6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mạ
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn trên địa bàn
Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An, giai đoạn (2018), kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn và bài học kinh nghiệm cho BIDV Long An như sau:
❖ Kinh nghiệm của Vietcombank Long An
Các biện pháp mà Vietcombank nói chúng và Vietcombank Long An nói riêng đã và đang áp dụng thành công trong công tác hạn chế rủi ro là:
Một là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.
Hai là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay Ba là, giám sát khoản vay
Bốn là, thực hiện nguyên tắc chấm điểm khách hàng Năm là, tuân thủ thẩm quyền phán quyết cho vay
❖ Kinh nghiệm của Vietinbank Long An
Vietinbank cũng là một trong số những NH thương mại cổ phần thành công trong việc quản lý rủi ro tín dụng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách cho vay được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục cho vay (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát cho vay độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng cho vay nóng; ứng xử cho vay hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh
tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý cho vay đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình cho vay, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động cho vay được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp cho vay, cũng như các biện pháp quản lý cho vay, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ cho vay ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm cho vay như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của HĐQT, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng cho vay của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An
Một là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, BIDV Long An cần tổ chức bộ phận cho vay theo hướng: tách phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp cho vay, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp cho vay từ giai đoạn khởi tạo và phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết. Thành lập một bộ phận độc lập trong từng NHTM, chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đưa ra những dự báo và chiến lược phát triển kinh doanh của NH trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.
Hai là, thực hiện việc chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó có chính sách cho vay và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với từng khách hàng.
Ba là, xây dựng và thực hiện chính sách tăng trưởng cho vay linh hoạt, phù hợp trong từng thời kỳ, cân đối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động với tăng trưởng dư nợ; ứng xử hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay
đã được thiết lập, ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Bốn là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay. Không chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà còn quan tâm đến tính khả thi của phương án, dòng tiền của khách hàng vay, ...
Năm là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro cho cán bộ thẩm định, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng.
Cuối cùng, BIDV Long An phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đầu vào nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm xếp hạng cho vay, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày và phân tích tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung quản trị rủi ro tín dụng dựa trên các nguyên tắc theo tiêu chuẩn Basel, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng thấy được nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, qua đó NHTM có cách thức quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp phù hợp, nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng từ phía khách hàng doanh nghiệp. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An trong chương 2 cho thấy sự vận dụng giữa lý thuyết và thực tế để tìm ra những thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam và Chi nhánh Long an
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
❖ Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Ngày 26/4/1957, bằng Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính Phủ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính, với nhiệm vụ ban đầu là làm nhiệm vụ cấp phát và quản lý vốn do ngân sách nhà nước cấp vào kiến thiết cơ bản để góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng hòa bình trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa và làm hậu phương lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đến ngày 14/11/1990 ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Hiện BIDV có một mạng lưới kinh doanh rộng khắp không chỉ trải dài trên khắp đất nước mà còn vươn ra nước ngoài với 1 hội sở chính bề thế, hiện đại; 5 liên doanh, 8 công ty con, gần 700 điểm giao dịch trong nước, hiện diện thương mại ở nước ngoài như Lào, Campuchia, Myanma, Cộng hòa Séc, Hong Kong, Nga; giao dịch trực tiếp với gần 5 triệu khách hàng trong nước và hàng ngàn định chế tài chính trên toàn cầu. Số lượng cán bộ, nhân viên của toàn hệ thống đã lên tới hơn 18.000 người, gấp 90 lần so với buổi đầu thành lập. Từ 1/5/2012, BIDV chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần với tên gọi NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tầm nhìn đến 2020 là NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam có khả năng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính, tiền tệ khu vực Đông Nam Á và quốc tế.
❖ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh
Long An
Tiền thân của BIDV Long An là Ngân hàng Kiến thiết Long An được thành lập vào năm 1976. Sau gần 22 năm hoạt động dưới tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An thì ngày 01/05/2012 theo quyết định số 30/QĐ –HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Long An được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần. BIDV Long An là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản và hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo thông tin phản hồi từ cấp dưới. Cơ cấu tổ chức quản lý được thể hiện qua sơ đồ:
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Nguồn: Sơ đồ tổ chức và điều hành của BIDV Long An
Mô hình tổ chức của BIDV Long An: từ tháng 7-2017, theo quyết định số 3166/QĐ–BIDV ngày 30/11/2016 của Hội đồng quản trị phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ, Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại mô hình tổ chức đến tất cả chi nhánh trong toàn hệ thống. Mô hình tổ chức của BIDV Long An hiện nay
Khối quản lý nội bộ Ban giám đốc Khối tác nghiệp Khối quản lý khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối đơn vị trực thuộc - Phònggiao dịch KH - PhòngQL& DV kho quỹ - Phòng Quản trị TD, tổ Quản lý thông tin KH Phòng KHDN PhòngKH CN PGD Tân An, Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Hậu Nghĩa, Tân Trụ, Châu Thành Phòng Quản lý rủi ro PhòngTC HC PhòngKH TC
theo mô hình tổ chức mẫu đối với các chi nhánh đã được BIDV phê duyệt. Hoạt động của chi nhánh được điều hành và quản lý bởi 1 Giám đốc và 3 Phó Giám Đốc. Hoạt động của chi nhánh được chia thành 5 khối: khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối đơn vị trực thuộc với 8 phòng giao dịch, 1 tổ nghiệp vụ. Ngoài trụ sở chính của chi nhánh, BIDV Long An còn có 8 phòng giao dịch (PGD Tân An, PGD Bến Lức, PGD Đức Hòa, PGD Cần Đước, PGD Cần Giuộc, PGD Hậu Nghĩa, PGD Tân Trụ, PGD Châu Thành) với tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2018 là 130 người.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn năm 2014 - 2018 gặp nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và thấp. BIDV Long An luôn bám sát các chủ trương, chỉ đạo của NHNN và của ngân hàng cấp trên, tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra: hoạt động ổn định, an toàn, các chỉ tiêu quy mô tăng trưởng tốt, kiểm soát được chất lượng tín dụng.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Huy động vốn cuối kỳ 1.687.381 2.059.846 3.315.565 3.844.964 4.293.301 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2.055.379 2.493.651 3.125.670 3.614.137 4.083.192 Thu dịch vụ ròng 15.576 15.875 18.820 17.875 20.809
Lợi nhuận trước thuế 25.640 37.800 41.373 44.710 101.465
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2014-2018
Nhìn chung, BIDV Long An giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định ờ mặt huy động vốn và dư nợ tín dụng. Ngoài ra, phát triển dịch vụ là một trong những định hướng tăng trưởng của chi nhánh, hoạt động này ngày càng hiệu quả, thu dịch vụ ròng tăng đều qua các năm, góp phần làm tăng lợi nhuận cho đơn vị. Lợi nhuận trước thuế của BIDV Long An tăng đều qua các năm: năm 2014 đạt 25.640 triệu đồng tăng 76,68% so với năm 2013, năm 2015 đạt 37.800 triệu đồng
tăng 47,43% so với năm 2014, năm 2016 đạt 41.373 triệu đồng tăng 9,45% so với năm 2015, năm 2017 đạt 44.710 triệu đồng tăng 8,07% so với năm 2016 và năm 2018 đạt 101.465 triệu đồng tăng 126,94% so với năm 2017 .
Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu % thay đổi
2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
Huy động vốn cuối kỳ 22,07 60,96 15,97 11,66 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 21,32 25,35 15,63 12,98
Thu dịch vụ ròng 1,92 18,55 -5,02 16,41
Lợi nhuận trước thuế 47,43 9,45 8,07 126,94
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2014- 2018
❖ Huy động vốn
Thị phần huy động vốn của BIDV Long An trong bốn ngân hàng lớn nhất trên địa bàn luôn tăng trưởng hàng năm, cụ thể: năm 2014 là 23,12%, năm 2015 là 24,53%, năm 2016 là 31,65%, năm 2017 là 32,22% và đến năm 2018 là 29,98%.
Bảng 2.3 Thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại lớn và của BIDV Long An trên địa bàn
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Ngân hàng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số dư trọng Tỷ Số dư Số dư Tỷ trọng trọng Tỷ Số dư trọng Tỷ
Số dư Tỷ trọng Vietinbank Long An 1.788.005 24,50 2.056.206 24,49 2.364.637 22,57 2.719.332 22,79 3.618.365 25,27 BIDV Long An 1.687.381 23,12 2.059.846 24,53 3.315.565 31,65 3.844.964 32,22 4.293.301 29,98 Agribank Long An 2.338.557 32,05 2.619.183 31,19 2.933.485 28,01 3.285.504 27,53 3.777.750 26,38 Vietcombank Long An 1.483.537 20,33 1.661.562 19,79 1.860.949 17,77 2.084.263 17,46 2.632.150 18,38 Tổng cộng 7.297.480 100 8.396.797 100 10.474.636 100 11.934.063 100 14.321.566 100
❖ Dư nợ tín dụng
Căn cứ số liệu của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Long An, đánh giá hoạt động tín dụng tại BIDV như sau:
Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của BIDV Long An
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dư nợ tín dụng của cả hệ thống
NH trên địa bàn (triệu đồng) 32.334.000 41.077.000 46.744.000 62.632.205
- Tốc độ tăng trưởng (%) 19,52 27,04 13,80 33,90