Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, thái độ và trách nhiệm của các cơ quan,

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 67 - 69)

quan, người tiến hành tố tụng

Trên thực tế, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn có những nhận thức và thái độ khác nhau về việc áp dụng BPTG. Giữa các cơ quan khác nhau thì việc áp dụng BPTG có thể dựa theo loại tội chủ yếu trong nhận thức của của ĐTV, KSV mà không cần quan tâm đến tính chất cần ngăn chặn của từng trường hợp. Mặc định đối với phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với các khả năng bỏ trốn, thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì việc tạm giam sẽ là điều hiển nhiên. Vì các cơ quan tiến hành tố tụng đều nghĩ rằng khi kết án, những bị can, bị cáo này thường sẽ bị áp dụng hình

phạt tù có thời hạn, chung thân, từ hình nên việc tạm giam đối với họ cũng là phù hợp để đảm bảo việc thi hành án và họ không có khả năng tiếp tục phạm tội. Vẫn còn một số bộ phận cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nghĩ rằng bị can, bị cáo là những người thực hiện hành vi phạm tội, cần bị trừng phạt bởi pháp luật thay vì nhận thức rằng họ chỉ đang bị nghi ngờ, chưa có căn cứ chứng minh hành vi phạm tội nên cần tạm thời cách ly khỏi xã hội để thuận lợi cho việc điều tra cho đến khi họ nhận bản án có hiệu lực pháp luật, phán quyết hành vi của họ có phạm tội hay không. Do đó, việc nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo bị tạm giam là vấn đề cần được quan tâm và quán triệt có như vậy thì mới đảm bảo được tính khách quan, công tâm, không có sự tùy tiện trong quá trình giải quyết vụ án có như vậy thì mục đích của biện pháp tạm giam mới đúng đắn, chính xác.

Vai trò của những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng chưa được đề cao. Có những trường hợp VKS mặc dù biết rằng thời hạn phê chuẩn lệnh tạm giam ngắn nhưng lại thụ động đối với các đề xuất, kiến nghị của CQĐT dẫn đến quyền lợi cơ bản của người bị tạm giam bị ảnh hưởng. VKS lơ là hoạt động thu thập, xác minh ban đầu của CQĐT cho đến khi CQĐT chuyển hồ sơ sang thì mới tiếp xúc và nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ dẫn đến tắc trách trong công việc, đề ra các yêu cầu điều tra sau khi nghiên cứu tài liệu thì không còn kịp thời hạn để thu thập chứng cứ. Đối với các trường hợp bị can bị tạm giam sang đến giai đoạn truy tố, xét xử, VKS, Tòa án thường tiếp tục áp dụng biện pháp này đối với họ mà không xem xét lại các căn cứ áp dụng còn tồn tại hoặc còn cần thiết không.

Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPTG có thể áp đặt suy nghĩ của mình lên việc buộc tội bị can, bị cáo dẫn đến việc áp dụng biện pháp không được công tâm, chính xác mà dựa vào lý trí chủ quan của họ nên việc xem xét các dấu hiệu gỡ tội hoặc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ có lợi cho bị can, bị cáo không được cân nhắc. Điều này xuất phát từ việc các cơ quan tiến hành tố tụng áp lực việc thi đua khen thưởng, đạt chỉ tiêu giải quyết được hết các án nhanh chóng nên chưa thực sự có nhận thức quan tâm, chú trọng đến bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

Các nguyên nhân mang tính chủ quan cùng với các bất cập trong quy định của BLTTHS đã dẫn đến việc áp dụng BPTG mang tính trấn áp tội phạm nên không quan tâm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)