Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 77 - 79)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.5 Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

3.2.5.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Thứ nhất: Rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục nợ có vấn đề, tiến hành phân loại nợ có vấn đề theo loại hình doanh nghiệp, theo các loại tài sản đảm bảo, theo ngành nghề … để có các giải pháp xử lý phù hợp, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng, đánh giá khả năng thu hồi vốn đến từng khách hàng. Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm đối với khách hàng không có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, không có thiện chí trả nợ.

Thứ hai: Xây dựng phương án xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro kết hợp với bán nợ xấu cho Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC), công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đối với các khoản nợ đáp ứng điều kiện theo qui định.

Thứ ba: Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng của chi nhánh đến từng khách hàng: thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý kịp thời. Định kỳ tổ chức các đoàn công tác kiểm tra thực tế nhằm rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động, thực trạng cơ cấu nợ, đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng cơ cấu tại chi nhánh.

Thứ tư: Đối với khách hàng thuộc nợ xấu, nợ không có khả năng phục hồi, các doanh nghiệp ngừng hoạt động, chi nhánh phải đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm thông qua các biện pháp như để doanh nghiệp chủ động rao bán tài sản có sự kiểm soát của ngân hàng trong thời gian cam kết nhất định; phối hợp với doanh nghiệp tìm kiếm người mua tài sản thế chấp thông qua các trung tâm đấu giá, nếu khách hàng không hợp tác phải thực hiện khởi kiện ra tòa để giải quyết. Biện pháp khởi kiện là biện pháp cuối cùng chi nhánh áp dụng do tốn nhiều công sức, chi phí và mất rất nhiều thời gian. Hiện nay, việc khởi kiện tại chi nhánh chủ yếu do bộ phận quản lý rủi ro phụ trách từ giai đoạn khởi kiện đến khi thi hành án, bộ phận quản lý khách hàng chỉ làm công tác hỗ trợ. Do đó, lãnh đạo chi nhánh cần phải giao trách nhiệm trực tiếp cho chính bộ phận quản lý khách hàng doanh nghiệp bám sát quá trình thụ lý án tại tòa, bộ phận quản lý rủi ro hỗ trợ về mặt pháp lý nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý khách hàng, nhận thức được mức độ khó khăn khi phải đi thu hồi nợ để từ đó có thể thận trọng hơn trong quá trình cho vay.

Thứ năm: Một số biện pháp xử lý cụ thể khi phát sinh nợ có vấn đề như Xác định nguyên nhân gây phát sinh khoản vay có vấn đề; xác minh các thông tin khách hàng cung cấp thông qua đối chiếu, kiểm chứng với bên thức ba, khảo sát thực tế địa bàn, cơ sở hoạt động của khách hàng; phân tích và đánh giá sơ bộ thực trạng của khách hàng và khả năng khắc phục khó khăn của khách hàng; xem xét các điều kiện ngoại cảnh trong khuôn khổ ngành, môi trường kinh doanh; đề xuất, tư vấn cho khách hàng giải pháp nhằm cải thiện tình hình trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu tài sản, chi phí, các khoản mục phải thu, phải trả, tồn kho, chính sách khách hàng, nhằm cải thiện khả năng thanh khoản; áp dụng các biện pháp mạnh tay (nếu nguy cơ cao) như yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo, bổ sung thêm các điều kiện ràng buộc, giảm hạn mức tín dụng, thu hồi một phần gốc trước hạn, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lại khoản vay; phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện chặt chẽ quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và xử lý nợ.

3.2.5.2 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Căn cứ thực trạng tại chi nhánh trong việc thực hiện phân loại, tính toán và trích lập dự phòng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN còn mang tính thủ công, có khả năng xảy ra sai sót trong quá trình báo cáo. Nhằm đảm bảo chi nhánh báo cáo

chính xác việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo qui định và để phản ánh chất lượng tín dụng tại chi nhánh, biện pháp chi nhánh cần thực hiện như trên cơ sở dữ liệu do Hội sở chính hỗ trợ cho chi nhánh, Phòng Quản trị tín dụng phối hợp với Tổ điện toán chi nhánh để thiết lập phần mềm hỗ trợ công tác báo cáo, cụ thể:

Từ dữ liệu chi tiết các khoản vay, dữ liệu chi tiết tài sản bảo đảm, đơn vị tiền tệ … thiết lập chương trình nối kết dữ liệu 01 khách hàng có đầy đủ thông tin về: tổng dư nợ, tổng tài sản bảo đảm, loại tài sản, thực trạng khoản nợ (đang cơ cấu, đang quá hạn, thời gian quá hạn, thời gian cơ cấu, nhóm nợ …). Khi đã có đầy đủ thông tin tổng hợp của từng khách hàng, thiết lập chương trình kết nối với cách tính toán trích lập dự phòng theo qui định.

Thiết lập chương trình loại bỏ khách hàng đã thực hiện chuyển hạch toán ngoại bảng để dữ liệu tính toán là của khách hàng thuộc nội bảng cân đối kế toán cần thực hiện báo cáo theo qui định. So sánh tổng dư nợ, tổng tài sản bảo đảm trên cân đối sau khi loại trừ tài sản bảo đảm của dư nợ ngoại bảng đảm bảo khớp đúng.

Khi chương trình được thiết lập sẽ hỗ trợ cho bộ phận làm công tác báo cáo được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác đáp ứng theo qui định.

Đồng thời, dựa trên phần mềm được thiết lập, Phòng Quản Trị tín dụng sẽ dễ dàng theo dõi tuổi nợ của từng khách hàng và có thông báo kịp thời cho bộ phận quản lý khách hàng lập đề nghị chuyển nhóm nợ của khách hàng đúng qui định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)