Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền áp dụng biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 77 - 78)

pháp tạm giam

Để BPTG được khách quan chính xác, nâng cao hiệu quả quá trình đấu tranh, phòng, chống tội phạm thì trình tự, thủ tục của biện pháp này phải được quy định rõ ràng, chặt chẽ. Như vậy, thì việc lạm dụng, sử dụng tùy nghi BPTG sẽ được hạn chế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thẩm quyền áp dụng BPTG mặc dù BLTTHS hiện hành đã thu hẹp số lượng chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPTG, nhưng vẫn cần quy định thay đổi theo hướng cho phép những người trực tiếp tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPNC là phù hợp, để nâng cao tính thực tế và tính trách nhiệm trong thi hành công vụ. Vì chỉ những người trực tiếp đảm nhiệm và theo dõi, thu thập chứng cứ thì mới có thể biết rõ được có thật sự cần thiết áp dụng BPTG hay không. Vì Viện trưởng VKS, Chánh án Tòa án thường không phải là người trực tiếp tiến hành tố tụng mà họ chỉ ban hành quyết định thông qua sự tham mưu của những người trực tiếp tiến hành tố tụng mà thôi. Việc nghiên cứu hồ sơ và tham gia kiểm soát hoạt động điều tra là của Kiểm sát viên, điều quan trọng hơn hết là kết quả của vụ án sẽ do Thẩm phán quyết định. Mặc dù Tòa án hoạt động theo nguyên tắc xét xử tập thể nhưng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vẫn là người giữ vai trò quyết định, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ; thậm chí có thể tự mình ra các quyết định về nội dung vụ án như đình chỉ vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên, trong Hiến pháp 2013 thì việc bắt người phải do các Tòa án và các cơ quan tư pháp chủ yếu là cơ quan công tố (VKS). Nhưng trên thực tế lệnh bắt người chủ yếu do CQĐT ban hành, đây là điều bất hợp lý của Luật tố tụng hình sự Việt Nam khi quy định chưa phù hợp với Hiến pháp 2013 và các tiêu chí quốc tế về nhân quyền. BPTG nên được sửa đổi theo hướng chỉ nên giao cho một cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định là Tòa án, VKS có như vậy thì biện pháp khi áp dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Xây dựng văn bản hướng dẫn dưới luật quy định những hình thức chịu trách nhiệm bồi thường về mặt tinh thần lẫn vật chất của người có thẩm quyền ban hành lệnh tạm giam. Từ đó những người có thẩm quyền ban hành sẽ xem xét thận trọng và cân nhắc hơn trong việc đưa ra quyết định lệnh tạm giam, khi có sai sót thì họ sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình hơn. Việc giao thẩm quyền ra lệnh tạm

giam cho cơ quan thực hiện chức năng buộc tội sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng để cho việc điều tra, truy tố được thuận lợi. Theo quan điểm của học viên việc giao thẩm quyền ra lệnh tạm giam cho Tòa án cụ thể là Thẩm phán (không xét xử vụ án) sẽ đảm bảo được công tâm, nghiêm minh nhưng cũng gặp khó khăn thách thức về đội ngũ nhân sự còn bị hạn chế trên thực tế hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể, khoản 5 Điều 119 BLTTHS 2015 cần sửa đổi như sau: “Những người có thẩm quyền quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải dựa trên cơ sở đề xuất của CQĐT

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 77 - 78)