6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An
Liên quan đến nợ xấu, cuối tháng 05/2013 NHNN cũng đã ra quyết định thực hiện lùi thời điểm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động các TCTD. Thông tư đã dời thời điểm có hiệu lực từ 01/06/2013 đến 01/06/2014 nhằm giảm áp lực gia tăng nợ xấu cho các TCTD và việc thực hiện giữ nguyên nhóm nợ trước khi cơ cấu theo Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 cũng đã góp phần hạn chế việc gia tăng nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên nếu VAMC không thực hiện kịp thời kế hoạch xử lý nợ xấu đúng tiến độ thì áp lực hết hiệu lực Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD khi các khoản nợ được các NHTM cơ cấu đều chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, ý nghĩa của giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mong muốn của Chính Phủ và NHNN đã không được thực hiện. Trong điều kiện nền kinh tế trong nước dự kiến còn tiếp tục khó khăn vài năm tới, dòng tiền của doanh nghiệp luân chuyển khó khăn, doanh thu về chậm do đối tác trì hoãn hoặc Ngân sách chậm thanh toán, kiến nghị NHNN cần theo dõi tiến độ xử lý nợ của các TCTD và thông qua các giải pháp xử lý nợ của các
TCTD để đưa ra thời gian áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN đúng thời điểm, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước vừa từng bước đưa Thông tư 02/2013/TT- NHNN tiệm cận với nguyên tắc quản trị ngân hàng của Basel II và có ý nghĩa như lá chắn bảo vệ an toàn hoạt động ngân hàng. Trường hợp NHNN vẫn thực hiện tiến độ áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN, không xem xét bối cảnh tình hình kinh tế trong nước thì các doanh nghiệp đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn, nợ xấu tăng cao, kênh vốn tín dụng càng bế tắc và hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục đình trệ, các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính Phủ không thể thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ tình hình hoạt động tín dụng BIDV Long An. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chưa thực sự được chú trọng, các kế hoạch, chiến lược trong tương lai chưa được cụ thể hóa, tăng trưởng tín dụng chỉ theo chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở chính giao trong từng thời kỳ, chưa xác định ngành nghề cụ thể nào cần tập trung đẩy mạnh. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng chỉ thực hiện khi rủi ro đã xảy ra, chưa quan tâm đến các giải pháp cần phải thực hiện ngay từ khi tiếp xúc khách hàng vay vốn.
Để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, tác giả mạnh dạn đưa ra các giải pháp cần thực hiện tại BIDV Long An trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV và cũng là vấn đề của các ngân hàng thương mại, các bên liên quan quan tâm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là một trong những hoạt động có vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng bền vững. Trong khi đó, với tình hình hiện nay các ngân hàng thương mại nói chung trong đó có BIDV Long An với định hướng cạnh tranh quyết liệt về giá cả của dịch vụ huy động vốn và đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ, lo xây dựng thương hiệu vững mạnh về năng lực tài chính, về phong cách ân cần chu đáo của đội ngũ nhân viên phục vụ, mà quên đi công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng với những dấu hiệu nợ xấu ngày càng gia tăng, nếu không có giải pháp cụ thể và quản trị rủi ro tín dụng một cách đúng đắn, nợ xấu do khách hàng doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành rào cản khi chi nhánh theo đuổi mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ và với công tác quản trị rủi ro trong quản lý khách hàng doanh nghiệp một cách yếu kém sẽ kéo theo rủi ro phát sinh từ việc chạy theo tăng trưởng tín dụng bán lẻ mà không có sự kiểm soát. Do đó BIDV Long An cần phải xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng cụ thể và thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng.
Với khả năng còn hạn chế của mình dựa trên cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng cùng với những phân tích số liệu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An, để rút ra được những mặt đạt được, những mặt hạn chế của BIDV Long An. Từ đó đưa ra giải pháp quản trị rủi ro tín dụng để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra và dựa trên môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh BIDV Long An nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẻ và bền vững.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu, thông tin và phân tích các báo cáo ở cơ quan nơi đang công tác để đưa ra những giải pháp khả thi, nhưng lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của Quý Thầy (Cô) và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trìnhNghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng II,
Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013, hết hiệu lực ngày 14 tháng 03 năm 2017.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2014.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực ngày 15 tháng 03 năm 2017.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016 – 2018), Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018.
9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016 – 2018), Báo cáo thường niên năm 2016, 2017, 2018.
10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An (2016 – 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018.
11. Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An (2016 - 2018), Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng năm 2016, 2017, 2018.
12. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010.
13. Quốc hội (2017), Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017.
14. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2017.