Quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 34 - 35)

Các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về cải cách tư pháp đã đặt ra yêu cầu về việc phải tăng cường hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng vẫn đảm bảo được quyền con người, quyền công dân dựa trên các nguyên tắc tư pháp tiến bộ.

Kế thừa những giá trị to lớn của BLTTHS năm 2003, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới xã hội thì nội dung và kỹ thuật lập pháp tại BLTTHS năm 2015 đã được đổi mới, xây dựng một Bộ luật tiến bộ, khoa học nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn, đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ con người, công dân theo hướng: (1)

Bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, chính xác;(2) Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân được tăng cường tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội;(3) BLTTHS năm 2015 đã kế thừa những quy định phù hợp, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành thực tiễn;(4) Tiếp tục duy trì và phát huy ưu điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn, học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm quốc tế một cách chọn lọc sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Là một chế định của pháp luật TTHS, BPTG có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc giải quyết các vụ án hình sự có hiệu quả. Tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã có quyết định đưa ra xét xử của Tòa án nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội và được áp dụng trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự từ điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Về cơ bản, BLTTHS đã quy định khá cụ thể, đầy đủ về căn cứ áp dụng, thời hạn áp

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 34 - 35)