Dị tật bẩm sin hở hệ tiêu hóa

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 44 - 47)

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Dị tật bẩm sin hở hệ tiêu hóa

1.1. Sứt môi, hở hàm ếch

- Có 3 loại:

 Loại 1: sứt môi đơn thuần: không ảnh hƣởng đến bú, ăn uống, chỉ ảnh hƣởng đến thẩm mỹ.

 Loại 2: hở hàm ếch đơn thuần: trƣớc mắt có ảnh hƣởng đến ăn, bú, dễ sặc, sau phát âm giọng mũi.

 Loại 3: sứt môi + hở hàm ếch: ở một bên hoặc 2 bên.

- Tỷ lệ của sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch là khoảng 1/800 trẻ sơ sinh sống, thƣờng gặp ở trẻ trai. Tỷ lệ hở hàm ếch đơn thuần là khoảng 1/2000 trẻ sơ sinh sống và thƣờng gặp ở trẻ gái.

- Đƣợc chẩn đoán rất dễ ngay khi sinh trẻ.

1.1.1. Cách xử trí

- Phƣơng pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật tạo hình, chống các biến chứng và cung cấp các yếu tố thuận lợi cho sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ.

- Về thời gian tiến hành phẫu thuật: ở trẻ sứt môi từ 6 – 12 tuần tuổi, khi trẻ không ở trong tình trạng nhiễm trùng hay có bệnh nhiễm trùng hệ thống.

- Đối với trẻ bị hở hàm ếch thƣờng chờ cho đến 12 – 18 tháng tuổi để phẫu thuật đƣợc thuận lợi, trƣớc khi trẻ bắt đầu tập phát âm.

1.1.2. Chăm sóc

- Chăm sóc trƣớc mổ:

 Cho ăn là vấn đề quan trọng nhất, cần phải sử dụng các núm vú đặc biệt và các dụng cụ cho ăn khác nhằm duy trì cân nặng cho trẻ và chuẩn bị cho phẫu thuật.

38

 Cần phải chuẩn bị tốt cho bố mẹ trẻ về mặt tinh thần để chấp nhận thực trạng của trẻ và chấp nhận điều trị.

- Chăm sóc sau mổ:

 Bảo vệ vùng mổ.

 Tiếp tục nuôi dƣỡng, hƣớng dẫn ngƣời chăm sóc trẻ cách cho ăn và cách chăm sóc trẻ.

 Giúp trẻ tập phát âm và hòa nhập với xã hội.

1.2. Dị tật ở hậu môn, trực tràng 1.2.1. Hậu môn màng

Biểu hiện: bên ngoài có vẻ bình thƣờng cả về vị trí và hình thái (cũng có nếp nhăn hình dẻ quạt) có tính chất co của hậu môn nhƣng không thấy ỉa phân su hoặc chậm ỉa phân su. Khi đƣa ống sonde vào thăm dò hậu môn thì không đƣa đƣợc ống thông vào trực tràng.

1.2.2. Lỗ dò tầng sinh môn

Biểu hiện: lỗ hậu môn không ở chỗ bình thƣờng mà ở phía trƣớc trên đƣờng trắng giữa và thấy thoát phân su ở đó.

1.2.3. Tật không hậu môn

- Ở trẻ trai nếu không thấy đi ỉa phân su mà có thể đái ra phân su thì gọi là lỗ dò trực tràng – tiết niệu.

- Ở trẻ gái nếu đi tiểu thấy phân su thì gọi là lỗ dò trực tràng – âm đạo.

1.2.3.4. Cách xử trí và chăm sóc

- Khi phát hiện các dị vật trên thì phải gửi trẻ đi khám khoa ngoại để phẫu thuật là chính.

- Trong thời gian chƣa phẫu thuật phải đảm bảo dinh dƣỡng và vệ sinh, đặc biệt ở tầng sinh môn và ở bộ phận sinh dục sau mỗi lần đi ngoài bằng nƣớc ấm hoặc xà phòng loại dùng cho trẻ sơ sinh.

1.3. Teo thực quản (có thể có dò hay không dò qua thực quản - khí quản)

- Bệnh có thể xảy ra đơn thuần hay phối hợp, nếu không đƣợc điều trị sớm có thể gây tử vong nhanh chóng.

- Bình thƣờng thực quản thông từ họng đến dạ dày, thực quản teo có thể một đoạn nào đó trên ống tiêu hóa hoặc có thể bị dò qua khí quản.

- Triệu chứng:

 Tăng tiết nƣớc bọt ở miệng, mũi.

 Tam chứng dò thực quản – khí quản: ho + khó thở + tím tái.

 Ngƣng thở.

 Nôn sau mỗi lần bú.

39

 Nếu đặt xông dạ dày thƣờng có cảm giác rất khó khăn, đầu xông sau khi đặt lại lộn ra ngoài.

- Mặc dù các triệu chứng khá rõ ràng trên lâm sàng, nhƣng chẩn đoán chính xác phải dựa vào X – quang.

1.3.1. Cách xử trí

- Phòng tránh biến chứng viêm phổi cho trẻ, cho kháng sinh.

- Tiến hành phẫu thuật: thắt đƣờng dò, nối tận – tận thực quản. Đối với những trẻ đẻ non, sức khỏe kém và kèm phức hợp dị tật cần phải có các biện pháp tạm thời bằng mở thông dạ dày để nuôi dƣỡng, thắt đƣờng dò, chỉ tiến hành phẫu thuật thiệt để sau vài tuần.

1.3.2 Chăm sóc

- Chăm sóc trƣớc mổ:

 Cho trẻ nhịn ăn tuyệt đối.

 Cho nằm nghiêng, giữ đƣờng thở thông.

 Theo dõi dấu xanh tím, khó thở.

 Đặt xông dạ dày hút hết dịch ứ đọng ở đoạn thực quản teo.

 Cho trẻ thở oxy nếu có tím tái.

 Làm các xét nghiệm cơ bản.

 Giải thích và hƣớng dẫn bà mẹ chăm sóc sau mổ. - Chăm sóc sau mổ:

 Theo dõi triệu chứng tím tái.

 Hút đờm giải ứ đọng (nếu có).

 Tƣ thế thích hợp nhất cho trẻ là nằm ngửa , đầu cao khoảng 30̊. Tƣ thế này giúp trẻ hạn chế tối thiểu sự trào ngƣợc dịch dạ dày vào trong khí quản và phế quản.

 Theo dõi ống dẫn lƣu từ phổi, phát hiện ống nghẹt.

 Cố định ống thông dạ dày đúng vị trí, theo dõi cân nặng thƣờng xuyên, thƣờng đến ngày thứ 7 rút ông thông dạ dày và cho ăn bằng đƣờng miệng.

1.4. Tắc ruột bẩm sinh

- Bệnh có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ hay tuần đầu tiên sau sinh nếu không đƣợc phẩu thuật kịp thời.

- Nguyên nhân: có thể do teo thực quản, teo ruột, xoắn ruột non, không có hậu môn...

- Triệu chứng:

 Nôn mửa.

 Bụng chƣớng.

40 - Cách xử lý và chăm sóc:

 Tùy thuộc vào nguyên nhân để có hƣớng xử trí mà chăm sóc thích hợp.

 Khi nghi ngờ hoặc đã xác định tắc ruột thì chuyển sang khoa ngoại phẫu thuật.

 Trƣớc phẫu thuật thì đảm bảo bù nƣớc, điện giải, năng lƣợng qua đƣờng tĩnh mạch.

 Trƣờng hợp chƣớng bụng nhiều thì đặt xông hậu môn hoặc dạ dày.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)