Dị tật hệ vận động

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 48)

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

4. Dị tật hệ vận động

4.1. Dị tật vùng khớp háng

- Triệu chứng:

 Ngắn chi bên bị dị tật.

 Giới hạn cử động khớp bên ảnh hƣởng.

 Nếp lằn mông không tƣơng xứng.

4.1.1. Cách xử lý

- Điều trị càng sớm càng tốt vì nó phù hợp với tái tạo xƣơng bình thƣờng. Càng trì hoãn điều trị thì càng khó phục hồi.

- Trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi thƣờng dùng phƣơng pháp sử dụng nẹp Pavlik, cách làm này đƣợc theo dõi bằng siêu âm mỗi tháng, khi bé 6 tháng tuổi kiểm tra lại bằng X-quang để đánh giá kết quả điều trị. Sau đó vẫn kiểm tra dáng đi của bé cho đến khi biết đi vững.

4.1.2. Chăm sóc

42 - Cần phải tìm hiểu các nhu cầu của trẻ.

- Giáo dục bố mẹ cách chăm sóc trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đúng phƣơng pháp.

4.2. Dị tật bàn chân khoèo

- Thuật ngữ bàn chân khoèo mô tả một dị vật thƣờng gặp ở bàn chân bị vặn xoắn khác với vị trí bình thƣờng của nó.

4.2.1. Cách xử lý

Có 3 giai đoạn:

 Chỉnh hình dị tật (bao gồm bó bột, nẹp chỉnh hình và phẫu thuật).

 Duy trì tình trạng chỉnh hình cho đến khi sự phát triển cơ bình thƣờng.

 Theo dõi các biến chứng và tình trạng tái phát.

4.2.2. Chăm sóc

- Cần đặt ra các mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài. - Theo dõi da và tình trạng tuần hoàn.

- Nhắc lại các chỉ dẫn và giải thích của bác sĩ cho bố mẹ trẻ.

- Hƣớng dẫn bố mẹ trẻ về cách chăm sóc trẻ với các phƣơng tiện hỗ trợ.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

 Trình chiếu Powerpoint  Đặt vấn đề, trao đổi

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức bài học.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2006. 2. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế - 2011. 3. Perry Potter, Clinical Nursing Skill & Techniques, Fifth Edition, 2005.

E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

1. Cách phát hiện tốt nhất trẻ sơ sinh bị teo thực quản là:

A. Tăng tiết nƣớc bọt nhiều ở miệng, mũi. B. Trẻ khó thở, tím tái.

C. Đặt xông dạ dày không đến dạ dày. D. Chụp X – quang để xác định.

2. Trẻ sơ sinh bị teo thực quản, điều KHÔNG cần chuẩn bị trƣớc mổ là:

43 B. Giải thích và hƣớng dẫn trẻ sau mổ.

C. Đặt xông dạ dày hút dịch ứ đọng. D. Theo dõi dấu tím tái cho thở oxy.

3. Ở trẻ sứt môi hở hàm ếch, vấn đề nào là quan trọng nhất đối với công tác điều dƣỡng trƣớc khi phẫu thuật:

A. Khuyến khích bố mẹ làm quen và tự chăm sóc trẻ.

B. Đánh giá đƣợc các phản ứng của bố mẹ đối với trẻ và dị tật.

C. Cho trẻ ăn bằng các dụng cụ đặc biệt phù hợp với tình trạng bệnh lý của trẻ. D. Làm các xét nghiệm tiền phẫu.

4. Dấu hiệu nào sau đây không phải biểu hiện của nhiễm độc digoxin:

A. Buồn nôn, nôn. B. Chán ăn.

C. Nhịp tim nhanh. D. Rối loại nhịp tim.

5. Triệu chứng nào sau đây không phải của não úng thủy:

A. Đầu to dần lên. B. Cứng chi. C. Teo thị giác. D. Mắt nhìn lên.

6. Bệnh tim bẩm sinh thƣờng đƣợc chia làm 2 loại: tim bẩm sinh có tím và tim bẩm sinh không tím.

A. Đúng. B. Sai.

7. Phƣơng pháp thƣờng dùng để điều trị dị tật vùng khớp háng cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là sử dụng nẹp Pavlik.

44

Bài 7

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ A. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu đƣợc thành phần của sữa mẹ.

2. Xác định đƣợc tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. 3. Trình bày phƣơng pháp nuôi con bằng sữa mẹ.

B. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƢƠNG

1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa

Sữa mẹ đƣợc sản xuất từ những tế bào nang của tuyến vú. Sau khi sinh sữa mẹ đƣợc điều chỉnh bởi hai phản xạ: phản xạ sinh sữa do prolactin chỉ huy và phản xạ xuống sữa do oxytoxin chỉ huy. Khi trẻ bú, xung động cảm giác từ núm vú tác động lên tuyến yên để sản xuất prolactin và oxytoxin. Phản xạ oxytocin dễ bị ảnh hƣởng bởi ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ, nó đƣợc hỗ trợ bởi lòng yêu thƣơng con và tin tƣởng rằng sữa mình tốt nhất đối với trẻ. Nếu bà mẹ lo lắng hay nghi ngờ là mình không đủ sữa thì sự hoạt động của phản xạ này bị hạn chế.

Hình 7.1 Cơ chế bài tiết sữa 1.2. Lƣợng sữa mẹ

- Lƣợng sữa mẹ từ vài muỗng trong ngày đầu, khoảng 100ml vào ngày thứ 2, 500ml vào tuần lễ thứ 2 và 700 – 800 ml/ngày vào những ngày tháng sau đó. - Độ lớn của vú không ảnh hƣởng đến số lƣợng sữa, tuy nhiên vú quá nhỏ hay vú

không tăng kích thƣớc trong thời gian mang thai có thể sản xuất ít sữa.

1.3. Các loại sữa mẹ

- Thành phần của sữa mẹ thƣờng không giống nhau, nó thay đổi theo tuổi của trẻ và từ đầu cho tới cuối một bữa bú. Nó cũng khác nhau cả trong mỗi lần bú.

 Sữa non có từ tháng thứ tƣ của thai kỳ và bắt đầu sản xuất trong vài giờ đầu sau sinh. Sữa non có màu vàng nhạt hoặc sáng màu, đặc quánh, số

45 lƣợng sữa ít. Sữa non có nhiều protid, ít lipid, carbonhydrade và có nhiều yếu tố chống nhiễm khuẩn hơn sữa vĩnh viễn.

 Sữa chuyển tiếp đƣợc sản xuất từ ngày thứ 7 đến thứ 14 sau sinh với số lƣợng nhiều hơn. Vú có cảm giác đầy, cứng và nặng. Một số ngƣời gọi hiện tƣợng này là sữa về.

 Sữa thƣờng (sữa vĩnh viễn) đƣợc tiết ra sau tuần lễ thứ hai sau sinh, có màu trắng lỏng.

 Sữa đầu là sữa đƣợc sản xuất vào đầu mỗi lần bú có màu trong xanh với lƣợng lớn. Sữa đầu cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dƣỡng khác.

 Sữa cuối là sữa đƣợc sản xuất vào cuối mỗi lần bú, có màu đục hơn vì chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lƣợng và hàm lƣợng chất béo tăng dần vào cuối bữa bú.

2. THÀNH PHẦN CỦA CÁC CHẤT CÓ TRONG SỮA MẸ 2.1. Chất dinh dƣỡng 2.1. Chất dinh dƣỡng

- Protid: protein trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhƣng có đủ các acid amin cần thiết và cân đối. Protein sữa mẹ có nhiều lactalbumin nên dễ tiêu hóa, trái lại protein sữa bò ở dạng casein là chủ yếu khi vào dạ dày sẽ kết tủa thành thể tích lớn khó tiêu hóa. Ngoài ra, sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn để bảo vệ cơ thể trẻ.

- Lipid: sữa mẹ có các acid béo cần thiết nhƣ acid linoleic, acid này cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sƣ bền vững của mạch máu. Sữa mẹ cũng chứa nhiều acid béo đơn không bão hòa hơn các loại sữa nhân tạo làm tăng sự hấp thu mỡ và calci.

- Glucid: trong sữa mẹ có nhiều lactose rất dễ hấp thu, kích thích sự phát triển của Lactobacillus bifidus, tổng hợp vitamin B và tạo các acid hữu cơ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Một số lactose vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng.

- Muối khoáng: calci trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhƣng dễ hấp thu và thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Sắt, kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bò. Nói chung hầu hết muối khoáng kali, natri, phospho thấp trong sữa mẹ nhƣng đủ cho trẻ và phù hợp với chức năng thận của trẻ, ngoại trừ lƣợng Fluoride thấp không đủ cho sự phát triển răng.

- Vitamin: tất cả vitamin kể cả vitamin tan trong nƣớc và tan trong mỡ đều có mặt trong sữa mẹ, tùy thuộc vào trạng thái dinh dƣỡng và lƣợng vitamin cung cấp cho mẹ. Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò nhƣng lƣợng vitamin K thấp nên có thể gây chảy máu ở trẻ sơ sinh. Hàm lƣợng vitamin E cao ở cả trong sữa non và sữa vĩnh viễn.

46

2.2. Yếu tố chống nhiễm khuẩn và dị ứng

- Trẻ đƣợc bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu không bị các bệnh nhiễm trùng nhƣ: sởi, ho gà, cúm…vì một số kháng thể từ ngƣời mẹ truyền qua rau thai trẻ tạo cho trẻ có sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh nhiễm trùng.

- Sữa mẹ có các globin miễn dịch: IgA, IgG, Lactoferin, Lysozyme, tế bào, lympho bào, đại thực bào có tác dụng đối kháng và tiêu diệt một số vi khuẩn,virus.

- Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể đối với protein thức ăn vì vậy giảm nguy cơ dị ứng thức ăn.

2.3. Chất ức chế bài tiết sữa

Trong sữa mẹ có chất ức chế bài tiết sữa, nếu trẻ không bú hết sữa thì chất bài tiết ứ

đọng sẽ có tác dụng ức chế, làm giảm quá trình tạo sữa.

3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 3.1. Lợi ích đối với mẹ 3.1. Lợi ích đối với mẹ

- Trẻ bú ngay sau đẻ có tác dụng co hồi tử cung, phòng chống hiện tƣợng chảy máu gây thiếu máu.

- Prolatin tạo ra có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng,giúp cho bà mẹ chậm có thai. - Giảm nguy cơ ung thƣ tử cung và ung thƣ vú ở bà mẹ.

- Không mất tiền và thời gian chuẩn bị.

3.2. Lợi ích đối với trẻ

- Thành phần dinh dƣỡng cân đối, dễ hấp thu và phù hợp với sự phát triển của trẻ. - Phòng chống nhiễm khuẩn, tránh bị dị ứng.

- Phòng béo phì và tăng cholesterol máu sau này. - Tăng tình cảm giữa mẹ và con.

4. PHƢƠNG PHÁP NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 4.1. Các hình thái nuôi con bằng sữa mẹ 4.1. Các hình thái nuôi con bằng sữa mẹ

- Bú hoàn toàn: không cho trẻ một đồ ăn hoặc thức uống nào ngay cả nƣớc (trừ thuốc và vitamin hoặc những giọt nƣớc khoáng, sữa mẹ đã đƣợc vắt ra).

- Bú mẹ chủ yếu: nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhƣng cũng có thêm một ít nƣớc hoặc đồ uống khác.

- Bú mẹ một phần: cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa ăn nhân tạo (khi trẻ trên 4 tháng tuổi).

4.2. Những trƣờng hợp không nên nuôi con bằng sữa mẹ

Chỉ tƣ vấn không nên nuôi con bằng sữa mẹ trong những trƣờng hợp sau:

 Mẹ bị nhiễm HIV/AIDS: trẻ bú mẹ có thể bị lây nhiễm do đó bà mẹ không nên cho con bú. Trong trƣờng hợp gia đình quá túng thiếu không thể nuôi con bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nếu nguy cơ trẻ có thể bị chết vì suy dinh dƣỡng thì vẫn cần khuyên bà mẹ cho con bú.

47

 Các bà mẹ bị suy tim, lao phổi nặng hoặc bệnh gan đang tiến triển cũng nên không nên cho con bú vì nguy cơ cho cả mẹ và con.

 Các bà mẹ đang điều trị các thuốc chống ung thƣ, thuốc điều trị động kinh, tâm thần, thuốc gây nghiện cũng không nên cho con bú.

4.3. Kỹ thuật cho con bú

- Sau khi sinh cho trẻ bú càng sớm càng tốt, không nên cách ly giữa mẹ và con, kể cả trẻ đẻ non, đẻ yếu.

- Nên cho trẻ bú khi đói, cho trẻ bú ở môi trƣờng khô ráo, trẻ không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Mẹ rửa tay sạch và lau núm vú trƣớc khi cho trẻ bú.

- Giữ trẻ ở tƣ thế thoải mái và dễ chịu: mẹ có thể nằm nghiêng một bên hoặc ngồi trên một ghế thấp có lƣng và tay tựa, có dụng cụ thấp để nâng chân và gối. Mẹ bế trẻ và nâng lên trên một cẳng tay và bàn tay, giữ mặt trẻ sát vào vú mẹ, tay kia nâng vú để núm vú dễ dàng tiếp cận với miệng trẻ mà không che lỗ mũi của trẻ. Môi trẻ nên ôm cả núm vú và quầng vú.

A. Tƣ thế nằm bú B. Tƣ thế ngồi bú C. Cho trẻ sinh đôi bú

Hình 7.2 Các tƣ thế cho trẻ bú mẹ.

- Kỹ thuật ngậm vú đúng:

 Miệng trẻ há rộng, cầm trẻ chạm vào núm vú và bầu vú.

 Môi trẻ đƣa ra ngoài.

 Phần quầng vú còn lại ngoài miệng trẻ nhìn thấy đƣợc phía trên nhiều hơn phía dƣới. Trẻ nút chậm má phình đầy, cảm giác nghe ừng ực.

48

Hình 7.3 Cách ngậm bắt vú của trẻ khi bú mẹ

- Khi bú, trẻ có thể thiu thiu ngủ. Cần đánh thức trẻ dậy bằng cách nói chuyện với trẻ, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân, kích thích trẻ tiếp tục bú.

- Bú hết bầu vú bên này mới chuyển sang bên kia. Nếu khi ấy bầu vú chƣa hết sữa thì nên vắt hết sữa để tuyến sữa rỗng sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn.

- Không dứt vú khi trẻ chƣa muốn thôi bú; khi bú no trẻ sẽ tự nhả bầu vú, không cằn nằn, quấy khóc.

- Không nên đặt trẻ nằm ngay sau khi bú no, mà nên bế vác trẻ trên vai, xoa vỗ nhẹ trên vai cho hơi trong dạ dày thoát ra, tránh bị nôn trớ.

- Cho bú theo nhu cầu, kể cả ban đêm, có thể cho trẻ bú 8 – 10 lần trong ngày. Nếu trẻ không bú đƣợc nên vắt sữa đổ bằng thìa.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú.

- Cho trẻ bú kéo dài đến 18 – 24 tháng tuổi. Không nên cai sữa trƣớc 12 tháng, khi cai sữa nên cai từ từ, trẻ có điều kiện thích nghi dần với chế độ ăn mới. Vào mùa hè và lúc trẻ đang bị bệnh không nên cai sữa, trẻ ăn kém dễ bị suy dinh dƣỡng. - Trƣờng hợp bà mẹ thực sự thiếu sữa, không đủ cho con bú no thì phải cho con ăn

thêm sữa bột nhƣng cũng chỉ cho ăn sau khi trẻ đã bú mẹ. Tránh việc cho bú mẹ và ăn sữa bột luân phiên nhau nhƣ nhiều bà mẹ vẫn làm vì thế càng làm bà mẹ thiếu sữa hơn.

5. NHỮNG YẾU TỐ GIÖP TĂNG CƢỜNG VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

- Giúp các bà mẹ cho trẻ bú sớm, đặc biệt trong giờ đầu sau sinh.

- Có chính sách nuôi con bằng sữa mẹ và thƣờng xuyên trao đổi với nhân viên y tế. - Đào tạo nhân viên y tế những kỷ năng cần thiết để thực hiện chính sách này - Tuyên truyền cho tất cả phụ nữ mang thai lợi ích và cách nuôi con bằng sữa mẹ. - Hƣớng dẫn cho mẹ cách cho con bú và cách để duy trì sữa ngay cả khi mẹ xa trẻ.

49 - Thực hành ở cùng phòng để con đƣợc gần mẹ suốt 24h trong một ngày.

- Không cho trẻ dƣới 4 tháng tuổi ăn thức ăn và nƣớc uống khác ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ định thuốc.

- Khuyến khích cho bú theo yêu cầu. - Không cho trẻ ngậm đầu vú cao su.

- Khuyến khích thành lập các nhóm hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi xuất viện.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

 Trình chiếu Powerpoint  Đặt vấn đề, trao đổi

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức bài học.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nuôi con bằng sữa mẹ, Hồ Thị Thúy Mai, năm 2004.

2. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2006. 3. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế - 2011.

E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

1. Bữa bú đầu tiên của trẻ sau sinh nên đƣợc thực hiện:

A. 12 giờ sau sinh B. Khi mẹ đã khỏe C. ½ giờ sau sinh

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 48)