Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 54 - 55)

Tạm giam là biện pháp được áp dụng khá phổ biến trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự trong thực tiễn hiện nay ở nước ta. BLTTHS năm 2015 đã mở rộng thêm đối tượng bị áp dụng BPTG giải quyết được bất cập trong thực tiễn và thể hiện chính sách hình sự của nước ta là nếu đối tượng phạm tội nhiều lần hoặc sau khi phạm tội lại bỏ trốn thì tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội rất cao nên áp dụng biện pháp tạm giam là cần thiết.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin của VKSND tối cao thì trong khoảng thời gian từ năm 2016-2020, số người bị áp dụng BPTG thay đổi tăng, giảm qua các năm và có xu hướng gia tăng. Cụ thể: năm 2016 là 116.416 người, năm 2017 là 106.676 người, năm 2018 là 102.106 đối tượng, năm 2019 có số người bị áp dụng BPTG là 130.289 người, năm 2020 khởi tố 140.358 bị can30

Tỷ lệ áp dụng BPTG sau khi có quyết định khởi tố bị can trong giai đoạn 2018-2020 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Bảng 2: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam Tình hình áp dụng BPTG Năm Tổng số bị can đã khởi tố Tổng số bị can, bị cáo bị tạm giam Tỉ lệ 2016 127.843 116.416 91.06% 2017 121.642 106.676 87.70% 2018 125.421 102.106 81.41% 2019 155.293 130.289 83.89% 2020 157.458 140.358 89.13% Tổng số 687.657 595.845 86.64%

(Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKSNDTC)

Số liệu về BPTG từ năm 2018-2020 cho thấy biện pháp này được áp dụng với tỷ lệ là 86.64% trên tổng số người bị khởi tố. Với tỷ lệ này có thể thấy được việc áp dụng BPTG rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay với xu hướng tăng qua các năm. 30 VKSND tối cao, Báo cáo công tác kiểm sát các năm 2018, 2019 và 2020.

Trong khi đó, việc áp dụng tạm giam làm hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian tương đối dài và phải bị cách ly khỏi xã hội tại một cơ sở giam giữ. Mặc dù BLTTHS năm 2015 vẫn đảm bảo các quyền hợp pháp của con người, của công dân không bị tước bỏ nhưng trên thực tế việc bị tạm cách ly khỏi xã hội thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyền của con người như: Quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, nhu cầu giải trí, quyền gặp mặt thân nhân, v.v… Giai đoạn từ năm 2018-2020 thì việc áp dụng BPNC khác trong đó biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng thường xuyên. Biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh và đặt tiền để đảm bảo ít được áp dụng trên thực tế. Điều này cho thấy thì BPTG chưa được người tiến hành tố tụng nhận thức đúng bản chất cũng như mục đích của biện pháp nên việc áp dụng BPNC khác ít nghiêm khắc hơn chưa được áp dụng phổ biến. Để đảm bảo quyền con người thể hiện được tính nghiêm khắc cao nhất của BPTG trong các biện pháp ngăn chặn thì việc xem xét áp dụng tạm giam phải thận trọng và chỉ được áp dụng khi có đủ các cơ sở khẳng định rằng nếu áp dụng các BPNC khác sẽ không hiệu quả và không đạt được mục đích ngăn chặn tội phạm.

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 54 - 55)