Giúp các nhà quản lý, lãnh đạo đúc rút kinh nghiệm đề ra chủ trương,

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông bộ giáo dục tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 45 - 47)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Giúp các nhà quản lý, lãnh đạo đúc rút kinh nghiệm đề ra chủ trương,

trương, biện pháp đúng đắn trong công tác phát triển giáo dục

Như chúng ta đã biết, một trong những tác dụng to lớn mà tài liệu lưu trữ nói chung mang lại đó là giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo đúc rút kinh nghiệm, đề ra những chiến lược, biện pháp đúng đắn trong công tác chuyên môn. Nhà quản lý phải phân tích và xử lý rất nhiều thông tin trước khi đưa ra một quyết định quản lý. Tính đúng đắn và hiệu quả của các quyết định quản lý không chỉ phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, thông minh, sắc bén của nhà quản lý mà còn chịu sự chi phối không nhỏ từ các nguồn thông tin mà quản lý có được. Trong những nguồn thông tin này, chiếm đa số là nguồn thông tin từ quá khứ, một trong những nguồn thông tin đã được kiểm chứng và có độ chân thực cao. Nhờ việc nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin trong quá khứ được thể hiện chủ yếu dưới dạng văn bản mà nhà quản lý có thể kế thừa được những thành tựu của những nhà quản lý trước đó, đồng thời, rút ra được những bài học kinh nghiệm thông qua việc tìm hiểu những quyết định sai lầm của những nhà quản lý trước.

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin tài liệu không phông Bộ Giáo dục các nhà quản lý có thể tiếp cận được với rất nhiều thông tin hữu ích đối với công tác quản lý giáo dục.

Ngay trong Chỉ thị số 114-CP ngày 29/6/1966 của Hội đồng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ giáo dục trong những năm tới [49, tr. 25] đã khẳng định phải tiếp tục phát triển GDPT một cách mạnh mẽ và vững chắc; đẩy mạnh hơn nữa giáo dục ở vùng công giáo và miền núi, phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng về một số môn cần thiết trước mắt, tích cực chuẩn bị thực hiện cải cách giáo dục và bảo đảm an toàn cho học sinh; ra sức giữ vững và xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp đó, Chỉ thị cũng nhấn mạnh vấn đề trọng yếu bậc nhất là phải giữ vững và không ngừng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên vững mạnh, có đủ tiêu chuẩn theo phương hướng cải cách giáo dục [49, tr.9].

Năm 1973, Nghị quyết Trung ương 22 ra đời, Bộ Giáo dục đã có Bản hướng dẫn nhiệm vụ công tác năm học 1973-1974 các trường cấp III của Bộ Giáo dục [52, tr.8] với 3 nhiệm vụ trọng tâm là:

“Phấn đấu khôi phục các hoạt động giáo dục phục vụ cho “dạy tốt, học tốt” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng văn hóa, khoa học…Đối với những trường đã có địa điểm chính thức, nhưng cơ sở vật chất còn đơn sơ, chưa được nhà nước đầu tư xây dựng thì cần tu bổ và xây dựng đủ phòng học đúng quy cách bằng vật liệu thô sơ hoặc bán kiên cố, đầu tư hợp lý vào việc làm thêm những phương tiện giáo dục…”

Không chỉ đối với công tác GDPT, các công tác khác cũng được những nhà quản lý đầu ngành nghiên cứu và đề ra những hướng giải quyết và chủ trương mới. Cụ thể, đối với công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo thì việc quản lý lưu học sinh của Bộ Giáo dục cũng được đặc biệt quan tâm. Bộ Giáo dục đã nhấn mạnh đến công tác quản lý lưu học sinh gồm quản lý chính trị tư tưởng và học tập của lưu học sinh. Theo Bộ Giáo dục, “muốn làm tốt công tác quản lý lưu học sinh, trước hết và bất kì lúc nào cũng phải xem trọng tư tưởng là gốc, chính trị dẫn đầu...Có quản lý tốt chính trị tư tưởng mới giải quyết tốt việc lãnh đạo lưu học sinh nỗ lực học giỏi về chuyên môn kỹ thuật đúng ngành nghề được phân công và chuẩn bị thái độ về nước phục vụ sau khi tốt nghiệp

[69, tr.4]. Về quản lý học tập chuyên môn, Bộ cũng chỉ ra rằng: “Đây là một mặt công tác chủ chốt trong toàn bộ công tác quản lý lưu học sinh. Có quản lý tốt

được học tập chuyên môn mới nắm chắc ngành nghề cho công tác kế hoạch đào tạo được sát và công tác phân phối tốt nghiệp, sử dụng hay chọn học thêm mới chính xác, phát huy tài năng của mỗi người” [69, tr.7].

Những bài học kinh nghiệm nói trên được rút ra từ nội dung thông tin trong khối tài liệu phông Bộ Giáo dục thực sự là những thông tin hữu ích và cần thiết đối với công tác quản lý, điều hành hoạt động giáo dục trong cả nước không chỉ có tác dụng trong giai đoạn lịch sử lúc đó mà còn là kim chỉ nam cho ngành giáo dục hiện tại. Các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu có thể căn cứ vào những nguồn tài liệu quý giá từ quá khứ này để xây dựng và đề ra các biện pháp chiến lược để phát triển giáo dục Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông bộ giáo dục tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)