợp đồng sẽ tìm cách khiến bên kia tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, sau đó tuyên bố bên kia đã vi phạm nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ có lý do để hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, bên có nghĩa vụ sẽ gửi những thông báo khiến bên kia tin rằng bên có nghĩa vụ sẽ không thực hiện được hợp đồng, nhưng không thể hiện một cách rõ ràng. Nếu bên kia không đủ an tâm về khả năng thực hiện của bên có nghĩa vụ, họ có thể tin rằng bên có nghĩa vụ đã tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ và cố gắng tìm kiếm giao dịch thay thế. Ngay sau đó, bên có nghĩa vụ phủ nhận việc họ đã tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ và kiện ngược lại bên kia vì họ đã vi phạm hợp đồng. Một ví dụ cụ thể, giả sử rằng người bán trải qua một vụ nổ nhà máy, chi phí sản xuất của người bán đã tăng cao hơn giá hợp đồng. Trong một nỗ lực để thoát khỏi nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, người bán gửi một lá thư cho người mua nêu rõ: “Xin lưu ý rằng chúng tôi đang gặp khó khăn trong sản xuất và bây giờ tự hỏi liệu việc giao hàng vào ngày ấn định theo hợp đồng có thực tế hay không. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể”. 77 Thông báo này khiến người mua cảm thấy bất an và không chắc chắn người bán có thực hiện việc giao hàng đúng hạn hay không, và để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng khác, người mua đã tiến hành mua hàng hóa thay thế. Lúc này, người bán phủ nhận việc tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ và lập luận rằng người mua ký hợp đồng khác đã cấu thành hành vi vi phạm, do đó, giải phóng người bán khỏi nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi gian lận này có đạt được mục đích hay không phụ thuộc vào việc tòa án có cho rằng thông báo của người bán có cấu thành một hành vi từ chối hay không, nhưng bản thân sự không rõ ràng của nội dung thông báo làm cho kết quả phân xử không chắc chắn, và do đó tạo cơ hội cho một thỏa thuận giải quyết tranh chấp, trong đó người bán giảm trách nhiệm ban đầu của mình theo thỏa thuận.78

Một trường hợp khác, khi giá thị trường biến động quá mức, bên có nghĩa vụ gửi một thông báo ẩn ý rằng họ sẽ không thể thực hiện được nghĩa vụ. Sau đó, bên có nghĩa vụ đợi đến thời hạn ấn định cho việc thực hiện nghĩa vụ để xem xét việc thực hiện hợp đồng có lợi cho mình hay không. Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ có lợi thì bên có nghĩa vụ sẽ thoái thác việc tuyên bố theo thông báo kia. Nếu việc thực hiện hợp đồng bất lợi, bên đó sẽ việc dẫn việc thông báo không thực hiện nghĩa vụ từ trước và từ chối bồi thường đối với khoản thiệt hại gia tăng từ thời điểm tuyên bố (gửi thông báo) đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, người bán ký hợp

77 Robert E. Scott & Jody S. Kraus, tlđd (19), tr.797-798.

đồng với người mua 1000 tấn gạo, với giá 500 Đô la Mỹ/tấn, thời hạn giao hàng là ngày 01 tháng 12. Ngày 01 tháng 9, tức ba tháng trước thời hạn giao hàng, người bán gửi một thông báo với nội dung không rõ ràng về việc họ có thực hiện nghĩa vụ giao hàng hay không. Nếu giá thị trường thời điểm giao hàng không tăng hơn mức giá theo hợp đồng, người bán sẽ thực hiện hợp đồng và phủ nhận về việc họ không thực hiện nghĩa vụ như theo thông báo. Ngược lại, nếu giá thị trường tăng cao hơn giá hợp đồng, họ sẽ không thực hiện việc giao hàng và lập luận rằng họ đã thông báo sẽ không thực hiện nghĩa vụ vào tháng 9 khi họ gửi thông báo cho người mua. Do đó, người bán chỉ chịu trách nhiệm về sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường tại thời điểm thông báo, chứ không phải là chênh lệch lớn hơn giữa giá hợp đồng và giá thị trường cao hơn tại thời điểm thực hiện.

Tuy nhiên, những trường hợp như vậy hiếm khi xảy ra, đặc biệt là sự từ chối của một bên không thực hiện nghĩa vụ theo Điều 72(3) CISG phải mang tính khẳng định hơn là nghi vấn. Đồng thời, trong những trường hợp không rõ ràng như vậy, một bên có quyền yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ theo Điều 72(2) CISG để làm sáng tỏ những hoài nghi của mình.

Như vậy, việc một bên tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng làm phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước ngay lập tức cho bên bị vi phạm. Một tuyên bố hoặc hành vi thể hiện ý định hủy bỏ hợp đồng đòi hỏi tiêu chuẩn về sự rõ ràng là rất nghiêm ngặt. Đồng thời, nghĩa vụ thông báo về ý định hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ không bắt buộc khi một bên đã tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)