6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Nhóm cung ứng tín dụng
Bảng 2.3. Tình hình dư nợ tín dụng của Agribank Tiền Giang
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ 9.735.000 10.863.000 11.778.000 12.906.000
Chênh lệch 1.128 915 1.128
Tốc độ tăng trưởng 15,10% 11,58% 8,40% 9.60%
Chênh lệch (3,52%) (3.18%) 1.2 %
Nguồn: Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2019
Giai đoạn 2016 – 2019 là giai đoạn có nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, mức dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2017 bắt đầu giảm tăng trưởng, đến năm 2019 có tăng trưởng nhẹ với mức 9.6%. Bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank Tiền Giang trong giai đoạn 2016 – 2019. Từ năm 2016 đến năm 2019 mức dư nợ tăng bình quân khoảng 11.14%, đạt mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nếu so với năm 2015 thì năm 2016 tăng 15,1% , năm 2017 tốc độ tăng trưởng giảm dần đạt 11,58% và năm 2018 chỉ đạt 8,4%. Nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tiền Giang còn nhiều có khăn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh lương thực giá cả
không ổn định, ngành chăn nuôi lợn giá cả liên tục sụt giảm có lúc không tiêu thụ được, và nửa cuối năm 2019 dịch tả heo châu phi đang lan rộng khiến người chăn nuôi không dám mở rộng đầu tư và tái đàn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tăng trưởng dư nợ. Bên cạnh đó chi nhánh tiến hành sàng lọc khách hàng, thu nợ
và không tăng dư nợđối với khách hàng có tình hình tài chính yếu, thu hồi nợđối với khách hàng do kiểm toán nhà nước đề nghị chuyển nhóm nợ cao hơn làm phát sinh nợ xấu; do địa bàn chủ yếu phục vụ nông nghiệp nông thôn nên các khách hàng trồng chuyên canh cây trúng mùa được giá nên có thu nhập trả nợ vay và không có nhu cầu vay lại.
Tuy nhiên, một trong những nhóm giải pháp điều hành chủ yếu là điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây
dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản. Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, cũng như theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và các văn bản chỉ đạo của NHNN chi nhánh tỉnh Tiền Giang như: tập trung vốn cho sản xuất – kinh doanh; ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần duy trì mở
rộng sản xuất nên mức dư nợ tín dụng được tăng lên.
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ của Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2019
ĐVT: Triệu đồng, ngàn USD
Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ Nội tệ 9.658.000 10.796.000 11.778.000 12.843.000 Ngoại tệ 1.798 2.000 2.800 2.700 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn Ngắn hạn 5.220.000 5.488.000 5.723.000 5.953.000 Trung dài hạn 4.438.000 5.308.000 6.055.000 6.015.000 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 8.298.000 10.174.000 10.837.000 11.576.000 Pháp nhân 1.437.000 689.000 941.000 1.329.000
Nguồn: Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2019
Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Agribank Tiền Giang được duy trì khá ổn định. Tỷ trọng tín dụng vốn trung dài hạn chiếm bình quân trên 50% dư nợ và tăng dần đều từ năm 2016 điều này tạo tính ổn định của chỉ tiêu dư nợ.
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại đồng tiền được duy trì khá ổn định, VND vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và duy trì ở
chính sách hạn chếđối tượng tín dụng bằng đồng ngoại tệ của NHNN nên tỷ trọng tín dụng bằng ngoại tệ của Agribank Tiền Giang chỉở mức hết sức hạn chế là dưới 1%.
Một điểm dễ nhận thấy trong giai đoạn này là quy mô dư nợ của hộ sản xuất, cá nhân có xu hướng tăng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ
tín dụng nền kinh tế. Điều này chứng tỏ, trong những năm qua Agribank Tiền Giang đã thực hiện tốt định hướng phát triển của mình, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động “Tam nông” trước tiên là các hộ sản xuất nông, lâm, ngư diêm nghiệp, các DN nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng lệ dư nợ cho lĩnh vực này.
Mặt khác, đến ngày 09/06/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/07/2015 thay thế Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN của NHNN ngày 22/07/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Nghịđịnh 55 ra đời sẽ tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; gia tăng cạnh tranh góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam, cải thiện và nâng cao điều kiện sống của dân cư vùng nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.