Nguyên nhân xuất phát từ những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 69 - 71)

và sử dụng cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng

Do chế độ biên chế đối với cán bộ và sự phân công chưa được hợp lý nên nhiều ĐTV phải chịu nhiều áp lực từ công việc rất lớn, ít người nhưng khối lượng công việc lại nhiều nên một ĐTV có thể cùng lúc thụ lý nhiều vụ án. Điều này gây nên tình trạng ĐTV không nghiên cứu kĩ hồ sơ, không có đủ thời gian xác minh làm rõ các tình tiết vụ án.

Do tác động của nền kinh tế thị trường nên tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng người bị tạm giam gia tăng trong khi đó cơ sở giam giữ chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Các phương tiện, điều kiện trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm sát còn nghèo nàn, chưa được tiên tiến để đáp ứng cho nhiệm vụ công tác.

Kinh phí cho việc xây dựng pháp luật còn hạn chế, việc trao đổi học hỏi chuyên môn từ nước ngoài cần có chi phí lớn cùng với đội ngũ cán bộ có năng lực. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ có thể giao tiếp học tập bằng tiếng nước ngoài vẫn chưa được phổ biến từ đó việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài còn khó khăn. Do vậy, các ngành đang có xu hướng tự đào tạo, phát triển đội ngũ của riêng ngành mình bằng việc thành lập liên tiếp các trường Đại học Kiểm sát và Học viện Tòa án trong thời gian qua nên chất lượng chưa đồng đều về đội ngũ giảng viên. Dẫn đến sự không thống nhất trong các chương trình và nội dung đào tạo, việc truyền đạt về các kiến thức liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

Đội ngũ cán bộ THTT vẫn chưa đủ về số lượng lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu công tác. Một số cán bộ chưa có tinh thần trách nhiệm, chỉ quan tâm đến chất lượng thi đua cho bản thân. Những cán bộ có trình độ chính trị, đạo đức tốt lại là những người có thâm niên kinh nghiệm lâu năm giải quyết, xử lý vụ án tốt. Tuy nhiên, về mặt trình độ và tính nhanh nhạy thì lại không đồng đều so với những cán bộ trẻ. Những cán bộ trẻ thì lại chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm còn ít nên chất lượng giải quyết vụ án cũng hạn chế.

Công tác xây dựng pháp luật còn chậm, sự lãnh đạo của Đảng về quy định tạm giam trong thời gian qua chưa được quan tâm sâu sắc, việc hạn chế việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam theo Nghị quyết 49 của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tổng Kết Chương 2

Sau khi nghiên cứu thực trạng của quy định pháp luật TTHS, thực tiễn áp dụng, hủy bỏ, thay thế BPTG học viên đã có cái nhìn toàn cảnh về BPTG trong Luật TTHS Việt Nam. Từ đó, học viên có cở sở để đưa ra những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện BPTG trong Chương 3. Kết quả nghiên cứu của chương này thể hiện ở những khía cạnh:

1. Luận văn đã khái quát quá trình phát triển, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về BPTG từ năm 1945 đến năm 2015, thông qua đó chỉ ra tính kế thừa của pháp luật TTHS Việt Nam cũng như bài học lịch sử lập pháp về BPTG trong TTHS.

2. BPTG đã góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm qua các giai đoạn lịch sử nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển, giữ gìn trật tự xã hội của Nhà nước. BPTG đã tạo điều kiện cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được thuận lợi, ngăn chặn tội phạm kịp thời nhưng vẫn đảm bảo được quyền, lợi ích của người bị áp dụng biện pháp thông qua các quy định về căn cứ, thẩm quyền, thời hạn, thủ tục áp dụng rõ ràng, minh bạch. 3. Phân tích các quy định của BLTTHS hiện hành về BPTG từ đó học viên đưa

ra những nhận xét thông qua việc so sánh với các chuẩn mực quốc tế chung. Là cơ sở để học viên đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật về BPTG. 4. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, luận văn đã làm rõ được thực tiễn áp

dụng BPTG trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bằng phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh luận văn đã chỉ ra những hạn chế khi áp dụng biện pháp.

5. Đưa ra những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc quy định BPTG để từ đó có cơ sở để đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật được chặt chẽ hơn trong các căn cứ, thủ tục, thời hạn áp dụng BPTG, hạn chế oan sai trong tạm giam, đồng thời giảm tỷ lệ áp dụng biện pháp này tăng cường áp dụng các BPNC khác thay thế nhưng vẫn đảm bảo được mục đích ngăn chặn tội phạm tiếp tục phạm tội.

Ngoài ra, giúp cho cơ quan, người tiến hành tố tụng nhận thức đúng đắn hơn về việc áp dụng BPTG đảm bảo được quyền của người bị tạm giam trong quá trình xử lý vụ án hình sự. Từ đó có chính sách phù hợp, góp phần bảo vệ hơn nữa quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong quá trình tham gia tố tụng.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ĐÚNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (2) (Trang 69 - 71)