Một số khuyến nghị đối với độc giả

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông bộ giáo dục tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 65 - 79)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Một số khuyến nghị đối với độc giả

Khi khai tài liệu lưu trữ trong phông Bộ Giáo dục giai đoạn 1945 - 1980, độc giả cần chú ý một số điểm sau đây:

Đây là phông tài liệu có thời gian hình thành từ rất sớm nên có rất nhiều bản không đủ các yếu tố thể thức văn bản như: tác giả văn bản; số ký hiệu văn bản; địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản; dấu và chữ ký của người có thẩm quyền… như chúng tôi đã nêu ở Chương 2 của luận văn. Thậm chí, có những tài liệu không có bất kỳ yếu tố thể thức nào mà chỉ là bản lược ghi hoặc là bản dự thảo. Về nguyên tắc thì những tài liệu này không phải là tài liệu lưu trữ. Nhưng xét về hoàn cảnh thì chúng được hình thành trong thời kỳ rất khó khăn của đất nước và tình trạng chung của các cơ quan là chưa chú trọng nhiều đến các yếu tố thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản nên trong trường hợp cần thiết, độc giả có thể tham khảo thông tin từ những tài liệu này. Khi sử dụng thông tin, độc giả cần có sự phân tích, phê phán và so sánh với các nguồn thông tin khác.

Có rất nhiều tài liệu được đánh máy bằng chữ không có dấu, nên độc giả cần thận trọng trong việc dịch thông tin. Để việc dịch được chuẩn xác, cần phải tham khảo về cách dùng từ, hành văn trong giai đoạn 1945 - 1980 từ các

nguồn thông tin khác nhau như: các văn bản, tài liệu, ấn phẩm cùng thời. Độc giả đến nghiên cứu tài liệu lưu trữ cần được trang bị kỹ năng về khai thác tài liệu trong Lưu trữ quốc gia. Khác với khai thác tài liệu tại một lưu trữ hiện hành, khai thác tài liệu ở lưu trữ quốc gia cần phải có những kiến thức cơ bản về lưu trữ học. Những tài liệu được sử dụng trong các công trình nghiên cứu chắc chắn không chỉ nằm tập trung trong phông lưu trữ mà có thể nằm rải rác ở nhiều phông lưu trữ khác nhau. Để giúp việc nghiên cứu của độc giả được thuận lợi và hiệu quả, họ cần được tập huấn về kỹ năng khai thác tài liệu tại các lưu trữ, đặc biệt là tại lưu trữ quốc gia.

Khi nghiên cứu tài liệu lưu trữ, độc giả cần chú thích đầy đủ và chính xác nguồn tài liệu lưu trữ trong các công trình nghiên cứu của mình khi công bố. Với tư cách là cơ quan cung cấp nhiều tài liệu quan trọng, TTLTQGIII cần được xã hội ghi nhận những đóng góp trong việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Sự ghi nhận này thể hiện ở việc trích dẫn, chú thích đầy đủ và chính xác nguồn cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ. Do đó, trích dẫn nguồn tài liệu lưu trữ chính xác, rõ ràng là điều cần thực hiện nghiêm túc hơn trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 3

Tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại TTLTQGIII nói chung và tài liệu lưu trữ phông Bộ Giáo dục nói riêng có nội dung, thành phần phong phú, đa dạng hoàn toàn có thể phục vụ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu của đông đảo độc giả. Trong thời gian qua, việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông Bộ Giáo dục còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nhằm giúp tài liệu trong các phông Bộ Giáo dục phát huy giá trị nhiều hơn nữa trong hoạt động nghiên cứu của độc giả đòi hỏi phải có sự điều chỉnh từ tất cả các đối tượng có liên quan. Cơ quan quản lý ngành là Cục VTLTNN nước có trách nhiệm giải quyết các vấn đề mang tính vĩ mô mà trong đó quan trọng nhất là việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện những vấn đề liên quan đến công tác khai thác, sử dụng. Với TTLTQGIII, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phải tổ chức khoa học tài liệu, đa dạng hoá các hình thức khai thác, sử dụng nhằm xây dựng chiến lược tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu phù

hợp. Ngoài ra, cũng phải nói đến Bộ Giáo dục với tư cách là nguồn bổ sung tài liệu vào TTLTQGIII, cần giao nộp tài liệu đã được chỉnh lý hoàn chỉnh vào lưu trữ quốc gia đầy đủ, đúng hạn. Cuối cùng, với tư cách là đối tượng sử dụng sản phẩm của các lưu trữ cho hoạt động nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cần quan tâm sử dụng tài liệu lưu trữ nhiều hơn trong công trình nghiên cứu, đồng thời, phải chú thích đầy đủ và chính xác nguồn cung cấp tài liệu. Mỗi đối tượng trên mặc dù có nhiệm vụ cụ thể khác nhau song đều có vai trò quan trọng như nhau đối với chất lượng của một công trình nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Thông tin tài liệu phông Bộ Giáo dục (1945-1980) được khai thác, sử dụng, công bố và giới thiệu là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với ngành giáo dục nói riêng và công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại TTLTQGIII nói chung. Tài liệu được tập hợp và giới thiệu thành các nhóm đều là những thông tin cơ bản và quan trọng khi tìm hiểu về phông Bộ Giáo dục. Sau khi giới thiệu về toàn bộ nội dung thông tin tài liệu, luận văn đi sâu tìm hiểu, khảo sát tình hình tổ chức khoa học và khai thác sử dụng tài liệu của phông. Vai trò, giá trị của tài liệu lưu trữ phông Bộ Giáo dục đối với việc nghiên cứu của độc giả được thể hiện trên nhiều phương diện.

Không chỉ dừng lại ở đó, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức khoa học cũng như khai thác, sử dụng tài liệu và lý giải nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học, khai thác, sử dụng tài liệu Phông. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị đối với TTLTQGIII, cơ quan quản lý ngành, nên thực hiện trong thời gian tới để hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu phông.

Qua phân tích và suy luận, có thể khẳng định rằng, việc cung cấp tài liệu lưu trữ phục vụ cho các công trình nghiên cứu cần phải đáp ứng những yêu cầu khai thác, sử dụng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, việc giới thiệu toàn bộ nội dung thông tin tài liệu phông Bộ Giáo dục với tư cách là một nguồn sử liệu dù chưa thực sự đầy đủ, tỉ mỉ nhưng đã giúp cho các nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm có thể hình dung được các hoạt động của Bộ Giáo dục và các đơn vị trực thuộc; các Khu, Ty giáo dục trong giai đoạn đó. Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn một lần nữa khẳng định giá trị của tài liệu lưu trữ trong thực tế. Chúng tôi tin rằng, trong tương lai không xa, các cơ quan lưu trữ sẽ trở thành nơi tin cậy và thân thiện nhất của giới nghiên cứu khoa học nói riêng và của tất cả các đối tượng khác trong xã hội nói chung.

TÀI LIỆU THẠM KHẢO

I. CÁC GIÁO TRÌNH, BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI VIẾT KỶ YẾU HỘI THẢO, TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

1. Huỳnh Thị Ngọc Ánh (2017), “Thực trạng tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ: Quy trình, thủ tục và những khó khăn, thuận lợi tại chi cục Văn thư lưu trữ TP Đà Nẵng” – Kỷ yếu Hội thảo nghiệp vụ: Hoạt động chỉnh lý và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, tr.141-144.

2. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ - NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, năm 1990.

3. Phạm Thị Chung (2009), Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo - Luận văn thạc sĩ - Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

4. Chu Thị Hậu: Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ -NXB Lao động, năm 2016.

5. Ngô Thiếu Hiệu (2001), Mấy việc phải làm để thúc đẩy việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ quốc gia - Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 6.

6. Bùi Minh Hiển (2013), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Trần Phương Hoa (2007), Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phục vụ biên soạn lịch sử các cơ quan cấp Bộ - Luận văn thạc sĩ - Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

8. Trần Phương Hoa (2017), “Cải cách thủ tục hành chính tại các lưu trữ lịch sử hướng tới sự hài lòng của người sử dụng” – Kỷ yếu Hội thảo nghiệp vụ: Hoạt động chỉnh lý và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, tr.166-173.

9. Đỗ Văn Học, Phạm Thị Phi Yến, Phạm Nguyễn Phương Quỳnh, (2017), Sử dụng tài liệu lưu trữ tại các lưu trữ lịch sử: một cách tiếp cận từ độc giả, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số8, tr.59-61.

10. Hà Văn Huề, Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Luận

văn thạc sĩ - Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

11. Vũ Xuân Hưởng (2008),“Một số hoạt động nhằm tăng cường việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III” – Kỷ yếu Hội nghị Khoa học quốc tế Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

12. Vũ Thị Phụng (1990), Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ nước ta - Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2;

13. Vũ Thị Phụng (2009), Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1, tr. 14–16;

14. Hà Quảng (1998), Một vài đặc điểm về công tác sử dụng tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 1;

15. Hà Quảng (1998), Triển vọng tổ chức sử dụng tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 4.

16. Nguyễn Thùy Trang (2009), Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông - Luận văn thạc sĩ - Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

17. Đặng Thị Thu Trang (2009), Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Văn phong Quốc hội – Thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ - Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

18. Hà Thị Hải Yến (2017), Cải cách hành chính trong hoạt động phát huy giá trị tài liệu theo quy định của Luật Lưu trữ, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số10, tr.23-25;

19. Hoàng Thị Bạch Yến, Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong Kho Lưu trữ Trung ương Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng - Luận văn thạc sĩ - Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

II. HỒ SƠ TÀI LIỆU TRONG PHÔNG BỘ GIÁO DỤC 1945-1980

20. Hồ sơ 16: Chương trình, báo cáo tình hình giáo dục năm 1948 của Bộ Quốc gia Giáo dục.

21. Hồ sơ 30: Tập tài liệu về các Hội nghị Giáo dục trong năm 1949 của Bộ Quốc gia Giáo dục.

22. Hồ sơ 40: Báo cáo tổng kết công tác giáo dục năm 1949-1950 và 1950 của Sở,, Trung, Tiểu học vụ LKIV.

23. Hồ sơ 104: Báo cáo tổng kết công tác giáo dục năm 1946-1953 của Bộ Giáo dục.

24. Hồ sơ 108: Chương trình và báo cáo công tác trong năm 1953 của các Khu: Tả Ngạn, Tây Bắc, Việt Bắc.

25. Hồ sơ 275: Nhiệm vụ, phương hướng phát triển ngành Giáo dục 3 năm 1957-1960 của Bộ Giáo dục.

26. Hồ sơ 518: Kế hoạch phát triển giáo dục năm 1961-1962 của Bộ Giáo dục.

27. Hồ sơ 605: Báo cáo tổng kết công tác năm 1963 của Bộ Giáo dục và các đơn vị trực thuộc.

28. Hồ sơ 684: Nghị quyết của Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ về cải cách giáo dục năm 1965.

29. Hồ sơ 883: Hồ sơ Hội nghị Giáo dục miền núi tháng 9,12 năm 1973. 30. Hồ sơ 1018: Sắc lệnh, thông tư, chỉ thị, quyết định của Chủ tịch nước, Bộ Quốc gia Giáo dục về tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục.

31. Hồ sơ 1040: Nghị định, công văn của Bộ Giáo dục về phụ cấp dậy môn học và dạy giờ, văn bằng, chấm thi năm 1947-1950.

32. Hồ sơ 1058: Tập tài liệu của Phủ Thủ tướng, Bộ Quốc gia Giáo dục và các đơn vị về công tác tổ chức của ngành giáo dục năm 1950.

33. Hồ sơ 1059: Chỉ thị, công văn của Chủ tịch, Thủ tướng phủ và các cơ quan về kiện toàn tổ chức bộ máy BDHV năm 1950-1954.

34. Hồ sơ 1844: Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác sư phạm năm học 1957-1958 của Vụ Sư phạm (Bộ Giáo dục).

35. Hồ sơ 1851: Tập tài liệu về Hội nghị chuyên môn Sư phạm ngày 08- 10/02/1957 của Vụ Sư phạm.

36. Hồ sơ 1917: Báo cáo tình hình đào tạo bồi dưỡng giáo viên năm học 1960-1961 của Ty giáo dục các tỉnh.

37. Hồ sơ 1956: Danh sách giáo viên sư phạm năm 1961-1962 của Khu Hồng Quảng, Khu Việt Bắc, Ty Giáo dục các tỉnh: Hải Dương, Kiến An, Hà

Tĩnh, Bình Định, Nghệ An, Thái Bình…

38. Hồ sơ 1965: Chỉ thị, công văn phương hướng nhiệm vụ năm học 1962-1963 của Bộ Giáo dục về công tác sư phạm.

39. Hồ sơ 2303: Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục về việc mở kỳ thi trung học cao cấp và tuyển giáo sự bậc trung học năm 1945-1946.

40. Hồ sơ 2403: Quy chế, nội quy học tập của các trường đại học và trung cấp năm 1956-1959.

41. Hồ sơ 2479: Thông tư của Bộ Giáo dục về việc tuyển lựa học sinh người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, trung học chuyên nghiệp niên khóa 1959-1960.

42. Hồ sơ 2756: Báo cáo của Nha Giáo dục Phổ thông về tình hình học tập của cán bộ giáo viên phổ thông năm 1954.

43. Hồ sơ 2778: Báo cáo tình hình đón tiếp học sinh miền Nam đợt 3,4 năm 1954 của bộ phận đón tiếp học sinh miền Nam tại Nam Giang.

44. Hồ sơ 2806: Báo cáo tổng kết công tác đón tiếp học sinh miền Nam năm 1955 của Bộ Giáo dục.

45. Hồ sơ 2819: Nghị định, Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn của TTg, Nha Giáo dục phổ thông về công tác giáo dục năm 1956.

46. Hồ sơ 2820: Nghị định, Thông tư, công văn về quy chế các trường phổ thông năm 1956-1958 của Bộ giáo dục.

47. Hồ sơ 2869: Thông tư, báo cáo, công văn của Bộ Giáo dục, Vụ Giáo dục, Ban Tuyên huấn Trung ương các khu, ty giáo dục về tiếp nhận học sinh miền Nam và chính sách đối với học sinh miền Nam vượt tuyến năm 1954-1956.

48. Hồ sơ 3115: Báo cáo tổng kết tình hình giáo dục phổ thông năm học 1961-1962 của các ty giáo dục.

49. Hồ sơ 3268: Thông tư, Chỉ thị, kế hoạch của PTT, Bộ Giáo dục về sửa đổi và cải cách chương trình giáo dục phổ thông năm học 1966-1967.

50. Hồ sơ 3316: Báo cáo của Vụ Mẫu giáo về việc tổng kết công tác chuyên môn và thi đua năm 1969.

51. Hồ sơ 3353: Báo cáo của Bộ Giáo dục, Ban Nghiên cứu cải cách giáo dục về vấn đề cải cách giáo dục phổ thông năm 1971.

52. Hồ sơ 3372: Chỉ thị, công văn của Bộ Giáo dục về công tác giáo dục ở các trường phổ thông năm 1973.

53. Hồ sơ 3373: Quyết định của Bộ Giáo dục về việc ban hành quy chế tạm thời nhiệm vụ của học sinh, thầy giáo, nhà trường và hướng dẫn thực hiện

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phông bộ giáo dục tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)