6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro
2.2.1.1 Hệ số an toàn vốn
Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/05/2010 và các văn bản sửa đổi bổ sung, BIDV luôn được duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu > 9% theo yêu cầu của NHNN. Năm 2015, CAR = 10,59; Năm 2016, CAR=9,01; Năm 2017, CAR= 9,87 và Năm 2018, CAR= 10,30
Và để đảm bảo an toàn vốn, BIDV đã có các văn bản chỉ đạo cho các chi nhánh của hệ thống thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ an toàn vốn như tăng cường hơn nữa tỷ lệ tài sản bảo đảm bằng bất động sản đối với khách hàng vay với mục đích kinh doanh bất động sản, hạn chế việc áp dụng chính sách khách hàng … nhằm kiên quyết kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng cho vay các lĩnh vực có hệ số rủi ro cao.
2.2.1.2 Tình hình nợ cơ cấu
0 50 100
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tỷ trọng Doanh nghiệp Nhà nước
Bảng 2.6 Nợ cơ cấu của BIDV Long An
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I Dư nợ 1.888.733 2.729.501 4.083.192
1 Nợ cơ cấu ngắn hạn 98.752 108.721 0
Doanh nghiệp 98.752 108.721 0
2 Nợ cơ cấu trung - dài hạn 34.879 36.802 122.838
Doanh nghiệp 34.879 36.802 122.838
II Nợ cơ cấu 133.631 145.523 122.838
III Tỷ lệ nợ cơ cấu 7,08 5,33 3,00
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2018
Năm 2016, nợ cơ cấu là 133.631 triệu đồng, giảm 25.163 triệu đồng, giảm gần 19% so với năm 2015, chủ yếu là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước nên các khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng đáng kể, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu đang tăng cao nếu khách hàng không tháo gỡ khó khăn kịp thời.
Năm 2017, nợ cơ cấu của chi nhánh là 145.523 triệu đồng, tăng 12.108 triệu đồng, tăng gần 10% so với năm 2016. Trong đó tăng chủ yếu là phần nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, kinh doanh vận tải và kinh doanh lúa gạo.
Năm 2018, nợ cơ cấu của chi nhánh là 122.838 triệu đồng giảm 22.685 triệu đồng, giảm gần 16% so với năm 2017. Trong đó tăng chủ yếu là phần nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp.
2.2.1.3 Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.7 Nợ quá hạn của BIDV Long An
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2018
I Dư nợ 1.210.000 1.888.733 2.729.501 4.083.192
1 Nợ quá hạn ngắn hạn 93.204 71.244 183.764 128.460
Doanh nghiệp 89.130 67.036 166.537 122.838
2 Nợ quá hạn trung - dài
hạn 24.326 33.052 26.228
9.810
Doanh nghiệp 17.283 23.705 17.199 0
II Nợ quá hạn 117.530 104.296 209.992 138.270
III Tỷ lệ nợ quá hạn 9,71 5,52 7,69 3,38
Năm 2016, nợ quá hạn là 104.296 triệu đồng, số tuyệt đối giảm 13.204 triệu đồng, giảm hơn 10% so với năm 2015. Phần nợ xấu phát sinh trong năm đối với ngắn hạn chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và trung hạn đối với lĩnh vực đầu tư vận tải.
Năm 2017, nợ quá hạn của chi nhánh là 209.992 triệu đồng, tăng 105.696 triệu đồng, tăng 101% so với năm 2016. Trong đó tăng chủ yếu là phần nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, kinh doanh vận tải thủy và kinh doanh lúa gạo.
Năm 2018, nợ quá hạn của chi nhánh là 138,270 triệu đồng, giảm 71,722 triệu đồng, giảm 66% so với năm 2017. Trong đó tăng chủ yếu là phần nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp.
2.2.1.4 Tình hình nợ xấu
Bảng 2.8 Nợ xấu của BIDV Long An
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 2018
I Dư nợ 1.888.733 2.729.501 4.083.192
1 Nợ xấu ngắn hạn 5.159 14.112 4.279
Doanh nghiệp 4.929 11.829 0
2 Nợ xấu trung - dài hạn 18.426 14.978 7.517
Doanh nghiệp 17.748 11.854 0
II Nợ xấu 23.585 29.090 11.796
III Tỷ lệ nợ xấu 1,25 1,07 0,29
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2018
Năm 2016, nợ xấu của chi nhánh là 23.585 triệu đồng, số tuyệt đối tăng 7.192 triệu đồng, tăng hơn 50% so với năm 2015. Phần nợ xấu phát sinh trong năm đối với ngắn hạn chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và trung hạn đối với lĩnh vực đầu tư sà lan.
Năm 2017, nợ xấu là 29.090 triệu đồng, tăng 5.505 triệu đồng, tăng gần 19% so với năm 2016. Trong đó tăng chủ yếu là phần nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp và kinh doanh lúa gạo.
Năm 2018, nợ xấu là 11.796 triệu đồng, giảm 17.294 triệu đồng, giảm gần 60% so với năm 2017. Trong đó tăng chủ yếu là phần nợ ngắn hạn của khách hàng cá nhân.
Hình 2.4 Tình hình nợ cơ cấu, nợ quá hạn và nợ xấu của BDV Long An
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2018 2.2.1.5 So sánh chỉ tiêu nợ xấu và đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn
Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An so với tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ nợ xấu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trên địa bàn 3,54 2,96 0,62
BIDV Long An 1,1 1,81 0,28
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2018
Căn cứ bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu của tất cả các TCTD trên địa bàn từ năm 2016 đến năm 2018 ở mức thấp, biến động ở mức từ 0,62 % cho đến 3,54%. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh Long An vào năm 2018.
NHTM Nhà nước, Ngân hàng Chính Sách Xã Hội (NHCSXH): Có bốn NHTM Nhà nước và NHCSXH có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với mức bình quân (0,94%). Cụ thể: NH Ngoại Thương 0,03%, NH Công Thương Bến Lức 0,16%, NH Công Thương Châu Thành 0,57%, NHCSXH tỉnh 0,62% và NH Kỹ Thương Long An 0,93%; Có ba NHTM Nhà nước có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao hơn mức
- 2.00 4.00 6.00 8.00
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
bình quân: BIDV Long An 1,81%, NH Công Thương Long An 1,65% và Agribank Long An 1,04%.
Hình 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An so với tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh Long An
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2018
NHTM cổ phần: có ba NH chưa phát sinh nợ xấu. Cụ thể là NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín Tân thạnh, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng TMCP Đại Chúng. Các NH có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức bình quân là: NH Công thương, NH Ngoại Thương, NH Nông nghiệp, NH Kỹ Thương, NH Á Châu…
Như vậy, từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM giảm dần qua các năm do còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước dẫn đến các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2017, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho giảm nhẹ nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa phục hồi sản xuất, chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, chưa tìm được thị trường xuất khẩu ổn định… tình hình tài chính doanh nghiệp chưa được cải thiện, chưa trả được nợ ngân hàng nên nợ xấu của các doanh nghiệp có xu hướng tăng cao.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Đối với BIDV Long An, tỷ lệ nợ xấu từ năm 2016 đến năm 2018 đều ở mức thấp so với mức bình quân toàn địa bàn, điều đó cho thấy BIDV Long An đã thực hiện tương đối tốt việc kiểm soát chất lượng tín dụng.