Xây dựng các phƣơng án quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 56 - 59)

Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng

Tổ chức hoạt động QLRR bảo lãnh tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các Phòng Bảo lảnh tín dụng và quản lý uỷ thác và Phòng Tài chính - Kế toán.

Về công tác tiếp xúc, khai thác thẩm định các dự án bảo lãnh tín dụng đƣợc giao cho Phòng Bảo lảnh tín dụng và quản lý uỷ thác, thẩm định dự án để có ý kiến thống nhất đề xuất trình Ban lãnh đạo quyết định bảo lãnh tín dụng. Đánh giá về các mặt mang tính kỹ thuật, hiệu quả hoạt động của dự án, thẩm tra các số liệu về mức đầu tƣ, công suất, hoạt động của dự án. theo dõi, quản lý hồ sơ dự án đôn đốc và theo dõi tình hình thu nợ, phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của chủ đầu tƣ... từ khi ký Hợp đồng bảo lãnh tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng. Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng kiểm tra hồ sơ giải ngân, theo dõi số liệu thu nợ và phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến công tác quản lý rủi ro, trích lập dự phòng đối với những nợ có thể xảy ra rủi ro ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang.

Quy trình quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng

Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đƣợc thực hiện trong từng nghiệp vụ gồm: quy trình thẩm định, quy trình bảo lãnh tín dụng và quy trình xử lý rủi ro. Quy trình bảo lãnh tín dụng quy định các bƣớc thực hiện quản lý công tác bảo lãnh đối với một dự án vay vốn từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thanh lý hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Quy trình thẩm định và quy trình xử lý rủi ro là những quy trình nhằm thể hơn nội dung tác nghiệp của công tác thẩm định và công tác xử lý rủi ro.

* Quy trình thẩm định

Công tác thẩm định dự án đầu tƣ do Phòng Bảo lãnh tín dụng và quản lý uỷ thác chủ trì thực hiện. Nội dung thẩm định dự án bảo lãnh tín dụng đƣợc tập trung trên hai mảng chính là thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tƣ và thẩm

định dự án vốn vay và phƣơng án trả nợ vốn vay của dự án. Về cơ bản, quy trình thẩm định dự án đầu tƣ của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đã quy định đƣợc chi tiết các bƣớc cần thực hiện khi thẩm định dự án.

Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tƣ: Chủ đầu tƣ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng gồm đơn vị thực hiện dự án, cơ quan cấp trên của chủ dự án (Tổng công ty Nhà nƣớc nếu chủ dự án là đơn vị thành viên Tổng công ty) và cá nhân ngƣời đứng đầu đơn vị thực hiện dự án. Việc đánh giá chủ dự án đƣợc thực hiện trên các phƣơng diện chủ yếu: Năng lực pháp lý, uy tín trong giao dịch, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, triển vọng ngành kinh doanh.

Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án gồm đánh giá mức độ đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô chung, đồng thời, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phƣơng pháp chẩm định phƣơng án tài chính và hiệu quả của dự án đầu tƣ có xét tới yếu tố thời gian của tiên tệ thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phân tích điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tƣ; thông tin cần đƣợc chú trọng hơn nữa đặc biệt là thông tin về thị trƣờng, giá cả; đồng thời đánh giá các nhân tố nhƣ lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. là các nhân tố có thể tác động đến quá trình hoạt động của dự án để dự báo những ảnh hƣởng có thể tác động đến dự án. Tuy nhiên, công tác thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập thông tin thẩm định, việc đánh giá các chỉ tiêu còn chƣa đầy đủ, nhiều chỉ tiêu thẩm định mới mang tính hình thức, phụ thuộc nhiều vào sự cung cấp hồ sơ của chủ đầu tƣ, chƣa có sự nghiên cứu sâu nhƣ nhu cầu của thị trƣờng, nguồn cung cấp nguyên liệu,... dẫn đến một số dự án vẫn để phát sinh nợ xấu sau khi bảo lãnh tín dụng.

* Quy trình bảo lãnh tín dụng:

Quy trình bảo lãnh tín dụng của Quỹ bao gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng. Bƣớc 2: Phê duyệt và ký kết hợp đồng.

Bƣớc 3: Lập hồ sơ và phát hành chứng thƣ bảo lãnh. Bƣớc 4: Quản lý dự án, theo dõi thu hồi nợ.

Quá trình quản lý hồ sơ, CBTD thực hiện mở sổ theo dõi theo từng hợp đồng và kịp thời báo cáo khi có vấn để phát sinh. Tuy nhiên, việc quản lý theo dõi dự án chƣa thật sát sao, thông tin về dự án đƣợc thu thập chủ yếu do chủ đầu tƣ cung cấp.

Quy trình bảo lãnh tín dụng còn hạn chế chƣa đƣa ra đƣợc các dấu hiệu đánh giá rủi ro và các quy định cụ thể về việc báo cáo, xử lý thông tin về dự án dẫn đến việc thu thập xử lý thông tin chậm, không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các dụ án vay vốn.

* Quy trình xử lý rủi ro:

Những khoản bảo lãnh tín dụng gặp rủi ro nguyên nhân khách quan, đúng đối tƣợng theo quy định thực hiện xử lý rủi ro thông qua các biện pháp: cơ cấu nợ, khoanh nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi...

Các dự án thuộc đối tƣợng xử lý rủi ro là những dự án gặp khó khăn về tài chính do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tại, địch hoạ, thay đổi chính sách,… hoặc khó khăn về tài chính khi chuyển đổi sở hữu nhƣ cổ phần hoá, chia tách, sáp nhập.

Theo quy định hiện nay, cấp nào quyết định bảo lãnh tín dụng thì quyết định gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ không quá 1/3 thời gian bảo lãnh tín dụng. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định xoá nợ lãi. UBND tỉnh quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ gốc. Trƣờng hợp xóa nợ, sau khi quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đánh giá, phân loại các khoản bảo lãnh tín dụng

Việc đánh giá, phân loại các khoản vay đƣợc Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang tuân thủ theo đúng trình tự trong phần lý thuyết của chƣơng 1. Sau khi nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn từ khách hàng, cán bộ thẩm định phải nắm đƣợc tình hình hoạt động hiện nay của DN thông qua nhiều kênh thông tin và trình Ban lãnh đạo trong báo cáo thẩm định.

Các hồ sơ bảo lãnh tín dụng đƣợc phòng Bảo lãnh tín dụng và quản lý uỷ thác và phòng Tài chính – Kế toán xem xét kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp của các chứng từ mà DN cung cấp.

Định kỳ CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của DN đồng thời kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo tiền vay, giá trị tài sản đảm bảo. Trong quá trình theo dỏi thu hồi nợ vay, CBTD luôn theo dỏi, giám sát từng hợp đồng bảo lãnh tín

dụng để nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ƣu nhằm kịp thời ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng.

Việc phân loại tín dụng đầu tƣ hiện nay của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang, Quỹ chỉ phân loại cho từng khách hàng. Việc phân loại chung cho toàn bộ khách hàng đƣợc phòng Tài chính - Kế toán thực hiện định kỳ dựa trên Quyết định của NHNN

Quản lý nợ có vấn đề

Khi phát sinh nợ quá hạn, CBTD báo cáo cho Lãnh đạo phòng Bảo lãnh tín dụng và quản lý uỷ thác và Ban Lãnh đạo bằng văn bản về nguyên nhân thực sự của vấn đề, thái độ (thiện chí) cam kết trả nợ của chủ đầu tƣ, tài sản thế chấp và đề xuất các biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, Ban Lãnh đạo sẽ xây dựng các giải pháp để giải quyết các vấn đề đã đƣợc phòng Bảo lãnh tín dụng và quản lý uỷ thác kiến nghị.

Kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua là các chủ đầu tƣ trả nợ đúng hạn, trƣờng hợp phát sinh nợ xấu mới rất thấp. Nợ xấu đƣợc thể hiện trong bảng 2.7 về dƣ nợ xấu BLTD cho DNNVV theo ngành nghề tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)