6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An
Bảng 2.10 Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của BIDV Long An
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 2018
I Tổng dư nợ 3.301.000 4.661.000 4.083.192 Nợ nhóm 1 2.910.818 4.056.068 3.878.074 Nợ nhóm 2 354.821 560.309 128.368 Nợ nhóm 3 13.579 21.587 2.957 Nợ nhóm 4 2.987 1.982 3.502 Nợ nhóm 5 18.795 21.054 5.336 KHDN 1.888.733 2.729.501 1.781.164 II Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 2 10,75 12,02 3,13 KHDN 57,22 58,56 43,61
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2018
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ khách hàng theo các nhóm nợ như: nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).
Từ năm 2016 đến năm 2018, tín dụng có mức tăng trưởng qua các năm. Riêng nợ nhóm 2 từ 5,52% năm 2016 tăng lên 7,69% năm 2017 và đến năm 2018 giảm xuống còn 3,38 % .Đối với tỷ trọng dư tín dụng khách hàng doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng mạnh so với tổng dư nợ tín dụng. Nếu năm 2016, dư nợ khách hàng doanh nghiệp là 48,46% thì đến năm 2017 dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp giảm xuống còn 43,61% tổng dư nợ cho vay, điều này cho thấy chi
nhánh đã dần chuyển hướng tập trung vào khách hàng bán lẻ theo định hướng chung của ngành.
Nhận dạng rủi ro tín dụng: Việc nhận dạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh hiện nay phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của cán bộ làm công tác tín dụng có khả năng nhận biết, quan tâm các dấu hiệu bất thường của doanh nghiệp như sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng, thay đổi cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp, các khoản phải thu lớn, xuất hiện các phải thu khó đòi ... Hiện nay, BIDV chưa ban hành các qui định để nhận dạng rủi ro tín dụng và chi nhánh cũng chưa có tiêu chí xây dựng, đánh giá khách hàng theo định kỳ để đánh giá, xem xét khách hàng và báo cáo Ban lãnh đạo, đề xuất các giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể.
Đo lường rủi ro tín dụng: Căn cứ theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định kỳ cho thấy chi nhánh đã theo dõi một số chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng như:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các thời kỳ, cụ thể tại bảng 2.4 dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của BIDV Long An.
- Tỷ lệ nợ xấu luôn được thể hiện trong các báo cáo phục vụ quản trị điều hành. Cụ thể tại bảng 2.8 nợ xấu của BIDV Long An.
- Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại bảng 2.5 dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của BIDV Long An.
- Dư nợ tín dụng phân theo từng nhóm nợ tại bảng 2.10 dư nợ theo nhóm nợ của BIDV Long An.
Như vậy, BIDV Long An đã cơ bản sử dụng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: Từ tháng 10 năm 2008, thực hiện theo định hướng của hệ thống, BIDV Long An đã chuyển sang mô hình tổ chức theo chiều dọc, cụ thể như sau:
- Tách phòng Tín dụng thành các phòng nghiệp vụ: Quản lý khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân); Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng nhằm đảm bảo tính độc lập giữa các khâu trong qui trình cấp tín dụng. Trong đó, quản lý rủi ro được đưa vào qui trình cho vay.
- Trên cơ sở xây dựng qui trình cấp tín dụng tại Hội sở chính, qui trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp được qui định rõ ràng, cụ thể, tách bạch giữa các khâu. Căn cứ vào năng lực quản trị điều hành của từng chi nhánh, Hội sở chính giao mức thẩm quyền phán quyết cho chi nhánh. Trên cơ sở đó, chi nhánh xây dựng thẩm quyền phán quyết các đối tượng doanh nghiệp khi xem xét cấp tín dụng phải thông qua thẩm định của bộ phận Quản lý rủi ro tại chi nhánh. Sau khi khoản vay đã được phê duyệt, bộ phận QLKH doanh nghiệp thực hiện các thủ tục ký kết với khách hàng về hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Căn cứ trên các điều kiện xét duyệt trước khi cho vay, bộ phận quản trị tín dụng kiểm tra tính phù hợp và các điều kiện phê duyệt mới thực hiện giải ngân khoản vay. Thông qua các khâu phê duyệt tín dụng, các bộ phận sẽ kiểm tra lẫn nhau việc tuân thủ chính sách, qui trình tín dụng một cách thận trọng. Việc thẩm định lại khoản vay của bộ phận quản lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro phát sinh do tính chủ quan của bộ phận quản lý khách hàng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế đã được BIDV triển khai áp dụng tại các chi nhánh, dựa trên các tiêu chí trong hệ thống xếp hạng, chi nhánh có thể đánh giá được cơ bản về khách hàng vay vốn qua số liệu báo cáo tài chính hàng năm và thông qua các chỉ tiêu đánh giá về khách hàng, tình trạng hoạt động của ngành … để xác định giới hạn tín dụng được chi nhánh xem xét cấp tín dụng. Cụ thể: Đối với doanh nghiệp, chi nhánh tiến hành đánh giá theo hai tiêu chí là đánh giá các chỉ tiêu tài chính dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp vàđánh giá doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu định tính như: đánh giá về năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng tại chi nhánh …
- Qua đó, hệ thống định hạng sẽ đánh giá điểm của doanh nghiệp theo các mức xếp hạng tương ứng với nhóm nợ qui định theo Quyết định 02/2013/TT-NHNN. Cụ thể: Khách hàng xếp hạng từ A đến AAA tương ứng với nợ nhóm 1; khách hàng xếp hạng từ BB đến BBB tương ứng với nợ nhóm 2.
Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng: Mô hình tách bạch 03 khâu đã triển khai tại chi nhánh: đề xuất, thẩm định rủi ro và tác nghiệp đã góp phần kiểm soát trong quá trình phê duyệt khoản vay trước và trong khi cho vay. Riêng đối với khâu kiểm tra sử dụng vốn vay chủ yếu do bộ phận quản lý khách hàng thường
xuyên theo dõi và kiểm tra. Đây cũng chính là khâu quan trọng để đánh giá lại hiệu quả của phương án vay vốn của khách hàng và quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Theo qui trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh, đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền mặt, trong thời gian 10 ngày, cán bộ QLKH phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn và trong phạm vi 30 ngày, phải thực hiện kiểm tra đối với các khoản vay chuyển khoản nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn của khách hàng và để có giải pháp xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng cam kết.
- Nâng cao tỷ trọng và chất lượng tài sản bảo đảm là yếu tố quan trọng đối với chi nhánh khi hiện nay việc thu thập thông tin thị trường, về khách hàng vay vốn, về hoạt động kinh doanh của khách hàng thiếu thông tin. Do đó, hiện nay, việc quyết định cho vay đối với khách hàng phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: phương án kinh doanh khả thi và tính thanh khoản của tài sản bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Đối với doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ tín dụng tại chi nhánh, theo qui định của BIDV phải đáp ứng 100% dư nợ có tài sản bảo đảm (chưa tính đến việc áp dụng chính sách khách hàng), trong đó căn cứ vào loại tài sản, BIDV Long An qui đổi giá trị tài sản bảo đảm để doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
- Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ khách hàng theo các nhóm nợ như: nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) và căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng, chi nhánh tính toán mức trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ. Đồng thời tính toán mức dự phòng chung để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập phòng cụ thể. Trên cơ sở đó, chi nhánh tiến hành trích lập dự phòng để đảm bảo khi các khoản nợ gây ra tổn thất, chi nhánh vẫn bù đắp được tổn thất xảy ra trong hoạt động tín dụng.