Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về đối tượng, thẩm quyền áp

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 35 - 43)

biện pháp này sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Việc áp dụng BPTG luôn gắn liền với những hạn chế về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, không phải trường hợp nào, tội phạm nào cũng áp dụng biện pháp này nên cần xem xét thận trọng trước khi ra quyết định.

2.1.2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về đối tượng, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam áp dụng biện pháp tạm giam

- Đối tượng áp dụng

Pháp luật TTHS với nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Để thực hiện được thì các căn cứ pháp lý trong quy định của BPTG cũng góp phần hỗ trợ cho việc giải quyết VAHS được nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là một biện pháp mang tính nghiêm khắc nhất và hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nên người có thẩm quyền cần xem xét, đánh giá khách quan trong việc áp dụng BPTG, tránh gây ra hậu quả khôn lường, oan sai làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Do đó, việc xác định căn cứ để tạm giam một cách khách quan, chính xác là tiền đề để quyết định đối tượng áp dụng BPTG. Theo Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định các căn cứ áp dụng BPTG, cụ thể:

Thứ nhất, BPTG áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là “tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”; tội phạm rất nghiêm trọng là “tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù” tại điều 9 BLHS 2015. Khi bị can, bị cáo thuộc trường hợp này thì người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam có thể tạm giam ngay mà không cần có thêm các căn cứ tạm giam khác. Đây là căn cứ dựa vào phân loại tội phạm được BLHS quy định và lưu ý đây là căn cứ duy nhất không cần thêm các điều kiện khác thì người có thẩm quyền áp dụng tạm giam được phép áp dụng BPTG. Việc áp dụng tạm giam đối với trường hợp này có thể thấy được tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của bị can, bị cáo rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên việc áp dụng BPTG là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo cho trật tự an ninh xã hội. Tuy nhiên, theo quan điểm của học viên việc tạm giam được phân loại dựa vào loại tội phạm chưa thật sự phù hợp như trường hợp có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, việc quyết định tạm giam trong thực tiễn mang tính tuỳ nghi áp dụng vì ngoài căn cứ phân loại tội phạm thì luật không quy định thêm căn cứ khác. Trên thực tế do việc nhận thức của các chủ thể áp dụng tạm giam cho rằng tạm giam là “công cụ” tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý vụ án nên hầu như bị can, bị cáo thuộc hai trường hợp trên đều bị tạm giam. Sự tùy nghi và áp dụng một cách máy móc dựa vào phân loại tội phạm còn xảy ra trong những trường hợp như phạm tội do bộc phát không làm chủ được bản thân gây nên hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Mặc dù, những đối tượng này phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, không có căn cứ bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội. Có nhiều trường hợp do lỗi vô ý mà gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nên được xem xét lại căn cứ áp dụng BPTG này.

Thứ hai, tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả

mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Ngoài căn cứ nêu trên thì đây là căn cứ thứ hai để có thể áp dụng BPTG đối với bị can, bị cáo. Trường hợp này khi áp dụng BPTG cần có các căn cứ như sau:

Bị can, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng mà hình phạt quy định trên 02 năm tù. Theo đó, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù. Còn tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. Như vậy, có thể thấy bị can, bị cáo có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với căn cứ áp dụng BPTG đầu tiên.

Tuy nhiên, không phải trong bất kì trường hợp nào bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đều có thể áp dụng BPTG mà tội phạm đó cần phải được BLHS quy định mức phạt tù từ trên hai năm trở lên. Ngoài 2 điều kiện tại căn cứ áp dụng này thì để áp dụng BPTG còn đòi hỏi điều kiện thứ ba đó là khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau: Đã bị áp dụng BPNC khác nhưng vi phạm. Đây là trường hợp bị can đã được xem xét áp dụng các BPNC nhẹ hơn BPTG như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ theo quy định của các biện pháp đó. Vì vậy, cần phải áp dụng tạm giam thì mới có thể đảm bảo được cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can. Nếu bị can không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch bị can thì sẽ rất khó cho cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng BPNC khác vì có thể họ sẽ bỏ trốn và cơ quan chức năng không thể tìm ra được làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử sẽ rất khó khăn. Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Tại căn cứ áp dụng BPTG học viên xét thấy vẫn chưa có quy định rõ ràng, cụ thể trường hợp nào được xem là “không có nơi cư trú rõ ràng” nên việc áp dụng chưa được thống nhất, hợp lý cho các cơ quan có thẩm quyền

Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn. Đây là trường hợp bị can đã bị áp dụng các BPNC khác nhưng bỏ trốn hoặc có dấu hiệu bỏ trốn. Cần phân biệt với trường hợp đã áp dụng BPNC khác nhưng vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp đó như: không có mặt theo lệnh triệu tập, đe dọa người tiến hành tố tụng, v.v… còn đối với căn cứ này là bị can, bị cáo đã bỏ trốn hoặc có dấu hiệu bỏ trốn. Qua nghiên cứu từ điển tiếng Việt 20 có thể hiểu bỏ trốn là việc mà bị can nhằm trốn tránh việc xử lý của pháp luật, không có mặt tại nơi cư trú, rời khỏi địa phương một cách bí mật mà cơ quan tiến hành tố tụng không hề biết được, gây khó khăn trong hoạt động giải quyết vụ án vì không biết được nơi ở mới của bị can. Tại Điều 231, Điều 247 điểm b khoản 1, Điều 281 điểm b khoản 1 và Điều 290 BLTTHS năm 2015, sau khi khởi tố bị can nếu bị can bỏ trốn thì CQĐT sẽ ra Quyết định truy nã nếu trong giai đoạn điều tra vụ án. VKS sẽ ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án nếu hết thời hạn truy tố mà chưa bắt được bị can. Thẩm phán chủ tọa sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử chưa bắt được bị can hoặc bị can không có mặt tại phiên tòa. Như vậy, chỉ có CQĐT mới có thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng, còn VKS và TA chỉ có thẩm quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã khi vụ án đang trong giai đoạn truy tố hoặc xét xử. Ngoài ra Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng CQĐT theo quy định tại khoản 2,3 Điều 36 BLTTHS năm 2015 có thẩm quyền ra quyết định truy nã.

Trong trường hợp CQĐT ra quyết định truy nã sau đó bị can đầu thú thì có áp dụng BPTG hay không ?

Theo quan điểm của học viên thì CQTHTT không thể tạm giam bị can vì bị can không bị bắt theo quyết định truy nã mà họ ra đầu thú sau khi có quyết định truy nã. Tại Điều 13 và Điều 16 Thông tư liên tịch số 13 ngày 09/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự về truy nã21

đã phân định rõ về việc xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã và giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú. Do vậy, dù bị can có hành vi bỏ trốn bị truy nã nhưng không bị bắt theo quyết định truy nã theo pháp luật quy định để đủ điều kiện áp dụng BPTG nên CQTHTT không thể tạm giam bị can. Quy định này đã thể hiện được việc bị can đầu thú cũng là tình tiết giảm nhẹ trách 20 Từ điển tiếng việt,Nguyễn Văn Xô chủ biên năm 2008

21 Thông tư liên tịch số 13/2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự về truy nã, Chương III, Điều 13, Điều 16.

nhiệm hình sự, thể hiện thái độ ăn năn và bản thân bị can cũng biết chắc rằng họ không thể nào trốn thoát được cơ quan chức năng nên việc tạm giam có thể không áp dụng.

Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội. Trường hợp này được hiểu là bị can, bị cáo sẽ tiếp tục thực hiện một hành vi phạm tội mới hoặc có dấu hiệu nghi ngờ họ có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới. Bị can, bị cáo nếu tiếp tục thực hiện tội phạm mới dù là loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì đều có thể tạm giam. Tuy nhiên, hiện nay do không có văn bản hướng dẫn như thế nào là “tiếp tục phạm tội” đã dẫn đến trong thực tiễn việc áp dụng BPTG tại các địa phương vẫn còn hạn chế và gây nên sự áp dụng tùy nghi. Thậm chí có thể gây nên 2 luồng quan điểm khác nhau cho các cơ quan tiến hành tố tụng như sau:

Quan điểm thứ nhất: Bị can có được xem là tiếp tục phạm tội hay không khi

thời điểm CQĐT đang trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc thì bị can thực hiện hành vi phạm tội. Bị can chỉ được xem là tiếp tục phạm tội nếu thời điểm thực hiện hành vi phạm tội vi đã được cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can vì hoạt động khởi tố được xem là xác định có dấu hiệu phạm tội để thực hiện tiếp theo các hoạt động tố tụng khác như điều tra, thu thập chứng cứ, truy tố và xét xử. Do đó, nếu chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì chưa có căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị can là dấu hiệu “tiếp tục phạm tội” nhằm thực hiện BPTG đối với bị can.

Đối với trường hợp, bị can, bị cáo đã có tiền án, tiền sự nhưng chưa xóa án tích, việc tiếp tục thực hiện hành vi phạm pháp, nguy hiểm cho xã hội BLHS quy định là tội phạm thì được xem là tiếp tục phạm tội và có thể áp dụng khoản 3 Điều 119 BLTTHS năm 2015. Vì trong trường hợp này hành vi phạm tội lần đầu đã được điều tra, xét xử và được kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nên hành vi vi phạm tiếp theo hiển nhiên là tiếp tục phạm tội.

Quan điểm thứ hai: Vẫn có quan điểm cho rằng việc bị can thực hiện hành vi

phạm tội tiếp theo được xem là tiếp tục phạm tội dù cho hành vi vi phạm pháp luật ban đầu vẫn chưa bị khởi tố vụ án. Quan điểm này dựa trên việc xác định rằng một hành vi vi phạm pháp luật gồm có 4 yếu tố cấu thành tội phạm là khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Một người đã thực hiện hành vi vi phạm luật cấu thành đủ các yếu tố trên thì được xem là tội phạm. Khi áp dụng BPTG, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng xem xét, điều tra toàn diện về các yếu tố

hành vi, nhân thân, tính chất nguy hiểm cho xã hội, thái độ ăn năn của bị can. Và khi bị can đã thực hiện liên tiếp các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì áp dụng BPTG là thiết thực để răn đe, giáo dục cho bị can không còn xem thường pháp luật.

Đối với các đối tượng đặc biệt tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS như: phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng. BLTTHS năm 2015 đã thực hiện nguyên tắc nhân đạo nên quy định chặt chẽ về việc áp dụng BPTG đối với những đối tượng này. Tuy nhiên, để tránh tình trạng những đối tượng này dựa vào sự nhân đạo của Nhà nước mà gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự do không bị tạm giam. Tại đây có một vấn đề học viên thấy chưa được hợp lý đó là như thế nào là “người bị bệnh nặng, người già yếu” được quy định ra sao vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Điều này gây nên những khó khăn cho cơ quan chức năng khi bị can thật sự bệnh nặng nhưng lại không có điều luật làm căn cứ để áp dụng cho phép bị can không phải bị tạm giam mà thay thế bằng các BPNC hoặc ngược lại vì chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật. Dẫn đến tình trạng có những trường hợp bị bệnh nặng đáng lẽ không áp dụng BPTG thì lại áp dụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Tại cả hai Nghị Quyết 01/2007/NĐ-HĐTP22 và Nghị Quyết 01/2006/NĐ-HĐTP23 lại có sự quy định vẫn chưa được thống nhất về độ tuổi, đối với trường hợp bệnh nặng

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 35 - 43)