6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro
Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dựa vào năng lực đánh giá của cán bộ thẩm định mới có thể mức độ trung thực của báo cáo tài chính khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Đối với khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ với ngân hàng, yếu tố nhận định khả năng trung thực, thiện chí trả nợ của khách hàng là vô cùng quan trọng, góp phần quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, cán bộ quản lý khách hàng khi chưa có đủ kinh nghiệm, trình độ sẽ không đánh giá được khách hàng.
Khi đã thu thập đầy đủ thông tin khách hàng về năng lực, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn đã đáp ứng qui định của ngân hàng thì hồ sơ về tài sản bảo đảm để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp là bước tiếp theo trong qui trình cấp tín dụng. Việc đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng cũng là một yếu tố cần phải được chú trọng như: chủ sở hữu
của tài sản có quan hệ với doanh nghiệp như thế nào, bởi vì qua mối quan hệ với tài sản thế chấp cán bộ có thể nhận định thêm về thực chất của khoản nợ có liên quan đến người thứ ba hay không, có hiện tượng vay ké trong nhu cầu vốn vay tại ngân hàng hay không, khả năng đánh giá của cán bộ về vị trí thuận lợi của tài sản bảo đảm có đủ đáp ứng thu hồi vốn vay khi khoản nợ của doanh nghiệp có rủi ro xảy ra và nhận định các yếu tố khác về tài sản thế chấp đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi nhận thế chấp.
Như vậy, có thể thấy công tác đào tạo cán bộ trong qui trình cấp tín dụng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để cán bộ có khả năng nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích tín dụng và có tinh thần trách nhiệm khi đưa ra các quyết định cấp tín dụng. Giải quyết được khâu mấu chốt này, chi nhánh đã hạn chế rất nhiều các rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay
Để chi nhánh có hướng xử lý phù hợp, ngăn chặn nguy cơ phát sinh nợ quá hạn hoặc chuyển thành nợ xấu, giải pháp chi nhánh cần thực hiện:
Phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản lý rủi ro cần giám sát doanh nghiệp qua hệ thống chấm điểm tín dụng đảm bảo các dữ liệu được cập nhật và kiểm soát chặt chẽ; Phòng QLKH doanh nghiệp thường xuyên theo dõi chặt các tài khoản có mức rủi ro cao và hợp tác với khách hàng để phòng ngừa rủi ro, đi thăm khách hàng ít nhất mỗi quý một lần để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cán bộ QLKH doanh nghiệp phải luôn cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo sớm như: Sự trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục. Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến, có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào nguồn thu nhập bất thường để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, chấp nhận mức lãi suất đang tăng cao với mọi điều kiện, tài sản bảo đảm có dấu hiệu giảm sút. Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ
nhiều lần không có lý do rõ ràng hoặc thiếu căn cứ thuyết phục, chậm thanh toán lãi vay. Thay đổi thường xuyên tổ chức ban điều hành, xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý … .Trên cơ sở các dấu hiệu có khả năng phát sinh rủi ro, bộ phận QLKH doanh nghiệp phải tiến hành xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra rủi ro như: Do khách hàng lừa đảo, không hợp tác, suy giảm kinh tế, rủi ro thị trường … để có giải pháp cụ thể. Về nguyên tắc, tất cả các khoản vay có dấu hiệu rủi ro sau khi rà soát phải được đặt trong tình trạng theo dõi đặc biệt và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa như: đánh giá khách hàng nếu bất lợi, rà soát lại tài sản bảo đảm, hoàn thiện hồ sơ pháp lý …
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Đối với cán bộ mới làm công tác tín dụng, lãnh đạo phụ trách nên giao các doanh nghiệp có dư nợ thấp, giản đơn và đã có thời gian quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Qua đó, khi đã nắm vững qui trình kết hợp với hồ sơ vay vốn đã thực hiện, cán bộ mới sẽ dần hiểu rõ chức năng và trách nhiệm để có thể đưa ra các quyết định cấp tín dụng đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Đối với cán bộ làm công tác quản lý rủi ro phải từng làm vị trí cán bộ QLKH để có thể đánh giá độc lập với bộ phận QLKH và kiểm soát được những sai sót do cán bộ QLKH gặp phải nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng.
Đối với bộ phận quản trị, đây cũng là bộ phận kiểm soát trong quá trình cấp tín dụng, do đó cán bộ làm công tác quản trị tín dụng cũng phải từng làm qua vị trí cán bộ quản lý khách hàng để kiểm tra đầy đủ chứng từ cần thiết cho việc giải ngân đáp ứng qui định.
Hiện nay, tại chi nhánh chưa có bộ phận kiểm tra kiểm soát độc lập với qui trình cấp tín dụng. Công tác tự kiểm tra tại chi nhánh do bộ phận quản lý rủi ro đảm nhiệm. Do đó, giải pháp chi nhánh cần phải thực hiện để việc kiểm tra mang tính khách quan là tập trung các cán bộ, lãnh đạo của các Phòng giao dịch, Phòng quản lý khách hàng, Phòng kế hoạch tổng hợp … đã có kinh nghiệm trong quá trình làm công tác tín dụng kiểm tra chéo các hồ sơ tín dụng. Bộ phận QLRR thực hiện kiểm tra các hồ sơ không trực tiếp thẩm định. Với biện pháp như trên, kết quả tự kiểm tra
tại chi nhánh sẽ có chất lượng và khắc phục được những tồn tại có thể xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.