Phƣơng pháp nuôi con bằng sữa mẹ

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 53)

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

4. Phƣơng pháp nuôi con bằng sữa mẹ

4.1. Các hình thái nuôi con bằng sữa mẹ

- Bú hoàn toàn: không cho trẻ một đồ ăn hoặc thức uống nào ngay cả nƣớc (trừ thuốc và vitamin hoặc những giọt nƣớc khoáng, sữa mẹ đã đƣợc vắt ra).

- Bú mẹ chủ yếu: nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhƣng cũng có thêm một ít nƣớc hoặc đồ uống khác.

- Bú mẹ một phần: cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa ăn nhân tạo (khi trẻ trên 4 tháng tuổi).

4.2. Những trƣờng hợp không nên nuôi con bằng sữa mẹ

Chỉ tƣ vấn không nên nuôi con bằng sữa mẹ trong những trƣờng hợp sau:

 Mẹ bị nhiễm HIV/AIDS: trẻ bú mẹ có thể bị lây nhiễm do đó bà mẹ không nên cho con bú. Trong trƣờng hợp gia đình quá túng thiếu không thể nuôi con bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nếu nguy cơ trẻ có thể bị chết vì suy dinh dƣỡng thì vẫn cần khuyên bà mẹ cho con bú.

47

 Các bà mẹ bị suy tim, lao phổi nặng hoặc bệnh gan đang tiến triển cũng nên không nên cho con bú vì nguy cơ cho cả mẹ và con.

 Các bà mẹ đang điều trị các thuốc chống ung thƣ, thuốc điều trị động kinh, tâm thần, thuốc gây nghiện cũng không nên cho con bú.

4.3. Kỹ thuật cho con bú

- Sau khi sinh cho trẻ bú càng sớm càng tốt, không nên cách ly giữa mẹ và con, kể cả trẻ đẻ non, đẻ yếu.

- Nên cho trẻ bú khi đói, cho trẻ bú ở môi trƣờng khô ráo, trẻ không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Mẹ rửa tay sạch và lau núm vú trƣớc khi cho trẻ bú.

- Giữ trẻ ở tƣ thế thoải mái và dễ chịu: mẹ có thể nằm nghiêng một bên hoặc ngồi trên một ghế thấp có lƣng và tay tựa, có dụng cụ thấp để nâng chân và gối. Mẹ bế trẻ và nâng lên trên một cẳng tay và bàn tay, giữ mặt trẻ sát vào vú mẹ, tay kia nâng vú để núm vú dễ dàng tiếp cận với miệng trẻ mà không che lỗ mũi của trẻ. Môi trẻ nên ôm cả núm vú và quầng vú.

A. Tƣ thế nằm bú B. Tƣ thế ngồi bú C. Cho trẻ sinh đôi bú

Hình 7.2 Các tƣ thế cho trẻ bú mẹ.

- Kỹ thuật ngậm vú đúng:

 Miệng trẻ há rộng, cầm trẻ chạm vào núm vú và bầu vú.

 Môi trẻ đƣa ra ngoài.

 Phần quầng vú còn lại ngoài miệng trẻ nhìn thấy đƣợc phía trên nhiều hơn phía dƣới. Trẻ nút chậm má phình đầy, cảm giác nghe ừng ực.

48

Hình 7.3 Cách ngậm bắt vú của trẻ khi bú mẹ

- Khi bú, trẻ có thể thiu thiu ngủ. Cần đánh thức trẻ dậy bằng cách nói chuyện với trẻ, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân, kích thích trẻ tiếp tục bú.

- Bú hết bầu vú bên này mới chuyển sang bên kia. Nếu khi ấy bầu vú chƣa hết sữa thì nên vắt hết sữa để tuyến sữa rỗng sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn.

- Không dứt vú khi trẻ chƣa muốn thôi bú; khi bú no trẻ sẽ tự nhả bầu vú, không cằn nằn, quấy khóc.

- Không nên đặt trẻ nằm ngay sau khi bú no, mà nên bế vác trẻ trên vai, xoa vỗ nhẹ trên vai cho hơi trong dạ dày thoát ra, tránh bị nôn trớ.

- Cho bú theo nhu cầu, kể cả ban đêm, có thể cho trẻ bú 8 – 10 lần trong ngày. Nếu trẻ không bú đƣợc nên vắt sữa đổ bằng thìa.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú.

- Cho trẻ bú kéo dài đến 18 – 24 tháng tuổi. Không nên cai sữa trƣớc 12 tháng, khi cai sữa nên cai từ từ, trẻ có điều kiện thích nghi dần với chế độ ăn mới. Vào mùa hè và lúc trẻ đang bị bệnh không nên cai sữa, trẻ ăn kém dễ bị suy dinh dƣỡng. - Trƣờng hợp bà mẹ thực sự thiếu sữa, không đủ cho con bú no thì phải cho con ăn

thêm sữa bột nhƣng cũng chỉ cho ăn sau khi trẻ đã bú mẹ. Tránh việc cho bú mẹ và ăn sữa bột luân phiên nhau nhƣ nhiều bà mẹ vẫn làm vì thế càng làm bà mẹ thiếu sữa hơn.

5. NHỮNG YẾU TỐ GIÖP TĂNG CƢỜNG VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

- Giúp các bà mẹ cho trẻ bú sớm, đặc biệt trong giờ đầu sau sinh.

- Có chính sách nuôi con bằng sữa mẹ và thƣờng xuyên trao đổi với nhân viên y tế. - Đào tạo nhân viên y tế những kỷ năng cần thiết để thực hiện chính sách này - Tuyên truyền cho tất cả phụ nữ mang thai lợi ích và cách nuôi con bằng sữa mẹ. - Hƣớng dẫn cho mẹ cách cho con bú và cách để duy trì sữa ngay cả khi mẹ xa trẻ.

49 - Thực hành ở cùng phòng để con đƣợc gần mẹ suốt 24h trong một ngày.

- Không cho trẻ dƣới 4 tháng tuổi ăn thức ăn và nƣớc uống khác ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ định thuốc.

- Khuyến khích cho bú theo yêu cầu. - Không cho trẻ ngậm đầu vú cao su.

- Khuyến khích thành lập các nhóm hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi xuất viện.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

 Trình chiếu Powerpoint  Đặt vấn đề, trao đổi

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức bài học.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nuôi con bằng sữa mẹ, Hồ Thị Thúy Mai, năm 2004.

2. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2006. 3. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế - 2011.

E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

1. Bữa bú đầu tiên của trẻ sau sinh nên đƣợc thực hiện:

A. 12 giờ sau sinh B. Khi mẹ đã khỏe C. ½ giờ sau sinh

D. Khi mẹ thấy cƣơng sữa

2. Các lợi ích cho mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, NGOẠI TRỪ:

A. Phòng chống hiện tƣợng băng huyết sau sinh B. Là một biện pháp tránh thai tự nhiên

C. Không mất tiền và thời gian chuẩn bị D. Giảm cân

3. Dấu hiệu của ngậm bắt vú không tốt là:

A. Miệng trẻ mở rộng

B. Cằm trẻ không chạm vào bầu vú

C. Má của trẻ chụm tròn hoặc lõm áp vào bầu vú mẹ D. Vú nhìn tròn trịa

50 A. Là loại sữa phù hợp tiêu hóa, bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm trùng và dị ứng. B. Sữa non nhuận trƣờng giúp tống phân su.

C. Phòng chống vàng da, béo phì và tăng cholesterol sau này. D. Phản xạ oxytoxin bị ảnh hƣởng cho việc tiết sữa non.

5. Sữa non bắt đầu có từ tháng thứ 3 của thai kỳ.

A. Đúng B. Sai

6. Phản xạ sinh sữa do oxytoxin chỉ huy và phản xạ xuống sữa do prolactin chỉ huy.

A. Đúng B. Sai

7. Protid trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhƣng có đủ các acid amin cần thiết và cân đối.

51

Bài 8

CHẾ ĐỘ ĂN NHÂN TẠO CHO TRẺ DƢỚI 1 TUỔI A. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày các loại sữa dùng cho trẻ ăn nhân tạo. 2. Trình bày chế độ ăn nhân tạo của trẻ dƣới 1 tuổi. 3. Trình bày kỹ thuật cho trẻ ăn nhân tạo.

B. NỘI DUNG

- Ăn nhân tạo là chế độ ăn của trẻ dƣới 5 – 6 tháng tuổi, khi ngƣời mẹ vì lý do nào đó không có sữa (mẹ bị bệnh nặng cấp tính hay do hoàn cảnh phải xa con sớm...), buộc phải nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế sữa mẹ (thức ăn gần giống sữa mẹ). - Để chế biến các loại thức ăn thay thế sữa mẹ, ngƣời ta thƣờng dùng sữa bò. Các

loại sữa trâu, sữa dê, sữa cừu, sữa ngựa ít đƣợc sử dụng vì có thành phần rất khác so với sữa mẹ, nhất là chất béo. Sữa đậu nành đƣợc một số quốc gia đang phát triển khuyên dùng, nhƣng đây là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, giá trị dinh dƣỡng thấp do thiếu nhiều acid amin cần thiết.

1. CÁC LOẠI SỮA THAY THẾ SỮA MẸ 1.1. Sữa bò 1.1. Sữa bò

Là loại sữa thƣờng đƣợc dùng để thay thế cho sữa mẹ, vì sữa bò có giá trị dinh dƣỡng cao và dễ hấp thu hơn các loại sữa khác.

- Một lít sữa bò chứa khoảng 770 calo, 39 gam đạm, 44 gam mỡ và 48 gam đƣờng.

- Sữa bò có nhiều calci, phospho, sắt và nhiều vitamin nhóm B. - Sữa bò đƣợc chế biến thành nhiều loại:

 Sữa bò tƣơi: ít dùng cho trẻ dƣới 3 tháng vì dễ bị nhiễm bẩn, khó tiêu.

 Sữa đặc có đƣờng: là loại sữa bò tƣơi, đã lấy bớt bơ và cho thêm đƣờng. Sữa thƣờng đƣợc đóng hộp pha chế thuận tiện nhƣng có tỷ lệ đƣờng quá cao (40%), lại ít mỡ và đạm, khi dùng phải pha thêm nƣớc nên năng lƣợng thấp và dinh dƣỡng kém. Vì thế không dùng để nuôi trẻ dài ngày. Sữa lại khó bảo quản khi sử dụng, không dùng quá 3 ngày nếu không để trong tủ lạnh.

 Sữa bột: đƣợc chế tạo bằng cách cho bốc hơi thật nhanh sữa bò tƣơi. Các chất casein bị phá hủy một phần nên trẻ ăn dễ tiêu hơn sữa bò tƣơi. Loại sữa này dễ bảo quản nhƣng giá thành cao, hơn nữa một số vitamin nhƣ vitamin C, D rất ít. Sữa này dùng cho trẻ tốt hơn sữa đặc có đƣờng. Ngày nay, có nhiều loại sữa bột đã đƣợc cho thêm taurin với mục đích tăng tính thông minh cho trẻ. Loại sữa bột này có thể là loại sữa đã đƣợc tách bơ toàn phần hay một phần hay không tách bơ. Đối với trẻ, nên chọn loại sữa phù hợp với từng lứa tuổi. Trẻ sơ sinh dùng sữa bột tách bơ toàn phần, trẻ từ 2 – 6 tháng

52 tuổi dùng sữa tách bơ một phần, trẻ trên 6 tháng tuổi dùng sữa bột toàn phần.

 Sữa chua: đây là loại sữa đƣợc chế biến với vi khuẩn nhằm mục đích giảm lƣợng lactose trong sữa hay lƣợng casein đƣợc thoái biến, nên rất dễ tiêu. Sữa này đƣợc dùng khi trẻ bị ỉa chảy nhất là ỉa chảy kéo dài.

1.2. Sữa trâu

- Sữa trâu có hàm lƣợng protid gấp đôi sữa bò, lipid cũng cao hơn nhiều so với các loại sữa khác, có thể sử dụng cho trẻ nhƣng khi cho ăn phải pha loãng sữa trâu và cho thêm đƣờng để có thành phần các chất dinh dƣỡng gần giống sữa bò.

1 lít sữa trâu + 3 lít nƣớc + 200g đƣờng 1.3. Sữa dê

- Còn gọi là sữa casein vì protid chủ yếu là casein. Sữa dê có hàm lƣợng protid, lipid, lactose tƣơng đƣơng với sữa bò.

1.4. Sữa đậu nành

- Sữa đậu nành có ít mỡ, ít đƣờng nhƣng protid tƣơng đƣơng với sữa bò và có những acid amin cần thiết, nhiều kali, phospho, đồng, sắt.

- Sữa đậu nành có thể pha lẫn sữa bò để bổ sung đầy đủ các chất dinh dƣỡng, đồng thời trẻ ít bị dị ứng với sữa đậu nành hơn sữa bò nên trong trƣờng hợp trẻ bị không dung nạp hay bị dị ứng với sữa bò có thể thay thế bằng sữa đậu nành. Tuy nhiên, vì sữa đậu nành ít mỡ và đƣờng, cho nên cần cho thêm đƣờng và lipid.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ KHI NUÔI TRẺ NHÂN TẠO

Ở những nƣớc đang phát triển, việc thay thế sữa mẹ bằng bú sữa bình thƣờng dẫn đến gia tăng ỉa chảy nhiễm khuẩn, suy dinh dƣỡng và tử vong. Những lý do quan trọng nhất gây ra các hậu quả này là:

 Hầu hết các loại sữa này không có các yếu tố chống nhiễm khuẩn nhƣ sữa mẹ để bảo vệ trẻ trong những năm tháng đầu của đời sống.

 Không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến. Chai sữa, núm vú, nƣớc, sữa hay bàn tay thƣờng bị nhiễm bẩn. Mặc khác vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh trong sữa đƣợc pha chế nếu nó không đƣợc bảo quản tốt.

 Không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu dinh dƣỡng cho trẻ vì lý do kinh tế. Do các loại sữa pha rất đắt tiền nên khi chế biến, các bà mẹ thƣờng hòa rất nhiều nƣớc dễ đến việc trẻ bị thiếu hụt về dinh dƣỡng, suy dinh dƣỡng và tử vong.

 Phƣơng pháp đo lƣờng và dụng cụ đo lƣờng không chuẩn mực và thiếu thống nhất, do đó ảnh hƣởng đến việc pha loãng sữa. Vì vậy, điều dƣỡng chỉ nên khuyên bà mẹ chọn sữa thích hợp với lứa tuổi của trẻ nhƣ sữa tách bơ toàn phần, bán phần hay không tách bơ, thích hợp với thu nhập của gia đình, với khẩu vị lẫn thích ứng của trẻ.

53

Tháng tuổi Chế độ ăn Số bữa/ngày

Trẻ sơ sinh Sữa bò pha nƣớc sôi 7 – 8 bữa 2 tháng Sữa bò pha cháo loãng 7 bữa 3 tháng Sữa bò pha nƣớc cháo

Hoa quả nghiền

6 bữa

1 – 2 muỗng cà phê 4 tháng Sữa bò pha nƣớc cháo

Bột lỏng

Hoa quả nghiền

5 bữa

1 bữa 150 – 200 ml 1 – 2 muỗng cà phê 5 – 6 tháng Sữa bò pha nƣớc cháo

Bột đặc Hoa quả

4 bữa

1 bữa 200 ml 2 – 4 muỗng cà phê 7 – 8 tháng Sữa bò pha nƣớc cháo

Bột đặc Hoa quả

3 bữa

2 bữa 200 ml 4 – 6 muỗng cà phê 9 – 12 tháng Sữa bò pha nƣớc cháo

Bột đặc Hoa quả 2 bữa 3 bữa 200 ml 6 – 8 muỗng cà phê Lưu ý:

 Mỗi loại sữa có cách pha khác nhau, vì vậy trƣớc khi pha chế cần hƣớng dẫn bà mẹ đọc kỹ bảng hƣớng dẫn của từng loại sữa.

4. KỶ THUẬT CHO TRẺ ĂN

Nuôi trẻ ăn nhân tạo nếu pha sữa không đúng công thức, không đúng kỹ thuật, không hợp vệ sinh thƣờng dễ làm cho trẻ bị rối loại tiêu hóa, tiêu chảy, còi xƣơng , suy dinh dƣỡng. Do vậy, cần phải:

- Cho ăn hợp vệ sinh: cho trẻ ăn sữa đƣợc pha vào bát hoặc cốc sạch, dụng cụ pha chế sạch, nhúng nƣớc sôi trƣớc khi dùng. Sau khi dùng rửa sạch để khô tránh ruồi, muỗi, kiến... đậu vào. Nên cho trẻ ăn bằng thìa, không nên bú chai vì không đảm bảo vệ sinh và dễ bú không khí, khi bầu vú miệng chai không đầy sữa.

- Nƣớc pha sữa phải đƣợc đun sôi, pha xong để nguội bớt và cho ăn ngay. Không để trẻ phải ăn nguội quá dễ gây nôn trớ, đầy bụng, dễ bị rối loại tiêu hóa.

- Pha sữa đúng công thức, pha loãng quá trẻ ăn no mà không đủ chất dinh dƣỡng, pha đặc quá hoặc nhiều đƣờng quá sẽ làm trẻ chán ăn, dễ lên men sinh hơi đầy bụng rồi rối loạn tiêu hóa.

54 - Sau khi cho ăn xong cho trẻ uống vài thìa nƣớc sôi để nguội vì sữa bò thƣờng chứa nhiều muối trong khi thận của trẻ chƣa làm việc hoàn chỉnh, sau đó bế trẻ một lúc rồi mới đặt nằm.

- Nếu mẹ có một ít sữa nên tận dụng bú mẹ trƣớc rồi mới cho ăn thêm sữa ngoài.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

 Trình chiếu Powerpoint  Đặt vấn đề, trao đổi

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức bài học.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hỏi đáp dinh dƣỡng, Viện dinh dƣỡng Bộ y tế. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2000. 2. Điều dƣỡng nhi khoa, NXb y học, 2000

3. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2006. 4. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế - 2011.

E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

1. Mục đích nuôi trẻ ăn nhân tạo là:

A. Ăn nhân tạo là chế độ ăn của trẻ dƣới 5 – 6 tháng tuổi.

B. Lý do nào đó mẹ không có sữa, buộc phải nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế. C. Thức ăn pha chế gần giống sữa mẹ.

D. Sữa bò là loại sữa thƣờng dùng để thay thế sữa mẹ.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)