6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Theo (Joel Bessis, 2012) Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình trong đó ngân hàng sẽ nghiên cứu, theo dõi, thẩm định về rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng,
nhóm khách hàng, qua đó phát hiện những khả năng có thể xảy ra rủi ro và lập các phương án phòng ngừa cũng như hạn chế tổn thất.
Hay, quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình từ việc hoạch định chiến lược đến việc tổ chức thực hiện, điều khiển và kiểm soát việc thực hiện chiến lược, phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng mà NHTM đề ra.
1.3.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như: Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất. Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong NH, nhân viên có thể có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì thế cần có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất. Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp NH đi đúng hướng. Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80 thế kỷ 20, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế. Cụ thể (tại ấn phẩm số 75 tháng 09/2000) Uỷ ban Basel đã đưa ra 16 nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng như sau:
❖ Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp
Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ (ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược này phản ánh sức chịu đựng của Ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lời mà ngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc 2: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng do Hội đồng quản trị phê duyệt, và xây dựng chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục.
Nguyên tắc 3: Ngân hàng cần phải xác định và quản lý rủi ro tín dụng phát sinh trong tất các sản phẩm và các hoạt động. Ngân hàng phải đảm bảo rằng rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải được kiểm soát và thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro thích hợp trước khi sản phẩm và hoạt động đó được ban hành hoặc triển khai và phải được phê duyệt trước bởi Hội đồng quản trị hoặc một Uỷ ban thích hợp. Các nguyên tắc này quy định ngân hàng cần phải thiết lập một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp hay nói cách khác là phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro.
❖ Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý
Nguyên tắc 4: Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng và hiệu quả. Những tiêu chí này cần bao gồm những chỉ số rõ ràng về thị trường mục tiêu của NH và sự hiểu biết thấu đáo của người vay vốn hay đối tác, nguồn trả nợ của khách hàng cũng như mục đích và cơ cấu tín dụng.
Nguyên tắc 5: Ngân hàng phải xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗi khách hàng hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm khách hàng có liên quan được tổng hợp lại theo các loại rủi ro khác nhau theo các phương pháp có nghĩa và có thể so sánh được cả trong sổ ngân hàng và sổ kinh doanh cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản.
Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyệt mới, sửa đổi, cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại.
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng và khách quan. Cụ thể là các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được giám sát và quan tâm đặc biệt và cần có những biện pháp thích hợp để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay.
❖ Duy trì một quy trình đo lường, kiểm soát và quản trị tín dụng phù hợp
Nguyên tắc 8: Ngân hàng cần phải có một hệ thống để thực hiện quản trị và giám sát thường xuyên, liên tục danh mục các khoản cho vay có rủi ro.
Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm cả việc xác định đủ mức dự phòng rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc 10: Ngân hàng cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ để quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống định hạng cần phải nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của Ngân hàng.
Nguyên tắc 11: Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để trợ giúp cán bộ quản lý có thể đo lường rủi ro tín dụng phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các rủi ro tín dụng do tập trung vào một ngành, lĩnh vực.
Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải có hệ thống giám sát cấu trúc tổng thể và chất lượng danh mục tín dụng.
Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần phải đánh giá đầy đủ những biến động về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai khi xem xét từng khoản tín dụng cũng như danh mục cho vay của mình và cần đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện xấu nhất.
❖ Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng
Nguyên tắc 14: Ngân hàng phải xây dựng hệ thống rà soát, đánh giá độc lập và liên tục quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, kết quả rà soát phải được báo cáo trực tiếp Hội đồng Quản trị và Ban điều hành.
Nguyên tắc 15: Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý đúng mức và rủi ro tín dụng được kiểm soát theo các giới hạn và chuẩn mực nội bộ. Ngân hàng cần thiết lập và thực thi hệ thống kiểm tra nội bộ và các thông lệ khác để đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ so với chính sách, quy trình và hạn mức được báo cáo một các kịp thời tới cấp quản lý thích hợp để xử lý.
Nguyên tắc 16: Ngân hàng phải có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm sút, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các trường hợp nợ xấu tương tự.
1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng
❖ Hệ số an toàn vốn tối thiểu tính theo qui định của Ủy ban Basel
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR= (Vốn tự có/ Tổng mức rủi ro) x 100 > = 8%
❖ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Là khoản nợ mà NHTM chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do NHTM đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng NHTM có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Hay, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được NHTM chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được NHTM đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại.
Tỷ lệ nợ cơ cấu = (Tổng dư nợ cơ cấu/ Tổng dư nợ) x 100%
❖ Nợ quá hạn
Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Hay, nợ quá hạn là nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%
❖ Nợ xấu
Là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM.
Tỷ lệ nợ xấu = (Tổng dư nợ xấu/ Tổng dư nợ) x 100%
1.3.5 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.5.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
Có rất nhiều yếu tố để nhận dạng rủi ro tín dụng. Các yếu tố để nhận dạng rủi ro tín dụng, các dấu hiệu của rủi ro tín dụng thông thường gồm:
Nhu cầu vay vốn tăng cao so với doanh thu, vòng quay vốn chậm. Dấu hiệu này có thể nhận thấy rõ khi cấp tín dụng vốn lưu động đối với doanh nghiệp. Khi vốn lưu động tăng cao nhưng doanh thu của doanh nghiệp không tăng tương ứng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kém, doanh thu không tăng tương ứng quy mô tài sản ngắn hạn sẽ dẫn đến vòng quay chậm, vốn vào không sinh ra tiền, nguồn thu
tương ứng sẽ là dấu hiệu rủi ro doanh nghiệp không có nguồn trả nợ, rủi ro tín dụng phát sinh.
Doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích. Đây là dấu hiệu cho thấy uy tín, tín nhiệm của khách hàng chưa bảo đảm, là tín hiệu cho rủi ro. Quan trọng nữa khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì công tác thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của ngân hàng là không có hiệu quả và việc sử dụng vốn vay sai mục đích có thể dẫn đến khách hàng không có nguồn trả nợ do không thực hiện phương án kinh doanh, sản xuất.
Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng. Điều này có thể là dấu hiệu của việc sản phẩm của doanh nghiệp đang dần lạc hậu, không còn được ưu chuộng, không hợp thị hiếu, vòng đời của sản phẩm đã hết, doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng, không tạo doanh thu, không có nguồn trả nợ vay. Dấu hiệu rủi ro này càng nghiêm trọng hơn khi khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng với tỷ trọng lớn, vốn tự có ít khi xử lý giảm giá hàng tồn kho nguồn trả nợ vay của khách hàng sẽ khó đảm bảo.
Báo cáo tài chính không rõ ràng minh bạch, có nhiều báo cáo tài chính khác nhau. Vấn đề này cho thấy công tác quản trị, kế toán tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, doanh nghiệp không cung cấp thông tin rõ ràng, trung thực, không có cơ sở để đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, khả năng, nguồn hoàn trả nợ vay ngân hàng.
Có những thông tin xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tin tức về doanh nghiệp như bất hòa nội bộ, vay nóng, sức khỏe người đứng đầu, mua bán, sáp nhập ... ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh doanh cũng là những dấu hiệu quan trọng dự báo rủi ro tín dụng.
Thường xuyên gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Dấu hiệu này cho thấy ngân hàng định kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với nguồn thu của khách hàng hoặc khách hàng thực sự xuất hiện khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay. Ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn lảng tránh hoặc trì hoãn trong việc thực hiện các yêu cầu của Ngân hàng. Dấu hiệu không hợp tác trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
❖ Theo mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính
Theo (Joel Bessis, 2012) Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng nóng cũng là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khả năng, năng lực quản lý rủi ro tín dụng, tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng quản lý.
Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản: Với các ngân hàng có dư nợ tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản sẽ dễ gặp phải các rủi ro về thanh khoản, lãi suất … do tính lỏng của tín dụng thấp hơn các loại tài sản có khác như trái phiếu Chính phủ, tiền gửi tại Ngân hàng Trung Ương … Và rủi ro đi đối với lợi nhuận, dư nợ tín dụng có lợi nhuận cao hơn những tài sản có khác nhưng rủi ro cao hơn đòi hỏi NHTM phải xác định giữ chỉ số này ở mức an toàn, phù hợp đảm bảo lợi nhuận và an toàn thanh khoản …
Tỷ lệ nợ xấu thể hiện cụ thể chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn là dấu hiệu cho thấy nguồn, thời gian trả nợ của các khoản vay có rủi ro. Tỷ lệ này là chỉ tiêu đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM.
Tỷ lệ nợ cơ cấu cho thấy khách hàng vay vốn đang tiềm ẩn rủi ro, việc cơ cấu lại khoản vay cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chất nhóm nợ của khách hàng tại ngân hàng và phải nằm trong danh mục các khoản nợ cần được kiểm soát của NHTM.
Khả năng bù đắp rủi ro: (Vốn chủ sở hữu + Dự phòng rủi ro)/Tổng dư nợ xấu. Đo lường khả năng bù đắp các rủi ro của ngân hàng.
Cơ cấu danh mục cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề. Cho thấy vấn đề phân tán rủi ro, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng khi nền kinh tế có biến động.
Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm: Dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, dư nợ cho vay bất động sản. Đây là các lĩnh vực kinh doanh có giá cả biến động, thường có hiện tượng đầu cơ, đẩy giá ảo, giá giao dịch không phản ánh thực chất giá trị của hàng hóa. Vì vậy, khi cấp tín dụng cho lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ dư nợ cho vay các ngành này cũng là một chỉ tiêu để đánh giá, dự báo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ trọng dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ. Đánh giá nền khách hàng, mức độ phụ thuộc của hoạt động tín dụng ngân hàng vào nhóm khách hàng.
❖ Theo mô hình tính toán tổn thất dự kiến (Expected Loss/VAR)
Theo (Joel Bessis, 2012) Tổn thất dự kiến (EL) thể hiện tổn thất tín dụng bình quân của ngân hàng. Việc định giá tiền vay của NH phải đủ để bù đắp tổn thất tín dụng bình quân này.
Tổn thất dự kiến EL = EADxPDxLGD
Trong đó: EAD = Exposure at Default (Dư nợ có rủi ro); PD = Probability of Default (Xác suất xảy ra rủi ro, xác suất không trả được nợ); LGD = Loss Given Default (Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ)
EL ở đây là mức tổn thất trung bình dự tính được qua số liệu thống kê trong quá khứ vì ngân hàng không biết chính xác 100% khách hàng nào là xấu và khoản vay nào không thể trả được trong 12 tháng tới. Đối với mỗi khoản vay, hay mỗi khách hàng khoản tổn thất dự tính được tính theo công thức trên. Tổng cộng các khoản tổn thất này của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là toàn bộ tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó ngân