Cách cho ăn bổ sung

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 64 - 67)

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

2. Cách cho ăn bổ sung

- Ăn bột thƣờng đƣợc bắt đầu vào tháng thứ 5 (có nơi khuyên bắt đầu từ tháng thứ 6). Phải tập cho trẻ quen dần với từng loại bột. Do vậy phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc (bột loãng, bột 5%, bột 10%, cháo loãng, đặc, cơm nát, cơm).

58

 Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều (mỗi bữa vài thìa, ¼ bát, 1/3 bát, ½ bát, ¾ bát rồi 1 bát (1 bát tƣơng đƣơng 200ml), lúc đầu mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần vài thìa bột loãng (ăn sau khi bú, không thành bữa ăn riêng), sau đó cho ăn mỗi ngày 1 bữa, rồi 2 – 3 bữa...

 Cho trẻ bắt đầu ăn các loại thức ăn dễ tiêu rồi đến các loại thức ăn khó tiêu hơn: bột, bột sữa, bột nấu với nƣớc thịt, bột trứng, bột cá, bột thịt, cháo thịt, cơm cá...

 Tập từ từ cho trẻ quen dần với từng loại thức ăn. Ví dụ cho trẻ ăn bột nấu với ít nƣớc thịt, sau một tuần nếu thấy trẻ tiêu hóa tốt thì cho ăn bột nấu với một nữa lƣợng nƣớc là nƣớc thịt, rồi toàn bộ là nƣớc thịt. Vào tháng thứ 7 – 8 có thể cho ăn bột nấu với thịt nghiền...

 Thay thế dần các bữa bú mẹ (bữa ăn sữa pha chế đối với trẻ ăn nhân tạo và hỗn hợp) bằng các thức ăn bổ sung.

 Thức ăn bổ sung phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dƣỡng theo nguyên tắc ô vuông thức ăn: có đủ các chất đạm, đƣờng, mỡ, vitamin và muối khoáng: thịt, cá, trứng, bột gạo, bột mì, khoai tây, dầu thực vật, rau xanh, quả tƣơi, nghĩa là phải hƣớng dẫn để các bà mẹ thực hiện đƣợc tô màu bát bột.

 Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cho trẻ: rửa tay trƣớc khi chuẩn bị nấu nƣớng và cho trẻ ăn, nấu chín, đồ dùng phải sạch sẽ, ăn bữa nào nấu bữa đó, không để thức ăn ôi thiu.

- Khi trẻ đƣợc 18 tháng tuổi có thể bắt đầu cho ăn đặc hơn: cháo thịt, cháo cá, cháo trứng. Sau 24 tháng có thể cho ăn cơm nát với các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và muối khoáng.

- Ví dụ về chế độ ăn của trẻ từ lúc sinh đến 12 tháng

Tuổi Bú mẹ Bột loãng Bột đặc mỗi bữa 200ml Quả nghiền 0 – 4 tháng 6 – 8 lần 50 – 100 ml

5 tháng 6 – 7 lần 1 – 2 thìa

6 tháng 5 – 6 lần 1 bữa 3 – 4 thìa

7 tháng 5 – 6 lần 1 bữa (nấu với nƣớc thịt) 4 – 5 thìa 8 tháng 4 – 5 lần 2 bữa (nấu với thịt băm,

trứng)

5 – 6 thìa 9 tháng 4 – 5 lần 2 bữa (nấu với thịt, trứng,

rau)

6 – 7 thìa 10 tháng 4 – 5 lần 2 - 3 bữa (nấu với thịt,

trứng, cá, rau)

7 – 8 thìa 11 tháng 3 – 4 lần 3 bữa (nấu với thịt, trứng,

cá, rau)

8 – 9 thìa 12 tháng 3 – 4 lần 3 bữa (nấu với thịt, trứng,

cá, rau)

59

CÁC PHƢƠNG PHÁP CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG 2.1. Tập cho trẻ ăn bổ sung

Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Đừng chú ý đến thành phần dinh dƣỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là :

- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.

- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.

- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.

Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn có thể tăng dần từ 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói, sau đó vẫn cho bú bình thƣờng cho đến khi no.

Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách nhƣ trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức ăn khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.

* Có thể gặp một số trƣờng hợp sau :

- Bé chống cự lại, không chịu ăn: hãy đổi qua loại thức ăn khác, vì có thể bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích ăn bột mặn (bột thịt, tôm…) hay ngƣợc lại. Thay vì dùng thìa đút, có thể lấy ngon tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công hãy tạm dừng 1-2 tuần rồi thử lại. Không nên ép bé.

- Bé đi tiểu hơi lỏng: nếu bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, an tâm cho bé tiếp tục ăn. Nếu bé đi nhiều nƣớc và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chƣớng bụng, bỏ bú…thì nên ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại nhƣ hƣớng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.

- Bé bị nổi mè đay, lác sữa… Sau khi ăn trứng: có thể do dị ứng trứng, nên tạm ngƣng ăn trứng một thời gian (thay bằng sữa bột, tào phớ ở tháng đầu và cá, thịt , tép ở những tháng kế tiếp). Nên nấu trứng chín kỹ, không cho bé ăn lòng đào.

- Bé bị nghẹn, khó nuốt : kiểm tra xem bột có quá đặc, quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nƣớc chín, nƣớc canh hay sữa; hoặc tán nhỏ thức ăn hơn nữa bằng thìa ( có thể tán qua rây).

- Bé không muốn ăn: có thể do bé chƣa đói, hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đó hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm bé sợ ăn. Nên lƣu ý rằng việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suất.

2.2. Động viên khuyến khích trẻ ăn

Ngon miệng là một yếu tố dẫn dắt cho nhu cầu ăn của trẻ. Nếu sự ngon miệng giảm đi, đó là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không bình thƣờng.

* Các lý do có thể gặp là :

- Trẻ bị ốm hoặc không vui, hoặc ghen tỵ với em của nó.

- Trẻ đang cố gắng thu hút thêm sự chú ý hoặc đang trải qua một giai đoạn nhõng nhẽo.

- Khẩu phần ăn hàng ngày giống nhau nên trẻ giảm khẩu vị, chán ăn.

Trẻ ăn không ngon miệng trong thời gian dài có thể bị suy dinh dƣỡng. Mẹ hay ngƣời chăm sóc trẻ nên tích cực động viên, khuyến khích cho trẻ ăn ngay cả khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và ăn ngon miệng.

60 Nên theo dõi từng bữa ăn của trẻ từ khi bắt đầu trẻ ăn bổ sung cho đến khi trẻ lên 2 tuổi, tập cho trẻ sử dụng thìa và cho trẻ thời gian để ăn đủ. Không nên để trẻ ăn theo sở thích thì trẻ sẽ không đảm bảo lƣợng thức ăn cần thiết. Trẻ nhỏ thƣờng ăn chậm , dễ rơi vãi và dễ lơ là việc ăn uống.

* Các biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng:

- Cho thức ăn của trẻ vào một bát riêng để bảo đảm đủ khẩu phần ăn và số lƣợng thức ăn cho trẻ .

- Cho trẻ ăn môt số loại thức ăn mà trẻ có thể tự cầm hoặc nhặt lên đƣợc. Trẻ thƣờng thích tự ăn. Cha mẹ có thể khuyến khích việc này nhƣng phải đảm bảo rằng phần lớn lƣợng thức ăn đƣợc cho vào miệng.

- Trộn các thức ăn lẫn nhau nếu trẻ chỉ chọn ăn những thức ăn chúng thích.

- Cho trẻ ăn ngay khi trẻ bắt đầu đói. Nếu trẻ phải đợi lâu mới đƣợc ăn chúng sẽ buồn và ăn mất ngon.

- Cho trẻ uống đầy đủ để trẻ không bị khát (nhƣng không cho uống quá nhiều nƣớc và uống trong bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ ăn mất ngon).

- Ngồi cùng trẻ khi ăn, quan sát xem trẻ đang ăn gì và tích cực giúp đỡ, động viên khi cần thiết.

- Không ép trẻ ăn, không giục trẻ ăn nhanh, không cho trẻ ăn khi chúng buồn ngủ. Một khi trẻ thôi không ăn nữa, đợi một lúc và dỗ cho trẻ ăn tiếp. Trẻ có thể ăn một chút rồi lại chơi, rồi lại ăn tiếp. Cần phải có sự kiên nhẫn và tính hài hƣớc khi động viên trẻ ăn.

- Trong bữa ăn nên làm cho trẻ thƣ giãn và luôn cảm thấy vui vẻ. Tạo ra các trò chơi tƣởng tƣợng có thể giúp đứa trẻ lƣời ăn sẽ ăn đƣợc nhiều hơn.

Trẻ có thể tỏ ra không muốn ăn để đƣợc chú ý. Các gia đình nên tập trung vào trẻ khi chúng ăn tốt và khen ngợi chúng, làm cho chúng ăn ngon hơn. Nếu trẻ không muốn ăn thì mang thức ăn đi chỗ khác rồi lại cho ăn sau. Nếu trẻ tiếp tục từ chối thì có thể là do trẻ thực sự không thích loại thức ăn đó nên cho trẻ ăn thức ăn khác.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)