C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Các loại thức ăn bổ sung
Hiện nay, WHO nghiên cứu về dinh dƣỡng đã thống nhất các loại thức ăn bổ sung cho trẻ em đƣợc biểu thị theo một ô vuông thức ăn, trung tâm ô vuông là sữa mẹ, 4 ô vuông nhỏ bao gồm các loại thức ăn sau đây:
Thức ăn cơ bản: Thức ăn giàu đạm: Ngũ cốc, khoai củ Thịt động vật – các loại đậu
SỮA MẸ
Thức ăn giàu muối khoáng và vitamin: Thức ăn giàu năng lƣợng: Rau xanh và trái cây Dầu, vừng, lạc, mỡ, đƣờng mía
Những thức ăn bổ sung tốt là thức ăn:
- Giàu năng lƣợng, protein và các vi chất dinh dƣỡng. - Sạch và an toàn:
Không có tác nhân gây bệnh.
Không có các hóa chất có hại hoặc các chất độc.
Không có xƣơng hoặc miếng cứng có thể gây tổn thƣơng cho trẻ. - Không quá nóng.
- Không quá cay, mặn. - Dễ ăn, dễ nấu đối với trẻ. - Trẻ thích ăn.
57 - Có sẵn tại địa phƣơng với giá cả phù hợp.
1.1. Thức ăn cơ bản
- Gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn... đặc biệt khoai tây có hàm lƣợng protein cao. Nhóm thức ăn này cung cấp nguồn nhiệt chính và glucid từ tinh bột. Khi dùng nên chế biến dƣới dạng bột cho trẻ em dễ hấp thu.
1.2. Thức ăn cung cấp protein: gồm protiein động vật và protein thực vật.
- Protein động vật là protein có nguồn gốc từ động vật nhƣ sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua... có giá trị dinh dƣỡng cao vì có đầy đủ acid amin cần thiết. Trong các loại thức ăn này, dễ hấp thu nhất đối với trẻ em là sữa, sau đó là cá, tôm, rồi đến thịt, trứng. Tỷ lệ chất đạm trong các loại động vật cũng khác nhau: cao nhất là thịt cóc với tỷ lệ là 34% chất đạm, sau đó đến thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thịt ếch với hàm lƣợng khoảng 18 – 22%. Các loại cá cũng có tỷ lệ đạm không giống nhau: các loại cá có màu sẩm nhƣ cá quả, cá rô, cá trê... có hàm lƣợng đạm cao hơn các loại cá có màu trắng nhƣ cá giếc, cá mè, cá chép, cá trôi. Tỷ lệ đạm của các loại cá dao động trong khoảng 14 – 18%. Trứng gà, trứng vịt có lƣợng protein 13 – 15%, trong đó 45% lƣợng protein có trong lòng trắng trứng. Khả năng tiêu hóa trứng phụ thuộc vào cách chế biến, trứng dễ tiêu hóa nhất là cách chế biến trứng vừa chín tới.
- Protein thực vật nhƣ đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ... trong đó đậu nành có hàm lƣợng protid và lipid cao nhất. Dùng đậu nành chế biến dƣới dạng sữa, bột đậu nành, đậu phụ cho trẻ ăn.
1.3. Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng
- Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng vô cùng phong phú. Các loại quả có màu vàng, đỏ nhƣ đu đủ, xoài, gấc, cà rốt... chứa nhiều vitamin A, các loại nhƣ cam, rau ngót, rau dền, rau muống chứa nhiều caroten (tiền vitamin A). Tuy vậy, nếu các loại rau quả để lâu hoặc nấu chín thì hầu nhƣ không còn giữ đƣợc các vitamin. Kali là chất có nhiều trong đậu tƣơng, đậu xanh, khoai tây, cùi dừa... Ngoài ra, với lƣợng chất xơ khá nhiều trong rau quả, đây là loại thức ăn có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống táo bón.
1.4. Thức ăn cung cấp năng lƣợng: gồm lipid thực vật và lipid động vật.
- Lipid thực vật nhƣ dầu oliu, dầu lạc, vừng... có giá trị dinh dƣỡng cao hơn vì chúng chứa nhiều acid béo không no, tan trong nhiệt độ thấp, có hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K và dễ hấp thu.
- Lipid động vật nhƣ mỡ lợn, mỡ bò, mỡ trâu, bơ là lipid cho nhiều năng lƣợng (1gam = 9Kcal), ngoài ra còn có dầu cá thu.