Chăm sóc trẻ bị thiếu vitami nA

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 82 - 84)

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Chăm sóc trẻ bị thiếu vitami nA

1.1. Nhận định

Để có những chẩn đoán chăm sóc sát với bệnh nhi, ngƣời điều dƣỡng cần hỏi, thăm khám kỹ và xác định tình trạng bệnh.

Hỏi bệnh

- Tên, tuổi của trẻ.

- Dinh dƣỡng: trẻ có đƣợc bú sữa mẹ không? Ăn dặm lúc mấy tháng tuổi? Ăn dặm có đảm bảo đầy đủ dinh dƣỡng không? Trẻ có chán ăn không?

- Mắt trẻ có nhìn kém hơn khi trời bắt đầu tối không? Trẻ có sợ ánh sáng không? - Tiền sử suy dinh dƣỡng, mới mắc các bệnh sởi, thủy đậu hay tiêu chảy kéo dài gì

không?

- Hoàn cảnh kinh tế của gia đình trẻ.

Quan sát, thăm khám

- Toàn trạng: tỉnh táo hay mệt mỏi. Thể trạng mập, trung bình hay gầy còm. - Da khô, bong vảy không? Tóc trẻ dễ rụng không?

- Quan sát, đánh giá tình trạng tổn thƣơng của mắt: quáng gà, khô kết mạc, khô giác mạc, sẹo giác mạc…

- Đánh giá về chế độ ăn hiện tại của trẻ: đủ chất dinh dƣỡng, đủ vitamin A không? - Đo nhiệt độ trẻ để phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn?

76

1.2. Chẩn đoán điều dƣỡng

Đối với trẻ thiếu vitamin A có thể có một số chẩn đoán điều dƣỡng sau:

 Khô mắt/ loét giác mạc do thiếu vitamin A.

 Trẻ chậm lớn do thiếu vitamin A.

 Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do giảm sức đề kháng.

 Bà mẹ và gia đình thiếu hiểu biết về cách chăm sóc trẻ.

1.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

1.3.1. Chế độ dinh dƣỡng: bảo đảm ăn uống hợp lý, cân đối các chất dinh dƣỡng và đủ

vitamin A.

- Phụ nữ có thai và cho con bú cần ăn những thức ăn giàu vitamin A. Ngoài thức ăn động vật, nên tận dụng các loại rau, củ, quả giàu vitamin A sẵn có ở địa phƣơng, dễ sử dụng và rẻ tiền.

- Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ để trẻ đƣợc bú sữa non. Kéo dài thời gian cho bú ít nhất 12 tháng. Trẻ từ 4 - 6 tháng cho ăn thêm rau xanh và hoa quả có nhiều vitamin A. Đối với những trẻ lớn hơn, thức ăn cho trẻ cần phải đa dạng và giàu vitamin A nhƣ gan, trứng, sữa, gấc, đu đủ, rau dền… Hàng ngày cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn để tăng sự hấp thu vitamin A. Cần lƣu ý tránh đun nấu thức ăn kéo dài ở nhiệt độ cao để giữ cho vitamin A đỡ bị phá hủy.

- Khi trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cấp nhƣ ỉa chảy, sởi… cần tăng cƣờng cho ăn thức ăn giàu vitamin A.

1.3.2. Chống nhiễm khuẩn

- Sử dụng kháng sinh thích hợp.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, ăn uống, môi trƣờng sạch sẽ.

- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất, nhất là đạm và rau quả giàu vitamin C.

1.3.3. Chế độ vệ sinh

- Hàng ngày phải vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ để tránh các ổ nhiễm khuẩn gây bệnh.

- Nếu mắt trẻ bị nhiễm khuẩn, nên dùng tăm bông vệ sinh mắt cho trẻ và chỉ dùng một đầu tăm bông cho một lần. Lau từ đầu mắt đến đuôi mắt và vệ sinh 3 – 4 lần/ ngày.

1.3.4. Thực hiện y lệnh: thuốc và xét nghiệm

1.3.4.1.Thuốc

* Khi có thiếu vitamin A cần phải điều trị cấp cứu theo phác đồ của OMS để tránh mù loà cho trẻ. Dùng vitamin A chủ yếu bằng đƣờng uống, vì vitamin A hấp thu qua niêm mạc ruột 80-90%.

- Trẻ trên 1 tuổi: + Ngày thứ 1: uống 200.000 đơn vị. + Ngày thứ 2: uống 200.000 đơn vị.

77 + Sau 2 tuần: uống 200.000 đơn vị.

- Trẻ dƣới 1 tuổi: dùng nửa liều trên.

- Cứ 4 – 6 tháng sau lại cho tiếp một liều vitamin A 200.000 đơn vị.

- Nếu trẻ nôn, ỉa chảy: cho tiêm bắp loại vitamin A tan trong nƣớc với liều tiêm bằng nửa liều uống.

- Lƣu ý: không đƣợc dùng vitamin A vƣợt quá liều quy định vì có thể gây ra

các triệu chứng ngộ độc gan, đau đầu, nôn mửa…

* Cho thuốc giãn đồng tử, chống dính mống mắt. Kháng sinh chống bội nhiễm: Chloramphenicol 0.4% một ngày 2 lần. Tra thêm dầu vitamin A giúp tái tạo biểu mô.

Chú ý: Không được dùng các loại mỡ có cortisone để tra vào mắt.

1.3.4.2.Xét nghiệm

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo y lệnh của bác sĩ (nếu có) nhƣ hóa sinh, soi đáy mắt…

1.3.5. Giáo dục sức khỏe cho gia đình trẻ

- Hƣớng dẫn các bà mẹ có thai và đang cho con bú ăn uống đầy đủ dinh dƣỡng và giàu vitamin A. Giáo dục phƣơng pháp nuôi con khoa học: bú mẹ, ăn bổ sung đúng cách, đảm bảo chất lƣợng.

- Giáo dục bà mẹ biết cách sử dụng các nguồn thực phẩm giàu vitamin A sẵn có đƣa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ.

- Giáo dục chế độ vệ sinh, giữ ấm, phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

- Giáo dục bà mẹ và gia đình trẻ cách phát hiện các biến chứng thiếu vitamin A và khi dùng quá liều vitamin A, báo ngay cho cán bộ y tế để xử lý kịp thời.

1.4. Đánh giá

- Đánh giá tình trạng toàn thân, các dấu hiệu, triệu chứng tại chỗ và biến chứng thuyên giảm.

- Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ?

- Mẹ hiểu và thực hiện theo lời khuyên để không bị tái phát bệnh.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng nhi 1 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)