Axit-bazơ theo định nghĩa của Bronste d Lowry

Một phần của tài liệu GIAO AN hoa phan tich (Trang 29 - 31)

Năm 1923 Bronsted (nhà bác học người Đan Mạch) đề ra định nghĩa tổng quát về axit-bazơ như sau:

30

– Axit là chất cho proton HA → H+ + A-

- Bazơ là chất nhận proton B + H+→ BH+

Chú ý:

+ Proton khơng tồn tại ở dạng H+ tự do trong dung dịch mà luơn liên hợp với bazơ. Bazơ này cĩ thể là H2O nghĩa là proton tồn tại ở dạng H3O+ hoặc một bazơ khác.

AH + H2O → A− + H3O+

+ Cặp axit - bazơ liên hợp: mỗi Axit sau khi cho proton trở thành một bazơ liên hợp với axit đĩ và ngược lại.

HA + B →BH+ + A−

trong đĩ: HA là axit cho B proton H+ trở thành A−, A− được gọi là bazơ liên hợp của HA, HA/A− là cặp axit - bazơ liên hợp.

Tương tự: B là bazơ nhận proton H+ trở thành BH+, BH+ −được gọi là axit liên hợp của B, BH+/B là cặp axit - bazơ liên hợp.

Ví dụ: CH3COOH/CH3COO−, NH4+/NH3 .

Axit Bazơ liên hợp

CH3COOH + H2O → CH3COO- + H3O+

NH4+ + H2O → NH3 + H3O+

Trong một cặp axit - bazơ liên hợp, dạng axit càng mạnh thì dạng bazơ liên hợp của nĩ càng yếu và ngược lại. Chẳng hạn HCl/Cl− là một cặp axit - bazơ liên hợp, trong đĩ HCl là axit mạnh cịn Cl− là một bazơ rất yếu.

+ Axit và bazơ cĩ thể là phân tử, cĩ thể là ion (cation, anion).

+ Tùy theo bản chất của dung mơi, một chất cĩ thể thể hiện tính axit hoặc bazơ.

Ví dụ: CH3COOHtrong mơi trường nước là một axit vì: CH3COOH + H2O → CH3COO- + H3O+

nhưng trong hydro florua lỏng (H2F2) thì CH3COOH lại là một bazơ vì: CH3COOH + H2F2→ CH3COOH2+ + HF2-

+ Một số phân tử và ion vừa cĩ khả năng cho H+ vừa nhận H+ gọi là lưỡng tính.

Ví dụ: Na2HPO4→ 2Na+ + HPO42-

HPO42- vừa cĩ khả năng cho H+ vừa cĩ khả năng nhận H+ HPO42- + H+ → H2PO4-

31

Một phần của tài liệu GIAO AN hoa phan tich (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)