Nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 58 - 65)

* Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật của biện pháp tạm giam

Thứ nhất, nhiều trường hợp bị can phạm vào các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng không có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ nhưng VKS vẫn phê chuẩn lệnh tạm giam theo đề nghị của CQĐT. Tình trạng tạm giam tùy tiện hoặc lạm dụng BPTG trong quá trình áp dụng để giải quyết những VAHS trong thực tiễn đã phát sinh ra những vấn đề bất cập tại điều 119 BLTTHS nhằm mục đích điều tra thu thập chứng cứ dễ dàng hơn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Người tiến hành tố tụng chưa chú trọng đến quyền con người mà chỉ xem đây là hình thức để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng BPTG một cách tùy tiện và không đúng quy định pháp luật là nguyên nhân chính xâm phạm đến quyền con người. Lại có trường hợp sau khi áp dụng BPNC khác thay thế cho BPTG bị

can, bị cáo bỏ trốn hay phạm tội mới làm cho người ra lệnh bị xử lý về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 360 BLHS).

Trường hợp: A thường trú tại huyện AB, xã B thực hiện việc “mua bán trái phép chất ma túy” vào ngày 21/10/2018 được xác định là đủ khối lượng để xử lý hình sự tại địa bàn thành phố N. Trước khi phạm tội tại thành phố N thì ngay tại nơi thường trú A đã có hành vi tàng trữ 0,35g ma túy đá và đã bị cơ quan CSĐT Công an huyện AB khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 điều 249 BLHS và áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” nhưng sau đó bị can đã bỏ trốn và thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn thành phố N.

Quy định không cụ thể trường hợp nào cần áp dụng hoặc không cần dẫn tới nếu người có thẩm quyền tố tụng không áp dụng BPTG đối với bị can, bị cáo thì họ sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm và bỏ trốn thì cơ quan tiến hành tố tụng lại bị quy về tội thiếu trách nhiệm. Nhưng với suy nghĩ như vậy cũng làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng có tâm lý cứ phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là áp dụng BPTG ngay lại dẫn đến tình trạng lạm dụng tạm giam trong các giai đoạn tố tụng.

Thứ hai, căn cứ áp dụng BPTG tại điều 119 BLTTHS hiện hành chưa được rõ ràng, cụ thể dễ gây hiểu lầm trong việc áp dụng, căn cứ để áp dụng BPTG khi xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a. Đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b. Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c. Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d. Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; …

Đã có những tranh cãi khác nhau giữa các CQTHTT ở các địa phương về quy định “không có nơi cư trú rõ ràng”, việc xác định bị nơi cư trú của bị can, bị cáo còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Xác định nơi cư trú của công dân bao gồm “nơi thường trú, nơi tạm trú còn trường hợp nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực

tế sinh sống.Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại”.31

Một số bị can vì nhiều lý do khác nhau nên họ không có nơi cư trú rõ ràng vì mưu sinh mà phải thường xuyên đi nhiều nơi khác nhau cho công việc không thể ở lâu dài tại một nơi do đó họ không phải khai báo tạm trú tạm vắng. Khi bị can phạm tội ngay cả tại địa phương đó cơ quan chức năng không thể xác định được lý lịch và nhân thân để có thể xem xét việc áp dụng BPTG đối với họ. Khi xác minh tại Công an phường nơi bị can cư trú xét thấy bị can thường xuyên vắng mặt, không đăng kí tạm trú thì ngay lập tức áp dụng BPTG đối với bị can mà không cần xem xét các yếu tố khác. Như vậy, việc xác định nơi cư trú của công dân còn khó khăn dẫn đến tình trạng CQTHTT có thể vì cho rằng bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân xấu sẽ áp dụng ngay BPTG nhằm tránh trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn điều này có thể được xem là lạm dụng BPTG.

Thứ ba, Thời hạn tạm giam trong các vụ án vẫn còn bất cập khi CQĐT không áp dụng BPTG cùng thời điểm khởi tố bị can vì nhiều lý do khách quan khác. Đối với vụ án mà CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng BPTG cùng lúc thì sẽ dễ dàng xác định được thời hạn tạm giam tại điều 173 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, vì có trường hợp bị can bỏ trốn, việc xác minh chứng cứ cần nhiều thời gian nên quyết định khởi tố vụ án đến khởi tố bị can không thể cùng lúc do thời gian giữa các quyết định đó có thể ngắn, có thể dài để áp dụng BPTG. Vấn đề vướng mắc trong trường hợp này là việc xác định thời hạn tạm giam đối với bị can như thế nào khi trong vụ án thời hạn tạm giam ít hơn thời hạn điều tra theo quy định điều 173 BLTTHS năm 2015. Vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi và hiện nay chia ra thành 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: thời hạn tạm giam có thể kéo dài vượt qua thời hạn điều tra còn lại của vụ án, nghĩa là dù cho thời hạn điều tra của vụ án còn lại ít hơn thời hạn tạm giam trong Lệnh tạm giam nhưng CQĐT vẫn có thể áp dụng thời hạn tạm giam theo quy định tại khoản 1 điều 173 BLTTHS năm 2015. Do thời hạn tạm giam để điều tra được BLTTHS đưa ra giới hạn tối đa theo từng loại tội phạm chứ không có đặt ra giới hạn như thời hạn tạm giam để truy tố tại điều 241 BLTTHS năm 2015. Trên thực tế hiện nay tại điều 18 khoản 2 điểm a Thông tư liên tịch 04/2018 cho phép VKS được quyền tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam của CQĐT khi kết thúc 31 Điều 19 Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực từ 01/7/2021

điều tra vụ án mà thời hạn tạm giam còn lại bằng hoặc hơn thời hạn truy tố. Như vậy, trong BLTTHS và văn bản hướng dẫn áp dụng cho phép thời hạn tạm giam để điều tra được vượt qua thời hạn điều tra vụ án.

Quan điểm thứ hai: thời hạn tạm giam của bị can phải bằng thời hạn điều tra của vụ án, nếu thời hạn điều tra vụ án còn lại ít hơn 10 ngày theo quy định tại khoản 2 điều 173 BLTTHS năm 2015 CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS cùng cấp gia hạn thời hạn điều tra vụ án rồi mới được áp dụng BPTG. Mặc dù điều luật không hề quy định rằng thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn điều tra trong giai đoạn truy tố, xét xử nhưng bản chất của việc tạm giam cũng là biện pháp ngăn chặn đảm bảo cho việc điều tra mà thôi nên các cơ quan tiến hành tố tụng không nên kéo dài việc tạm giam trong khi thời hạn điều tra không còn. Điều 17 Quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao) quy định: “Đối với trường hợp bị can bị bắt tạm giam sau khi đã khởi tố vụ án thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn điều tra vụ án”. Mặc dù tại Quy chế 111 đã vượt quá nội dung của quy định điều 173 BLTTHS nhưng quy định trong đó đều đảm bảo được ý nghĩa của việc áp dụng BPTG đối với bị can là phục vụ cho mục đích điều tra vụ án. Theo quan điểm của học viên nếu để thời hạn tạm giam vượt qua thời hạn điều tra thì vô hình chung đã tạo sự bất hợp lý, không rõ ràng trong việc áp dụng BPTG làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không được bảo đảm, ảnh hưởng đến quyền con người theo chuẩn mực quốc tế. BPTG sẽ không còn là biện pháp hỗ trợ cho quá trình điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng không bị cản trở, ngăn chặn các đối tượng tiếp tục phạm tội mà trở thành công cụ áp dụng như một biện pháp trừng phạt.

Thứ tư, hiện nay trong BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể về trường hợp thế nào là “người bị bệnh nặng”, “người già yếu”. BPNC nói chung và BPTG nói riêng khi áp dụng đối với những người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo là rất cần thiết nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng pháp luật. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp ngăn chặn bắt buộc phải áp dụng đồng loạt một cách tùy nghi. Do đó, BLTTHS năm 2015 cũng quy định những trường hợp không cần thiết phải tạm giam tại khoản 4 Điều 119. Tuy nhiên, tại BLTTHS năm 2015 chưa có hướng dẫn trường hợp bị “bệnh nặng”, “già yếu” đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam mà chỉ quy định đối với trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù và quy định về trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, bệnh

tâm thần. Chỉ có khái niệm “người già yếu” được đề cập trong hướng dẫn của liên ngành Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các khái niệm không thống nhất, chưa được giải thích cụ thể dẫn đến việc CQTHTT không có căn cứ để có thể đánh giá chính xác đối với bị can, bị cáo đó đang có bệnh, tuổi già yếu đáng lẽ không nên bị cách ly khỏi xã hội một thời gian như vậy hoặc nên được đình chỉ điều tra để không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo nhưng lại bị áp dụng BPTG thay vì các BPNC khác hoặc ngược lại. Thực tế có nhiều vụ án vì bị can, bị cáo đã có bệnh nền nhưng khi vào trại tạm giam bị hạn chế về điều kiện nơi ở, sinh hoạt nên đã không qua khỏi khi vụ án còn đang trong quá trình điều tra. Vậy để xác định trường hợp miễn tạm giam đối với người bị bệnh nặng sẽ căn cứ theo quy định là người bị bệnh hiểm nghèo hay căn cứ vào quy định nào?

Cụ thể: Ngày 4/5/2020 H bị bắt quả tang đang đánh bạc căn cứ khoản 1 điều 321; điểm o,x,s khoản 1 điều 51, điều 38, điều 54 BLHS xử phạt H 4 tháng tù mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Nhưng bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. HĐXX xét thấy bị cáo tuổi cao (73 tuổi) nếu chấp hành hình phạt tù cách ly xã hội thì không đủ sức khỏe để lao động và cải tạo, là thương binh hạng ¼, mất 81% sức khỏe, bản thân thường xuyên phải đi khám, điều trị tại bệnh viện có xác nhận của bệnh viện và chính quyền địa phương, H là người có công với cách mạng nên chuyển sang hình phạt nhẹ hơn cho bị cáo.

Như vậy, hiện nay chưa có điều luật cụ thể căn cứ để xác định thế nào là người già yếu có bệnh nặng cho nên cơ quan chức năng chỉ có thể xem xét dựa vào ý chí chủ quan và xét thấy có giấy chứng nhận của bệnh viện nơi bị cáo khám chữa bệnh để làm căn cứ cho bị cáo được miễn áp dụng BPTG. Điều này có thể gây nên sơ hở cho các tội phạm thực hiện hành vi phạm tội rồi dễ dàng được miễn trừ trách nhiệm hình sự.

Thứ năm, về thời hạn tạm giam kết thúc tạm giam vẫn chưa được quy định rõ ràng tại Điều 134 khoản 1 BLTTHS năm 2015. Hiện tại điều luật chỉ mới quy định ngày kết thúc thời hạn tạm giam là ngày trùng với ngày bắt đầu của thời hạn tạm giam trong tháng cuối cùng của thời hạn tạm giam còn giờ kết thúc tạm giam thì chưa quy định cụ thể trong Luật.

Thứ sáu, về thời hạn bổ sung tài liệu sau khi kết thúc nghị án HĐXX. Tại khoản 3 điều 278 BLTTHS năm 2015 quy định “Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm

giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà”. Vấn đề đặt ra ở đây là sau khi kết thúc phần nghị án, HĐXX quyết định trả lại hồ sơ cho VKS để bổ sung tài liệu, chứng cứ thì lúc này phiên tòa kết thúc, thời hạn tạm giam của HĐXX cũng hết thì sẽ giải quyết ra sao đối với thời hạn tạm giam của bị can?

Điển hình như : Vào lúc 15h ngày 5/3/2020, TAND huyện B mở phiên tòa

xét xử các bị cáo A,B,C, D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, E về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” các bị cáo đều bị Tòa án quyết định tạm giam đến ngày kết thúc phiên tòa. HĐXX đã làm rõ các vấn đề tình tiết vụ án trong quá trình xét xử và xét thấy E phạm tội với vai trò là đồng phạm nên 17h cùng ngày HĐXX vào nghị án và quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung vào lúc 18h. Thời hạn tạm giam của các bị cáo đã hết vào ngày 5/3/2020. Như vậy thời hạn tạm giam và căn cứ giải quyết vấn đề này ra sao đã có nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Ý kiến thứ nhất: Sau khi kết thúc phiên tòa HĐXX không ra bản án mà lại trả hồ sơ để điều tra bổ sung do vụ án phức tạp nhưng 18h lúc này đã hết giờ làm việc, do vậy, Thư ký phiên tòa không thể hoàn thành kịp thời hồ sơ để giao lại cho VKS trong cùng ngày nên HĐXX ra quyết định tiếp tục tạm giam các bị cáo trong thời hạn 3 ngày theo khoản 3 điều 286 BLTTHS quy định về việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

Ý kiến thứ hai: HĐXX quyết định trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung theo điều 326 khoản 6 điểm c BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, tại khoản 3 điều 278 BLTTHS năm 2015 không có quy định nào đối với trường hợp khi chưa kết thúc phiên tòa nếu phải phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì HĐXX tiếp tục tạm giam bị cáo để hoàn tất hồ sơ trả cho Viện kiểm sát. Tại điều 286 BLTTHS cũng không quy định khi kết thúc nghị án, HĐXX xét thấy cần phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để bổ sung tài liệu, chứng cứ thì phải trong thời hạn bao nhiêu ngày HĐXX phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc HĐXX tiếp tục được ra quyết định tạm giam bị cáo để hoàn tất hồ sơ trả cho Viện kiểm sát. Theo quan điểm của học viên thì việc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo là không đúng căn cứ pháp luật. Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bị can, bị cáo đang bị tạm giam thì tại điểm c khoản 6 điều 326 BLTTHS cần sớm có văn bản hướng dẫn hoặc thay đổi để hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo được thời hạn tạm giam cho bị can, bị cáo.

Thứ bảy, đối với thời hạn tạm giam trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 58 - 65)