Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 30 - 34)

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai từ 28 – 37 tuần. Tất cả trẻ đẻ non đều chƣa có sự trƣởng thành về chức năng các cơ quan và sự thiếu hụt về dự trữ các chất trong cơ thể. Do vậy, khả năng nghi của trẻ đẻ non với môi trƣờng rất kém: trẻ dễ bị suy thở, hạ đƣờng huyết, hạ thân nhiệt, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và có nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê cho thấy: tỷ lệ tử vong thƣờng xảy ra cao nhất vào những giờ đầu, ngày đầu và tháng đầu sau đẻ. Vì vậy, vấn đề chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh non yếu phù hợp ngay từ phút đầu sau đẻ là rất quan trọng.

1.1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

- Đảm bảo cho sự thở của trẻ. - Trẻ phải đƣợc bú bằng sữa mẹ. - Đảm bảo đủ ấm.

- Điều kiện vệ sinh vô khuẩn.

1.2. Tiến hành chăm sóc

1.2.1.Nhận định

Hỏi và quan sát, đánh giá trẻ:

- Tuổi thai? Cân nặng của trẻ lúc sinh? - Trẻ vận động mạnh hay ít cử động?

- Trẻ thở đều không hay có cơn ngƣng thở ngắn.

- Các phản xạ bẩm sinh yếu hay chƣa có: phản xạ bú, phản xạ cầm nắm, phản xạ bắt chộp.

- Quan sát để phát hiện các đặc điểm về hình thể của trẻ, trẻ có cân nặng dƣới 2500g, các trẻ này thƣờng có da nhăn nheo, gầy gò.

24

Hình 4.1: Trẻ sơ sinh đẻ non

- Đánh giá chỉ số Apgar để phát hiện tình trạng ngạt sau khi đẻ.

Điểm 0 1 2

Nhịp tim Không có <100 lần/phút >100 lần/phút

Hô hấp không Giảm (mềm nhão) Khóc to

Trƣơng lực cơ Giảm (mềm nhão) Không đáp ứng Cử động tốt

Phản xạ (búng gan chân)

Không đáp ứng Tái nhợt Ho, hắt hơi

Màu da Tái nhợt Thân hồng, chi tím Hồng toàn thân Đánh giá sau 1 phút, 5 phút, 10 phút sau đẻ. Trẻ tốt đạt điểm tối đa là 10.

- Đánh giá điểm số APGAR sau 1 phút để xác định xem có cần hồi sức hay không?

 APGAR 7 - 10/1 phút: Tình trạng trẻ tốt, chỉ cần hút sạch nhớt ở mũi - hầu.

 APGAR 4 - 6/1 phút: Trẻ ngạt từ nhẹ đến trung bình. Hô hấp yếu, trƣơng lực cơ nhão, màu sắc da xanh đến tím nhƣng nhịp tim và kích thích phản xạ tốt. Cần đƣợc hồi sức.

 APGAR 0 - 3/1phút: Trẻ ngạt nặng, không khóc, không thở, mạch rốn không đập hoặc đập dƣới 80 lần/phút. Nhịp tim chậm đến không nghe đƣợc. Đáp ứng phản xạ yếu hay không có, phải hồi sức tích cực.

1.2.2. Một số chẩn đoán điều dưỡng

- Trẻ bị ngƣng thở do suy hô hấp. - Trẻ bị hạ thân nhiệt do non yếu.

25

1.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc

- Hồi sức sơ sinh nếu trẻ bị ngạt.

- Chống suy hô hấp (đặc biệt là các cơn ngƣng thở). - Đảm bảo đủ ấm.

- Phòng chống nhiễm trùng. - Nuôi dƣỡng tốt.

- Các chăm sóc thƣờng ngày nhƣ những trẻ sơ sinh đủ tháng.

1.2.4.Thực hiện kế hoạch chăm sóc

- Biện pháp hồi sức sau sinh và xử trí suy hô hấp:

 Hút đờm giải, tránh hít đờm nhớt sau đẻ: đặt trẻ nằm ngữa, kê gối dƣới vai làm thông khí đạo. Lau chất tiết ở họng, miệng bằng máy hút với áp lực nhẹ hoặc quả bóp cao su.

 Cho thở oxy qua xông mũi hoặc qua mặt nạ (mask) với liều lƣợng 0,5 – 1 lít/phút, cho trẻ thở ngắt quảng để tránh xơ hóa sau thủy tinh thể gây mù mắt (đẻ non).

 Hô hấp nhân tạo:

. Nếu có cơn ngƣng thở phải kích thích trẻ thở lại.

. Dùng phƣơng pháp thổi ngạt (miệng – miệng hoặc cả miệng và mũi). . Đặt nội khí quản, bóp bóng Ambu.

. Ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 ngón tay cái chồng lên nhau đặt vào 1/3 dƣới xƣơng ức, chếch bên trái, ấn nhịp vừa 40 – 60 lần/phút.

. Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim và kích thích trung tâm hô hấp. - Đảm bảo đủ ấm:

 Sử dụng đồ vải khô và nóng trên bàn hồi sinh, luôn giữ thân nhiệt trẻ 36,5 - 37˚C, nhiệt độ giảm <34˚C khả năng hồi phục rất khó khăn.

 Nhiệt độ thích hợp trong phòng nuôi trẻ non tháng là 28 – 32˚C, thoáng và tránh gió lùa.

 Quấn tả lót cho trẻ đủ ấm, cho trẻ nằm cạnh mẹ, sử dụng các dụng cụ sƣởi ấm hoặc dùng ngiệm pháp Kangoroo: đặt trẻ lên ngực mẹ, da của trẻ tiếp xúc trực tiếp lên da ngực mẹ, đầu gối trẻ ở giữa hai vú mẹ, sau đó mẹ mặc áo chùm lên trẻ và đắp chăn bên ngoài.

- Phòng chống nhiễm trùng:

 Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh cho trẻ khi mẹ chuyển dạ lâu, ối vỡ sớm, trẻ ngạt hít nƣớc ối lần phân su... cho uống các vitamin C, B1, B6 trong suốt thời kỳ sơ sinh. Vitamin A, D uống trong năm đầu.

 Dụng cụ dùng cho trẻ phải đảm bảo vô trùng, sạch sẽ.

 Nhân viên chăm sóc phải sạch sẽ, rửa tay trƣớc và sau khi chăm sóc trẻ để tránh lây chéo, vệ sinh lồng ấp sạch mỗi tuần mỗi lần.

26

 Thực hiện chăm sóc da, tắm trẻ, rốn, mắt cho trẻ đẻ non:

Chăm sóc rốn

 Rốn thƣờng rụng vào ngày thứ 5 – 7 sau đẻ, trẻ đẻ non rốn rụng muộn hơn. Trong thời gian rốn chƣa rụng phải thay băng rốn hàng ngày bằng băng đã đƣợc vô khuẩn, rửa rốn bằng cồn Iốt 1%.

 Sau khi rốn rụng cũng rửa bằng băng tẩm cồn, lau khô không làm ƣớt, bẩn rốn khi chƣa liền. Nếu rốn rụng quá muộn hay quá sớm hoặc rốn ƣớt, rốn có mủ cần đƣa trẻ đi khám ngay. Không nên bôi bất cứ thuốc gì vào rốn.

Chăm sóc da

 Ngày thứ nhất cần thấm khô và lau sạch lớp gây ở các nếp gấp cổ, bẹn, nách còn các vị trí khác chỉ cần thấm khô, tránh để mất lớp gây vì nó có tác dụng bảo vệ và dinh dƣỡng da, giữ nhiệt độ cơ thể và chống nhiễm khuẩn. Sang ngày thứ hai dùng khăn ấm và ƣớt lau hết các lớp gây trên da cho trẻ.

Tắm

 Cho trẻ tắm bằng nƣớc sạch và ấm khoảng 37 - 38˚C, phòng tắm kín và không có gió lùa, nhiệt độ phòng tắm khoảng 28 - 30˚C. Tắm bằng xà phòng trung tính, mỗi lần tắm không quá 5 phút, không nhúng trẻ vào chậu nƣớc, không làm ƣớt dây rốn và cuống rốn, sau khi tắm xong phải thay ngay băng rốn vô khuẩn cho trẻ.

Nhỏ mắt

 Rửa mắt bằng bông thấm nƣớc sôi nguội vô khuẩn, lau mỗi bên mắt rồi bỏ đi. Sau đó nhỏ mắt hằng ngày nhiều lần và sau mỗi lần tắm nhỏ mắt bằng dung dịch Cloramphenicol 4‰ hay bạc nitrat 1% trong 8 ngày đầu.

- Nuôi dƣỡng:

 Cung cấp đầy đủ năng lƣợng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nếu trẻ không tự bú đƣợc do quá yếu hoặc phản xạ mút kém, vắt sữa cho ăn từng thìa một. Nếu trẻ không nuốt đƣợc cho ăn qua sonde. Cho trẻ ăn từ 8 – 10 bữa/ngày, số lƣợng tăng dần.

Bảng 4.1: Bảng số lƣợng sữa cần thiết của bữa ăn theo cân nặng lúc đẻ cho một trẻ đẻ non

P sinh Ngày đầu (cho mỗi bữa ăn)

Số sữa tăng sau mỗi ngày

Lƣợng sữa tối đa ở ngày thứ 10

Dƣới 1400g 4 ml 4 ml 40 ml

1400-1800g 6 ml 6 ml 60 ml

27

 Có thể tăng cƣờng một số loại vitamin và muối khoáng: vitamin K, C, A, D.

1.2.5. Đánh giá

- Dựa vào bảng chỉ số Apgar để xem tình trạng ngạt có cải thiện không?

- Theo dõi qua bảng dấu hiệu sinh tồn để xem có trở lại bình thƣờng và ổn định không?

- Trẻ bú có tốt hơn không?

- Cân trẻ hằng ngày để lƣợng giá việc nuôi dƣỡng.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)