Thực tiễn áp dụng căn cứ, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 55 - 57)

Nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nghiêm minh thì việc áp dụng BPTG đối với từng loại tội phạm khác nhau sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam nhưng cũng thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật. Tình hình áp dụng căn cứ tạm giam thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 3: Tình hình áp dụng căn cứ tạm giam Căn cứ Năm Tổng số bị can, bị cáo bị tạm giam(1) Tỉ lệ Căn cứ 1 (2) Căn cứ 2 (3) (2):(1) (3):(1) 2016 116.416 75.254 41.171 64.65% 35.37% 2017 106.676 68.267 38.409 63.99% 36.01% 2018 102.106 64.791 37.315 63.45% 36.55% 2019 130.289 84.145 41.395 60.74% 29.94% 2020 140.358 87.987 57.190 60.55% 35.75% Tổng số 595.845 380.444 215.480 63.84% 36.16% (Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKSNDTC)

Ghi chú:

(1): phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng

(2): phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng với quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có các căn cứ thỏa mãn một trong những trường hợp tại điều 119 khoản 2 BLTTHS năm 2015.

Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng, tỉ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam theo căn cứ 2 chiếm số lượng cao là 63.84%. Tỉ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam theo căn cứ 1 chiếm 36.16%. Trên thực tế vì cho rằng bị can, bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho cơ quan điều tra nên phần lớn đều bị áp dụng tạm giam đối với nhóm tội theo căn cứ 2. Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết của VKSNDTC thông qua việc kiểm tra ngẫu nhiên các trường hợp tạm giam được VKS phê chuẩn từ năm 2010-2020 cho thấy:

Có 116 trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 77,3% tổng các trường hợp tạm giam. 37 trường hợp CQĐT thu thập được các chứng cứ xác định bị can có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho công tác điều tra, chiếm 31,8% tổng số các trường hợp bị tạm giam do phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Có 34 trường hợp phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt theo quy định của BLHS là trên 2 năm tù, chiếm tỉ lệ 22.7% tổng số các trường hợp bị tạm giam. Bị can có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội có 21 trường hợp chiếm 61.8% bị tạm giam do phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng. 37 trường hợp CQĐT xác định được bị can có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội chiếm 31.8% tổng số các trường hợp bị tạm giam do phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; 79 hồ sơ đề nghị phê chuẩn nhưng lại không có đủ các chứng cứ chứng minh các dấu hiệu trên. Các căn cứ áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo chủ yếu: họ không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không thể xác định được nơi cư trú; bị can từng có tiền án, tiền sự v.v…

Đối với trường hợp bị can bị bệnh nặng không áp dụng BPTG do chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là bệnh nặng, căn cứ áp dụng chưa được rõ ràng nên việc tạm giam chưa được thống nhất. Trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp vụ án bị can do bệnh nặng nhưng điều kiện tinh thần lẫn vật chất bị hạn chế nên đã chết trong trại tạm giam vì họ trước đó đã có bệnh nền nặng trong người như bị can Trần Văn Hiền ở Đà Nẵng bị chết trong thời gian tạm giam do tiểu đường và viêm dạ dày ruột cấp; bị cáo Trần Thị Giang trong vụ án tham ô tài sản trước khi bị bắt tạm giam

đã bị hở van tim 2 lá, phải đại phẫu thuật nhưng vẫn bị tạm giam và được tại ngoại sau gần 5 năm.

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 55 - 57)