Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 26)

1.3.3.1 Nguyên nhân của rủi ro bảo lãnh

Nguy n nhân từ phía khách hàng được bảo lãnh: Do các nguyên nhân chủ quan (hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, do thiếu kinh nghiệm, năng lực quản lý không cao…) hoặc khách quan (chính sách kinh tế của nhà nƣớc thay đổi, cạnh tranh gay gắt thị trƣờng bị thu hẹp…), khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ và lãi vay cho Quỹ đầu tƣ phát triển sau khi đã thực hiện nghĩa vụ trả thay

Nguy n nhân thuộc về chủ quan của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: chƣa tuân thủ quy trình BLTD, năng lực thẩm định còn hạn chế, thu thập thông tin còn yếu, không có bộ máy kiểm soát nội bộ, kiểm tra giám sát sau khi bảo lãnh chƣa chặt chẽ, chƣa áp dụng đầy đủ các công cụ quản lý rủi ro…

1.3.3.2 Hậu quả của rủi ro bảo lãnh

Đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Nguồn vốn NSNN cấp phát sử dụng cho BLTD không đƣợc bảo toàn, khó khăn về nguồn vốn cho các hoạt động BLTD tiếp theo. Lãi vay chƣa thu hoặc không có khả năng thu làm lợi nhuận Quỹ đầu tƣ phát triển giảm, ảnh hƣởng đến duy trì hoạt động của Quỹ, đến nguồn bù đắp rủi ro, đến gia tăng nguồn vốn hoạt động.

Đối với khách hàng: Làm giảm uy tín hoặc mất uy tín đối với Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng sẽ khó khăn những lần sau trong việc tiến cận BLTD của Quỹ

1.3.4 Đặc điểm rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng các quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng

Từ đặc điểm của DNNVV đã trình bày trên (nguồn vốn của chủ sở hữu ít, không có đủ điều kiện vay các NHTM, hoạt động kinh doanh dễ bị tổn thƣơng khi nền kinh tế biến động không thuận lợi) nên bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phức tạp, khó quản lý và khả năng rủi ro cao hơn so với doanh nghiệp lớn.

Hoạt động BLTD tại Quỹ ĐTPT địa phƣơng không vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng phải bảo toàn và phát triển vốn để tiếp tục vòng quay vốn BLTD cho DNNVV trên địa bàn, vay vốn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng nhằm phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Một trong các biện pháp hạn chế rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng là thực hiện quản trị rủi ro BLTD.

1.4 Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng

1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị là thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận. Theo James H.Donnelly, James L.Gibson trong giáo trình “Quản trị học căn bản” đã cho rằng “Quản trị là một quá trình do một hoặc nhiều ngƣời thực hiện, nhằm phối hợp những hoạt động của những ngƣời khác để đạt đựơc những kết quả mà một ngƣời hành động riêng rẽ không thể nào đạt đƣợc.

Quản trị rủi ro tín dụng: đƣợc hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lƣờng mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. (http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan- hang-thuong-mai-viet-nam-302360.html)

Từ những khái niệm trên, theo tác giả có thể hiểu: Quản trị rủi ro BLTD là quá trình theo dõi để bảo vệ Quỹ ĐTPT tránh khỏi những thiệt hại không dự tính trƣớc, bảo đảm không ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại của Quỹ ĐTPT, giảm rủi ro tín dụng bằng các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động bảo lãnh tín dụng và kiểm soát rủi ro, phòng ngừa, hạn chế nợ xấu.

1.4.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng

Rủi ro bảo lãnh tín dụng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất về vốn của các Quỹ ĐTPT. Thƣờng thu nhập của các Quỹ ĐTPT đƣợc đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập của hoạt động BLTD. Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng là biện pháp hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn của Chính phủ, duy trì sự tồn tại và phát triển của Quỹ, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phƣơng trên cơ sở khai thác mọi khả năng tiềm tàng hiện có

Quản trị rủi ro BLTD tạo lợi thế cạnh tranh của các Quỹ ĐTPT. Quản trị rủi ro BLTD đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho Quỹ ĐTPT sàng lọc đƣợc những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của Quỹ ĐTPT thực sự mang lại hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội tại địa phƣơng, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Quỹ ĐTPT trong quá trình cạnh tranh.

1.4.3 Nội dung quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng 1.4.3.1 Nhận diện rủi ro bảo lãnh tín dụng 1.4.3.1 Nhận diện rủi ro bảo lãnh tín dụng

Nhận diện rủi ro BLTD là xác định mức độ rủi ro, trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lƣợng, làm căn cứ để xác định giới hạn cấp BLTD tối đa cho một khách hàng. Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị sẽ căn cứ vào các dấu hiệu cảnh báo của các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phí tài chính của khách hàng BLTD để có kết luận.

Nói cách khác nhận diện rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp, trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để lƣợng hóa mức độ rủi ro mang

lại từ phía khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng nhƣ để trích lập dự phòng rủi ro. Một số dấu hiệu nhận biết rủi ro BLTD:

Sử dụng vốn sai mục đích so với phƣơng án kinh doanh.

Đầu tƣ dàn trải vƣợt quá khả năng quản trị.

Khách hàng vay vốn tại nhiều Quỹ ĐTPT dƣới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích tổng thể, khó theo dõi dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hoá sản xuất ra không bán đƣợc dẫn đến không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ.

Chậm thanh toán các khoản phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu gia tăng. Đối tác gặp sự cố trong kinh doanh nên không có khả năng thanh toán hoặc thực hiện các hợp đồng với khách hàng.

Có thể nhận diện rủi ro thông qua mô hình 5C, 6C và xếp hạng tín nhiệm nội bộ.

* Mô hình 6C, bao gồm 06 chỉ tiêu định tính, thƣờng áp dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng thực hiện BLTD có thể nghiên cứu vận dụng.

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu ngƣời vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể:

Tƣ cách ngƣời vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của tổ chức tín dụng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhƣ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ tổ chức tín dụng khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng…

Năng lực của ngƣời vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của mỗi quốc gia. Ngƣời vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;

Thu nhập của ngƣời vay (Cash): Trƣớc hết phải xác định đƣợc nguồn trả nợ của ngƣời vay nhƣ luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán

thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán… Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các tỷ số tài chính;

Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để TCTD cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho TCTD;

Các điều kiện (Conditions): TCTD quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ;

Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của TCTD.

Mô hình 6C tƣơng đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập đƣợc, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

1.4.3.2 Đo lƣờng rủi ro bảo lãnh tín dụng

Việc đo lƣờng rủi ro, đánh giá khả năng và giá trị tổn thất theo tần số và mức tổn thất. Quá trình đo lƣờng có thể mang hình thức đánh giá chất lƣợng hoặc đánh giá số lƣợng.

* Các chỉ số đo lƣờng định lƣợng, bao gồm:

Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ: Hệ số này cho biết tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ, tỷ lệ này càng cao thì chất luợng tín dụng càng thấp và ngƣợc lại.

Nợ xấu/Tổng dƣ nợ: Hệ số này cho biết tỷ trọng nợ xấu (nợ nhóm 3-5) trong tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là chỉ số cơ bản để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng. tỷ lệ này càng cao thì chất luợng tín dụng càng thấp và ngƣợc lại.

Tỷ lệ nợ không có tài sản bảo đảm/ tổng dƣ nợ. Tỷ lệ nợ xấu/quỹ dự phòng tổn thất.

Dƣ nợ/Tổng tài sản: cho biết tỷ trọng của hoạt động tín dụng trong tổng tài sản có, khoản mục này càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhƣng đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ rất cao.

Hệ số rủi ro tín dụng (Nợ quá hạn/Tổng tài sản có).

Dự phòng tổn thất tín dụng/Dƣ nợ tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh cứ trên 100 đơn vị dƣ nợ tín dụng thì có bao nhiêu tổn thất không có khả năng thu hồi.

1.4.3.3 Kiểm soát rủi ro bảo lãnh tín dụng

Kiểm soát là sự tác động của nhà quản lý đến đối tƣợng cần kiểm soát nhằm mục đích không để xảy ra rủi ro hoặc đã xảy ra thì xử lý kịp thời để hạn chế tổn thất, tối ƣu chi phí. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhƣng hiệu quả lại thấp, ngƣợc lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng có thể cao. Các nhà quản lý phải tìm ra sự cân bằng tối ƣu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp. Các phƣơng pháp kiểm soát rủi ro gồm có:

Né tránh rủi ro: là né tránh những hoạt động, con ngƣời, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã đƣợc thừa nhận. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phƣơng thức: Biện pháp đầu tiên là không bảo lãnh vay vốn và biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

Ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp nhằm mục đích giảm bớt giá trị hƣ hại khi tổn thất xảy ra (phải gia tăng tài sản đảm bảo để bù đắp khoản tổn thất).

Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thế lực phải gánh chịu rủi ro; Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách bán nợ.

Đa dạng hóa: Cũng gần giống nhƣ phân chia rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất, đa dạng hoá là cố gắng phân chia tổng rủi ro của công ty thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác; Lý thuyết về đa dạng hoá có thể vận dụng trong rất nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp nhƣ: đa dạng hoá thị trƣờng, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá khách hàng…

Việc đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ làm giảm tối đa rủi ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng; theo ngành hàng, theo hình thức sở hữu… Ví dụ: ở Việt Nam hoạt động của ngành nông nghiệp có độ bất ổn cao hơn các ngành khác. Doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu chịu nhiều biến động và dễ thua lỗ hơn các doanh nghiệp có nguồn nguyên

liệu đầu vào trong nƣớc. Các doanh nghiệp nhỏ thƣờng năng động, thích ứng nhanh với thay đổi của môi trƣờng kinh doanh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Các dự án cho vay dài hạn có nhiều rủi ro hơn các món vay ngắn hạn. Các khoản vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhƣng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì thế, phải đa dạng hóa danh mục cho vay của mình, không nên cho vay một, hai ngành hàng hoặc một vài doanh nghiệp lớn. Việc đa dạng hóa cũng phải thực hiện đối với các thành phần kinh tế, loại sản phẩm, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của Quỹ ĐTPT.

1.4.3.4 Xử lý rủi ro bảo lãnh tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng phải chấp nhận một thực tế là rủi ro luôn luôn xảy ra, cho dù rủi ro đó có tính khách quan hay chủ quan, vô tình hay cố ý. Rủi ro đó có thể xảy ra với bất cứ Quỹ ĐTPT nào. Thấu suốt quan điểm này là để luôn chấp nhận và sẵn sàng đối mặt với rủi ro tín dụng. Do đó, khi rủi ro thực sự xảy ra, nhà quản trị còn có một hành lang bảo vệ cuối cùng, đó là việc phân loại và xử lý rủi ro. Để xử lý rủi ro, Quỹ ĐTPT có nhiều phƣơng án, nhƣng phƣơng án mang tính chủ động hoàn toàn về phƣơng diện tài chính là trích lập dự phòng rủi ro, bên cạnh phƣơng án xử lý tài sản đảm bảo…

1.4.3.5 Tài trợ rủi ro bảo lãnh tín dụng

Theo công bố của Ủy ban Basel, các TCTD phải thƣờng xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp đƣợc mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, Quỹ ĐTPT đƣợc sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp:

Đối với tổn thất đã lƣờng trƣớc rủi ro, Quỹ ĐTPT có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã đƣợc xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp. Mặc dù nguồn vốn này đƣợc trích lập vào chi phí kinh doanh, nhƣng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận, làm suy giảm uy tín của Quỹ ĐTPT trên thị trƣờng;

Đối với các tổn thất không lƣờng trƣớc rủi ro, Quỹ ĐTPT phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Nếu khả năng quản trị rủi ro yếu kém, gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của Quỹ ĐTPT sẽ bị giảm, quy mô tài chính và khả năng cạnh tranh sẽ bị ảnh hƣởng.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, bao gồm: Tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ... (Đinh Thị Thanh Vân, 2012).

1.4.4 Phƣơng pháp quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng

Xây dựng chính sách quản trị rủi ro BLTD: theo nghĩa rộng và bao quát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)