Sơ lược lịch sử hoạt động của Bộ Giáo dục 1945-1980

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông bộ giáo dục tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 28 - 29)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Sơ lược lịch sử hoạt động của Bộ Giáo dục 1945-1980

Bộ Quốc gia Giáo dục (sau là Bộ Giáo dục, hiện nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong bản tuyên cáo của Chính phủ lâm thời VNDCCH ngày 28/8/1945 là một trong 13 Bộ được thành lập ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền dân chủ nhân dân. Ngày 09/7/1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 119/SL về việc tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục. Theo Sắc lệnh này, Bộ Quốc gia Giáo dục là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý công tác giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa.

Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục được quy định tại Nghị định 198CP ngày 07/11/1961 của Hội đồng Chính phủ. Nghị định quy định “Bộ Giáo dục có trách nhiệm quản lý công tác giáo dục theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm và kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động có giác ngộ XHCN, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe và góp phần nâng cao không ngừng trình độ văn hóa, kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân lao động; cùng với các Bộ có liên quan phụ trách việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa XHCN”1

.

Một số nhiệm vụ và quyền hạn chính của Bộ Giáo dục:

“- Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về giáo dục, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy;

- Xây dựng và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch phát triển giáo dục trong phạm vi Bộ phụ trách; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy;

- Xây dựng và ban hành các quy chế, chế độ về chuyên môn áp dụng cho các trường phổ thông, bổ túc văn hóa, đại học, trung cấp chuyên nghiệp nói

chung; chỉ đạo thực hiện các quy chế, chế độ ấy;

- Quản lý các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ; theo dõi, tổng hợp tình hình chung ngành đại học và ngành trung cấp chuyên nghiệp (kể cả các trường trực thuộc các Bộ khác);

- Quản lý lưu học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài và lưu học sinh, NCS nước ngoài ở Việt Nam;

- Thi hành các hiệp định mà nước ta đã kí kết với nước ngoài về mặt giáo dục; thực hiện việc trao đổi kinh nghiệm công tác giáo dục với nước ngoài”2

Ngày 11/10/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 165/NQ-TVQH phê chuẩn việc tách Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp3. Sau đó, Hội đồng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục mới tại Nghị định số 19/CP ngày 29/01/1966, Bộ Giáo dục thực hiện chức năng giúp Hội đồng Chính phủ quản lý công tác giáo dục phổ thông, mẫu giáo và bổ túc văn hóa trong cả nước4

.

Ngày 07/01/1971, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 06/CP sửa đổi tổ chức, bộ máy của Bộ Giáo dục5

.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông bộ giáo dục tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)