Nguyên nhân những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 61 - 64)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế

Căn cứ các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại chi nhánh Long An cho thấy các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An:

2.3.3.1 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng

Năm 2009, do mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận, ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng chiến lược tích cực tìm kiếm, mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn. Kết quả dư nợ tín dụng đã tăng từ 518.000 triệu đồng trong năm 2008 lên đến 916.000 triệu đồng trong năm 2009, tăng 397.000 triệu đồng với số tương đối tăng 77%. Tuy nhiên việc mở rộng tín dụng đã dẫn đến việc dễ dãi trong qui trình cấp tín dụng. Do đó, việc tách bạch các khâu trong qui trình cấp tín dụng không đảm bảo việc ngăn ngừa rủi ro phát sinh.

Trình độ chuyên môn: do thành lập mô hình mới nên cán bộ làm công tác quản lý khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý khách hàng, kiến thức am hiểu về ngành nghề, qui trình nghiệp vụ chưa nắm vững đã dẫn đến việc quản lý khách hàng lỏng lẻo, chưa thực sự theo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra sử dụng vốn mang tính chất chiếu lệ, không phản ánh thực tế kết quả sử dụng vốn.

Đối với chế tài xử lý trách nhiệm: Hội sở chính đã có văn bản qui định trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân gây khi gây ra tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên việc để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu chi nhánh chưa có các biện pháp nào qui định rõ phải xử lý nên chưa nâng cao được trách nhiệm của bộ phận quản lý khách hàng trong quá trình cấp tín dụng.

2.3.3.2 Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

Tại chi nhánh, do trình độ yếu kém của chủ doanh nghiệp trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, chạy theo trào lưu, yếu kém trong quản lý, mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, không tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh nên để xảy ra rủi ro, không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân thuộc về hội đồng quản trị của công ty không thống nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, nghi ngờ lẫn nhau và kết quả doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

Một số doanh nghiệp tại chi nhánh đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đầu tư bất động sản, do đó khi thị trường bất động sản đóng băng đã dẫn đến doanh nghiệp khó khăn không trả được nợ ngân hàng.

2.3.3.3 Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường kinh doanh

Chính sách: Thực hiện chủ trương của Chính Phủ theo Nghị quyết 11/NQ- CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm chi tiêu công đã dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp do không được bố trí vốn kịp thời. Các dự án bất động sản ngừng triển khai do các ngân hàng hạn chế cho vay. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ tiêu về giới hạn cho vay trung dài hạn tại chi nhánh đã làm cho một số doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất kinh doanh không có nguồn vốn dài hạn để thực hiện. Kết quả doanh nghiệp đã sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn và khi đến hạn thanh toán nợ vay ngân hàng, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.

Kinh tế: Các doanh nghiệp xuất khẩu tại chi nhánh phụ thuộc vào thị trường thế giới về nguyên liệu, sản phẩm. Do đó, khi nguồn nguyên liệu trên thế giới tăng cao trong khi đó do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thất nghiệp tràn lan trên thế giới đã dẫn đến một số mặt hàng của các doanh nghiệp tại chi nhánh không tiêu thụ được sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Long An, cho thấy quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trên cơ sở điều hành của Hội sở chính cũng đã từng bước thực hiện theo thông lệ quốc tế về tách bạch các khâu trong qui trình cho vay, xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, việc phân loại, tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo qui định của NHNN cũng đã từng bước tiến dần theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên việc quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh chưa được Ban lãnh đạo chi nhánh chưa quan tâm sâu sát, việc xây dựng

giới hạn tín dụng đối với các ngành nghề, đối tượng vay vốn chưa được thực hiện, cho vay chưa tính đến lợi ích mang lại của từng khách hàng. Bên cạnh đó mô hình tổ chức, qui trình cấp tín dụng, quá trình chấm điểm khách hàng theo hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, phân loại, tính toán và trích lập dự phòng cũng còn rất nhiều hạn chế. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa mang lại hiệu quả. Mặc dù chi nhánh cũng đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng nhưng không phải là biện pháp hữu hiệu trong điều hành quản trị rủi ro tín dụng. Vì vậy, một số nội dung trong Chương 3 sẽ góp phần giải quyết thực trạng và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất cho BIDV Long An.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)