Quy định về biện pháp tạm giam trong pháp luật một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 25 - 32)

- Quy định về BPTG trong Bộ luật TTHS Nhật Bản

Theo luật TTHS Nhật Bản có quy định tại điều 60 thì: “Toà án có thể giao một thẩm phán toà án quận, toà án gia đình, hoặc toà giản lược tại địa điểm nơi tìm thấy bị cáo, tạm giam người này… Thẩm phán được phân công, hoặc chấp nhận việc chuyển giao này phải ban hành lệnh tạm giam”8. Như vậy, có thể thấy rằng luật TTHS Nhật Bản quy định thẩm quyền áp dụng tạm giam được giao duy nhất cho một cơ quan là Tòa án. Thẩm phán là người sẽ ra lệnh tạm giam, dù cho Thẩm phán được phân công không nhận vụ việc, không có thẩm quyền vẫn có thể giao cho một Thẩm phán khác tại tòa án quận, tòa án gia đình hoặc tòa án giản lược được ủy quyền chấp nhận việc phân công ra lệnh tạm giam như tại điều 2 khoản 66 BLTTHS Nhật Bản.

Tại BLTTHS Nhật Bản quy định rõ trong các điều luật cũng phần nào thể hiện được việc dù có ban hành hình phạt nghiêm khắc hay áp dụng BPTG thì cũng phải được xem xét cụ thể nhằm bảo đảm không xâm phạm đến những quyền, lợi ích cơ bản của công dân. Tại điều 60 BLTTHS Nhật Bản quy định: Chỉ khi Thẩm phán xét 8 Bộ luật Tố tụng hình sự Nhật Bản chương VIII- Lệnh triệu tập, tạm giam và đưa vào tạm giam

thấy có căn cứ cho rằng người bị tình nghi đã phạm tội và hội tụ đủ 2 điều kiện sau, thì thẩm phán có quyền ra quyết định tạm giam bị cáo:

+ Một là, có đầy đủ căn cứ để nghi ngờ bị cáo đã phạm tội + Hai là, bị cáo thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Bị cáo không có nơi cư trú cố định;

- Có đủ lý do để nghi ngờ là người này có thể tiêu huỷ hoặc che dấu chứng cứ;

- Bị cáo chạy trốn, hoặc có đủ căn cứ nghi ngờ là người này có thể trốn.

Tại điều 37 khoản 2 BLTTHS Nhật Bản cũng đã quy định: “bị can liên quan đến vụ án có mức hình phạt tử hình, tù khổ sai hoặc chung thân hoặc thời hạn tối đa không quá ba năm, nếu bị can không thể chỉ định người bào chữa vì không đủ kinh phí hoặc vì lý do khác, Thẩm phán phải, sau khi có yêu cầu, chỉ định người bào chữa cho bị can”9. Điều này chứng tỏ rằng BPTG tại Nhật Bản cũng áp dụng cho cả bị can, bị cáo.

BLTTHS Nhật Bản cũng quy định rõ về việc không được phép lạm dụng BPTG cũng như không áp dụng biện pháp trái với quy định pháp luật : “Không được tạm giam bị cáo trừ khi và cho đến khi Toà án đã thông báo cho bị cáo về vụ án và lắng nghe tuyên bố của người này”10. Tuy nhiên, BLTTHS Nhật Bản vẫn còn điểm hạn chế trong việc không có căn cứ pháp lý quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp này đối với bị can tại điều luật về tạm giam tại điều 60. Và theo quy định thì bị cáo chỉ cần có đủ hai căn cứ nêu trên mà không cần xét đến việc họ phạm tội với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội có như thế nào thì vẫn sẽ có thể áp dụng tạm giam điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng trong việc áp dụng tạm giam. Điều này có thể xem là quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã và đang bị xâm phạm chưa được bảo vệ. Nhưng riêng đối với trường hợp bị can bị tạm giam thì tại điều luật khác(điều 37 khoản 2) lại có quy định khi họ liên quan đến vụ án có mức hình phạt tử hình, tù khổ sai hoặc chung thân hoặc thời hạn tối đa không quá ba năm chứng tỏ rằng bị can phạm vào những tội rất nghiêm trọng thì sẽ bị tạm giam.

Về thời hạn tạm giam được Bộ luật quy định: Không quá 2 tháng sau ngày ra quyết định khởi tố, nếu trong thời hạn tạm giam mà việc giải quyết VAHS ở các giai đoạn vẫn chưa được hoàn thành và trong trường hợp thật cần thiết mới có thể 9 Bộ luật Tố tụng hình sự Nhật Bản chương IV- Người bảo chữa và trợ lý

được tiếp tục gia hạn việc tạm giam bằng quyết định nhưng phải nêu được rõ lý do xác đáng cho việc gia hạn tạm giam này.

Việc thi hành lệnh tạm giam phải được thi hành bởi thư kí của văn phòng công tố hoặc Cảnh sát dưới sự chỉ huy của Công tố viên và lệnh tạm giam phải được thông báo cho người bị tình nghi phạm tội càng sớm càng tốt. Lệnh tạm giam trong đó có thể miêu tả diện mạo, vóc dáng, hoặc các đặc điểm khác cho phép nhận dạng người này trong trường hợp không biết tên của bị cáo v.v... Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị tạm giam thì trong suốt quá trình kể từ khi bị bắt cho tới quá trình tố tụng, người bị tình nghi bị bắt có quyền được thông báo về quyền chỉ định người bào chữa.

- Quy định về BPTG trong Bộ luật TTHS Cộng hòa liên bang Đức

Trong Bộ luật TTHS Cộng hòa liên bang Đức, BPTG được quy định tại Điều 112 và điều 114 về đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền áp dụng và điều kiện áp dụng: “Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can nếu có căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó đã phạm tội và nếu có căn cứ để bắt”11. Hai đối tượng kế tiếp có thể áp dụng biện pháp này là bị can và bị cáo. So với BLTTHS Nhật Bản và BLTTHS Việt Nam thì đối tượng áp dụng BPTG tại Cộng hòa liên bang Đức có phần rộng hơn khi áp dụng trước khi xét xử và áp dụng đối với các đối tượng bao gồm người bị tình nghi thực hiện tội phạm (khi có quyết định bắt), bị can (khi có quyết định truy tố của Viện công tố) và bị cáo (khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án).

Nhưng thẩm quyền ban hành lệnh tạm giam tại BLTTHS Cộng hòa liên bang Đức lại mang tính chặt chẽ, công bằng hơn không mang tính tùy nghi so với BLTTHS Nhật Bản quy định, do Thẩm phán quyết định thể hiện được sự quan trọng của BPTG xét thấy bị can có đầy đủ căn cứ, bằng chứng để tin tưởng rằng bị can đã hoặc đang trốn tránh; Xét tới các tình tiết của vụ án cụ thể, có khả năng bị can sẽ trốn tránh (nguy cơ bỏ trốn); hoặc hành vi của bị can dẫn tới nghi ngờ rằng họ sẽ tiêu hủy chứng cứ hoặc có hành vi tác động sai trái tới đồng phạm, nhân chứng thì mới được quyền tạm giam hoặc khi rơi vào các trường hợp tại điều 112 và 112a.

Việc tạm giam cũng có thể không áp dụng nếu như việc giải quyết vụ án có thể áp dụng các hình phạt hoặc BPNC khác. Không được lạm dụng BPTG vì có thể

gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như các quyền lợi của người bị tình nghi phạm tội. Bị can chỉ có thể bị tạm giam khi có trát bắt hoặc lệnh bắt của Tòa án phải ghi rõ những căn cứ về việc tại sao bị cáo lại bị bắt, giải thích ngắn gọn tội phạm mà người đó đã thực hiện hoặc bị nghi thực hiện trước đó chứ không được phép tùy tiện bắt giữ người không căn cứ. Một bản sao lệnh bắt của Tòa án phải được gửi cho bị can và Tòa án thông báo cho một người thân trong gia đình của bị can với điều kiện không ảnh hưởng đến mục đích của việc điều tra. Bị can chỉ có thể bị tạm giam nếu đã thực hiện nhiều lần hoặc tiếp tục thực hiện một hành vi hình sự mà trong việc thực hiện hành vi đó được pháp luật quy định phạt tự do có thời hạn 5 năm trở lên, hoặc nếu thời hạn phạt tù trên 1 năm nhưng được luật TTHS liên bang Đức liệt tội đó vào loại tội phạm đặc biệt mà người vi phạm sẽ bị tạm giam tại điều 112a. Đối với trường hợp những tội ít nghiêm trọng có mức phạt tù giam đến 6 tháng tại điều 113 xét thấy nếu bị can có khả năng bỏ trốn khi có các trường hợp được quy định thì mới bị tạm giam. Điều luật này lại thể hiện được tinh thần nhân đạo, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân hơn so với BLTTHS Việt Nam và Nhật Bản

Không được phép tạm giam bị can phạm tội quá 6 tháng trừ trường hợp chứng minh được rằng vụ án có khó khăn đặc biệt trong quá trình điều tra hoặc một số lý do có liên quan quan trọng khác ngăn cản cho việc tuyên án. Việc tạm giam một người quá 6 tháng sẽ phải được hủy bỏ nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam vì người bị tạm giam chỉ bị tình nghi là phạm tội chứ chưa hề có bản án quyết định họ có tội cho nên việc tạm giam trong một thời gian dài như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống sinh hoạt trong xã hội sau này của họ, chỉ được phép tiếp tục tạm giam sau 6 tháng “chỉ trong trường hợp thi hành lệnh bắt bị đình chỉ theo điều 116 hoặc khi do Tòa án khu vực cấp trên ra lệnh tiếp tục tạm giam”12. Theo đó, ngay sau khi bắt, người bị buộc tội được đưa đến trước Tòa án có thẩm quyền hoặc Tòa án địa phương nơi gần nhất, không muộn hơn ngày tiếp theo sau khi bị bắt và nếu có căn cứ thì Thẩm phán phải ra lệnh bắt để tạm giam đối tượng này.

Quy định về BPTG trong Bộ luật TTHS Cộng hòa liên bang Indonesia

Đối tượng bị áp dụng BPTG trong BLTTHS Indonesia bao gồm bị can và bị cáo vì lợi ích điều tra và truy tố tại điều 2013. Tại điều 21 BLTTHS của Indonesia việc đưa ra quyết định lệnh tạm giam dựa trên cơ sở có đủ bằng chứng, trong trường hợp có những tình tiết cho thấy bị can hoặc bị cáo sẽ bỏ trốn, làm hư hỏng hoặc tiêu hủy tài liệu chứng cứ và/hoặc tái phạm. Bị can hoặc bị cáo chỉ bị tạm giam “khi có trát bắt hoặc lệnh tạm giam của Tòa án trong đó có xác định rõ nhận dạng của nhi can hoặc bị cáo, đề cập đến lý do tạm giam, nơi giam giữ và giải thích ngắn gọn về VAHS mà người đó bị nghi là đã thực hiện. Bản sao trát bắt hoặc lệnh tạm giam của Tòa án sẽ được gửi cho gia đình người bị tạm giam”14. Việc tạm giam theo pháp luật Indonesia cũng bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi hành vi phạm tội mà thời hạn phạt tù dưới 5 năm nhưng hành vi phạm tội này mang tính chất nguy hiểm đặc biệt và những hành vi phạm tội mà luật quy định thời hạn phạt tù từ 5 năm trở lên thì mới áp dụng tạm giam tại điều 21 khoản 4 điểm a. Như vậy, BPTG theo pháp luật Indonesia được đánh giá là thể hiện được tinh thần nhân quyền khi xem xét tính chất hành vi nguy hiểm của tội phạm tạm giam để đảm bảo VAHS được thuận lợi trong việc xét xử chứ không mang tính lạm dụng.

Bộ luật TTHS Indonesia cũng quy định rõ hình thức tạm giam gồm có: “tạm giam trong nhà tù tạm giam của Nhà nước, tạm giam tại gia hoặc tạm giam trong phạm vi thành phố”15. Lệnh tạm giam do Điều tra viên ban hành được quy định tại điều 20 sẽ chỉ có hiệu lực tối đa là 20 ngày, nếu hết thời hạn 20 ngày mà việc điều tra vẫn chưa hoàn thành thì Công tố viên có thẩm quyền gia hạn thêm 40 ngày theo. Khoản 4 cũng quy định rõ sau 60 ngày Điều tra viên phải trả tự do cho người bị tạm giam16.

Lệnh tạm giam của Công tố viên chỉ có hiệu lực trong thời hạn 20 ngày là nhiều nhất, nếu sau 20 ngày mà việc điều tra vẫn chưa kết thúc thì thẩm phán Tòa án cấp huyện có thẩm quyền gia hạn thêm 30 ngày. Như vậy, sau 50 ngày công tố viên phải trả tự do cho người bị tạm giam theo điều luật17. Thẩm phán của tòa án cấp quận có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong thời hạn tối đa là 30 ngày. Trong 13 Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự Indonesia chương II- Tạm giam

14 Điều 21 khoản 2 Bộ luật Tố tụng hình sự Indonesia chương II- Tạm giam

15 Điều 22 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự Indonesia

16 Điều 24 khoản 1,2,4 Bộ luật tố tụng hình sự Indonesia

trường hợp thật cần thiết vì công việc điều tra chưa hoàn thành thì Chánh án tòa án cấp quận cho phép kéo dài thời hạn thêm 60 ngày. Nhưng sau 90 ngày Thẩm phán Tòa án cao cấp chưa được ra quyết định về vụ án thì bị cáo vẫn phải được trả tự do. Điều 27 của Bộ luật quy định về thời hạn tạm giam bị cáo trong trường hợp có kháng cáo cụ thể như sau: Thẩm phán Tòa án cao cấp đang xét xử vụ án có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong thời hạn tối đa là 30 ngày. Nếu hết thời hạn tối đa 30 ngày này mà vụ án vẫn chưa được giải quyết thì Chánh án Tòa án cao cấp có thể gia hạn tạm giam tối đa thêm 60 ngày. Như vậy, sau thời hạn 90 ngày bị cáo phải được trả tự do. Điều 28 quy định: “Thẩm phán Tòa án tối cao có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong thời hạn nhiều nhất là 50 ngày với mục đích là xem xét “giám đốc thẩm”. Trong trường hợp phải xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án tối cao có thẩm quyền gia hạn việc tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 110 ngày thì bị cáo phải được trả tự do dù vụ án chưa được đưa ra quyết định bởi các thẩm phán Tòa án tối cao bảo đảm bị cáo không bị tạm giam quá hạn”18.

Những quy định về BPTG trong các BLTTHS nước ngoài cũng quy định cụ thể, chi tiết về những trường hợp nào không nhất thiết phải áp dụng BPTG nếu như có những biện pháp áp dụng tương tự nhưng vẫn đảm bảo được cho quá trình điều tra không bị gây cản trở do không thể thu thập được chứng cứ từ người bị tình nghi phạm tội cũng như đảm bảo được họ không có khả năng tiếp tục phạm tội mặc dù BLTTHS của mỗi nước vẫn còn những hạn chế nhưng BLTTHS Việt Nam cũng cần có sự tham khảo điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu thế pháp luật của thế giới.

Tổng Kết Chương 1

Kết quả nghiên cứu tại Chương 1 của Luận văn đã giúp học viên giải quyết được những vấn đề lý luận về BPTG như sau:

1. Luận văn đã xây dựng khái niệm BPTG trên cơ sở mở rộng nhận thức qua các quan điểm khác nhau về định nghĩa của BPTG của các nhà làm luật, cũng như xác định được các ý nghĩa quan trọng của BPTG trong pháp luật TTHS Việt Nam đó là: Tính cưỡng chế của BPTG; Tính hạn chế quyền tự do của con người; Tính căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, chặt chẽ khi áp dụng; BPTG chỉ áp dụng khi các BPNC khác không đạt được mục đích. Tìm hiểu được những căn cứ làm cơ sở cho việc quy định BPTG cũng như nhận thức được những mục đích của BPTG để từ đó hiểu được tầm quan trọng của biện pháp trong quá trình giải quyết VAHS.

2. Luận văn cũng đưa ra và phân tích các cơ sở của việc xây dựng quy định BPTG trong TTHS, đó là: Dựa vào các quy định của Hiến pháp; Đảm bảo quyền công dân, quyền con người; Đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của TTHS;

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 25 - 32)