Khảo sát quá trình chuẩn độ 100 mL dung dịch NaCl 0,1 M bằng dung dịch AgNO3 0,1 M biết TAgCl = 10-10 , pAg + pCl= 10
Ag+ + Cl- ⇄ AgCl
Trong quá trình chuẩn độ [Cl-] sẽ giảm. Khảo sát sư biến thiên của pCl= -lg[Cl-] và pAg = -lg[Ag+] theo lượng dung dịch chuẩn AgNO3 thêm vào thì sẽ được đường định phân.
- Trước điểm tương đương: V <Vtđ
+ Khi chưa thêm AgNO3 trong dung dịch chỉ cĩ Cl- nên [Cl-] = 10-1 → pCl= 1, pAg= 9
+ Khi thêm 50 mL AgNO3, nghĩa là 50% Cl- đã tham gia tạo kết tủa [Cl-] = 0,1.50
100+50 = 3,33.10-2 → pCl = 1,5 → pAg = 8,5
+ Khi thêm 90 mL AgNO3, nghĩa là 90% Cl- đã tham gia tạo kết tủa, chỉ cịn 10%
[Cl-] = 0,1.10
100+90 = 5,26.10-3 → pCl = 2,3 → pAg = 7,7
+ Khi thêm 99 mL AgNO3, nghĩa là 99% Cl- đã tham gia tạo kết tủa, chỉ cịn 1%
[Cl-] = 0,1.1
97
+ Khi thêm 99,9 mL AgNO3, nghĩa là 99,9% Cl- đã tham gia tạo kết tủa,
chỉ cịn 0,1%.
[Cl-] = 0,1.0,1
100+99,9 = 5.10-5 → pCl = 4,3 → pAg = 5,7
- Tại điểm tương đương V =Vtđ
Tất cả Cl- đã tham gia tạo kết tủa nên [Cl-] = [Ag+] = 10-5 và pAg = pCl = 5
- Sau điểm tương đương V > Vtđ
+ Khi thêm 100,1 mL AgNO3, nghĩa là trong dung dịch dư 0,1 mL AgNO3
[Ag+] = 0,1.0,1
100+100,1 = 5.10-5 → pAg = 4,3 → pCl = 5,7
+ Khi thêm 101 mL AgNO3, nghĩa là trong dung dịch dư 1 mL AgNO3
[Ag+] = 0,1.1
100+101 = 5.10-4 → pAg = 3,3 → pCl = 6,7
+ Khi thêm 110 mL AgNO3, nghĩa là trong dung dịch dư 10 mL AgNO3
[Ag+] = 0,1.10
100+110 = 4,76.10-3 → pAg = 2,3 → pCl = 7,7
Hình 6.1: Đường định phân khi chuẩn độ NaCl 0,1 M bằng AgNO3 0,1 M
*Nhận xét
- Dạng đường định phân giống như đường định phân trong phương pháp axit- bazơ và phương pháp oxi hố –khử, ở gần điểm tương đương cĩ bước nhảy.
- Bước nhảy pIon trên đường định phân phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch. Nồng độ càng lớn bước nhảy càng dài và ngược lại.
- Bước nhảy phụ thuộc vào tích số tan của kết tủa, tích số tan của kết tủa càng nhỏ thì bước nhảy càng dài và ngược lại.
98