Bài học rút ra cho Việt Nam và Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 36 - 41)

Thứ nhất, đa dạng hình thức sở hữu vốn và loại hình tổ chức BLTD: Các tổ chức BLTD tại Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn ít, việc tăng cƣờng sức mạnh về vốn cho hoạt động BLTD từ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc chuyển sang nguồn vốn đa dạng, nâng cao tỷ trọng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc cho các tổ chức BLTD là cấp thiết. Qua đa dạng hình thức sở hữu vốn bao

gồm vốn nhà nƣớc, vốn tƣ nhân và vốn khác sẽ tạo nên nhiều loại hình tổ chức BLTD phù hợp với nhu cầu BLTD của nhiều đối tƣợng và các loại hình BLTD khác nhau. Theo đó, hình thành cơ chế khuyến khích để thu hút các nguồn vốn tạo lập các loại hình tổ chức BLTD nhƣ sau:

Đối với các Quỹ BLTD: Khuyến khích các TCTD tham gia góp bằng cơ chế phối hợp cụ thể; ngoài nghĩa vụ cùng chia sẻ rủi ro, các TCTD tham gia góp vốn đƣợc quyền lợi từ nguồn tiền gửi trung, dài hạn của Quỹ BLTD để tạo nguồn cho vay các DNNVV và cùng phối hợp với Quỹ BLTD để thu hút khách hàng, góp phần tăng trƣởng tín dụng. Việc tham gia vốn của các TCTD cũng có tác động tích cực đến phòng tránh những rủi ro về đạo đức có thể xảy ra khi các TCTD qua hoạt động phối hợp và bảo vệ quyền lợi chung trong quá trình cho vay và BLTD. Bên cạnh thu hút nguồn vốn theo khả năng vốn góp của các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc đóng góp thông qua các hiệp hội doanh nghiệp để đại diễn cho nghĩa vụ và quyền lợi của các doanh nghiệp, nắm bắt đƣợc hoạt động của Quỹ BLTD bảo vệ quyền lợi chung cho các DNNVV.

Đối với các tổ chức BLTD lẫn nhau: Các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV thƣờng xuyên hiện thiếu hụt nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, với mức góp vốn phù hợp theo khả năng tự cân đối của từng doanh nghiệp, các DNNVV có thể tham gia hoặc ủy nhiệm cho hiệp hội doanh nghiệp tham gia, đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của các DNNVV. Ngoài vốn góp của các DNNVV cho BLTD, còn có thể huy động vốn các doanh nghiệp lớn nhằm hỗ trợ các đối tác kinh doanh lâu dài của mình nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu phụ là các DNNVV. Ƣu điểm của việc tham gia góp vốn của các doanh nghiệp là tập hợp, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các DNVVV, tạo sự gắn kết giữa ngƣời vay. TCTD và bên BLTD, góp phần hạn chế thông tin bất đối xứng và và giảm rủi ro đạo đức của ngƣời vay.

Do vậy, việc hấp thụ vốn tƣ nhân bằng việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích các nguồn vốn tự nhân tham gia vào hệ thống BLTD dƣới các hình thức Quỹ BLTD lẫn nhau, công ty BLTD sẽ đƣợc tiến hành từng bƣớc, phù hợp với năng lực tài chính của các doanh nghiệp tại từng địa phƣơng trên nền tảng tự nguyện và có cơ chế cụ thể để thiết lập một cơ cấu vốn đa dạng và bổ sung

thêm các tổ chức BLTD từ nguồn quỹ tƣ nhân là rất quan trọng. Cần thiết lập Quỹ BLTD các cấp, với cốt lõi là Quỹ BLTD địa phƣơng và Quỹ BLTD trung ƣơng hƣớng dẫn, bổ sung cho hoạt động của các Quỹ BLTD địa phƣơng. Có nhiều DNNVV hoạt động trong các ngành và lĩnh vực khác nhau, bên cạnh nguồn lực của nhà nƣớc các nguồn lực khác của toàn xã hội đƣợc phát huy hiệu quả.

Thứ hai, đa dạng mục ti u, ngành và lĩnh vực BLTD: Mục tiêu BLTD cho tất cả các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tại các TCTD để thực hiện dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh. Trong đó, quan tâm đến các doanh nghiệp có dự án đầu tƣ phƣơng án sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực ƣu tiên theo định hƣớng tín dụng hàng năm, các DNNVV đổi mới về quản lý và công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các DNNVV mới đƣợc thành lập, các DNNVV hoạt động xuất khẩu, các DNNVV chuyên về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và thực hiện chƣơng trình BLTD khẩn cấp hỗ trợ DNNVV phục hồi do bị thiên tai xảy ra.

Thứ ba, đa dạng hoạt động và loại hình BLTD: Hoạt động của các tổ chức BLTD bao gồm BLTD và hoạt động tƣ vân, hỗ trợ DNNVV. Hoạt động BLTD đƣợc uy định pháp luật cho phép với nhiêu loại hình bảo lãnh đa dạng: Bảo lãnh vay vốn từ các TCTD, bảo lãnh cho hoạt động cho thuê, bảo lãnh cho chấp nhận hóa đơn thƣơng mại, bảo lãnh cho trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho các hóa đơn thƣơng mại, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh cho nợ phải trả trong giao dịch thƣơng mại, bảo lãnh để thanh toán thuế, bảo lãnh tái tài trợ cho DNNVV vay tái cấp vốn,... Hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ DNNVV bao gồm tƣ vấn quản lý, đào tạo cho ngƣời lao động tại các DNNVV đã BLTD, phổ biến kiến thức tài chính và quản lý, góp phần nâng cao kỹ năng quản lý, nâng cao tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của các DNNVV.

Hoạt động BLTD của hệ thống BLTD là một chuỗi liên kết không tách rời với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Do vậy, để đa dạng hoạt động BLTD, các loại hình BLTD, các tổ chức BLTD cần thiết lập môi quan hệ hợp tác tích cực với các TCTD trên nên tảng các nguyên tắc phối hợp về thâm định tín dụng, về trách nhiêm của các bên,.. cùng với việc nâng cao tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của các DNNVV sẽ mở rộng hơn các loại hình BLTD.

Thứ tư, bảo hiểm tín dụng và tái BLTD: Cùng với bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tín dụng bảo vệ cho các DNNVV trong quá trình giao dịch với khách hàng của mình, hạn chế những rủi ro về khả năng không thanh toán đƣợc của ngƣời mua. Áp dụng việc mua bảo hiểm bảo lãnh cho khoản vay và công nợ của doanh nghiệp theo Nghị định 68/2014/NĐ-CP ngày 09/07/2014, có hiệu lực từ 25/08/2014. Liên kết hệ thống bảo hiểm tín dụng và hệ thống BLTD với nhau tạo điều kiện cho việc cung cấp nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV. Tại Việt Nam quy định hoạt động BLTD phải có tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 và Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Chính phủ, qua liên kết có thể sử dụng hợp đồng bảo hiểm tín dụng làm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên cạnh, quy định pháp luật cho phép thực hiện hoạt động tái BLTD cho các DNNVV theo các quy tắc và cơ chế cụ thể để cung cấp tái bảo lãnh với một tỷ lệ nhất định, góp phần phân tán rủi ro bảo lãnh của các tổ chức BLTD.

Hoạt động của hệ thống BLTD tại một số quốc gia với đa dạng loại hình tổ chức BLTD, đa dạng hình thức sở hữu vốn, đa dạng mục tiêu, đa dạng ngành, lĩnh vực và loại hình BLTD,...Tại Việt nam, hệ thống BLTD bao gồm các Quỹ BLTD tại các địa phƣơng và NHPT đã hình thành và hoạt động BLTD từ nhiều năm qua với quy định pháp luật điều chỉnh cho hoạt động của các tổ chức BLTD chỉ duy nhất bảo lãnh vay vốn cho các DNNVV và chƣa có sự đồng nhất về tổ chức cho vay khi quy định bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các TCTD đổi với các Quỹ BLTD và bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các NHTM đối với NHPT, mục tiêu chƣa đồng nhất trong hoạt động BLTD, khác biệt về đối tƣợng, nhu cầu BLTD, nguồn vốn góp cho hoạt động BLTD đa dạng, nhƣng thực tế chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cấp. Do vậy, đa dạng hình thức sở hữu vốn và loại hình tổ chức BLTD, đa dạng mục tiêu, ngành và lĩnh vực BLTD, đa dạng hoạt động và loại hình BLTD, triển khai hoạt động bảo hiểm tín dụng và tái BLTD là những bài học đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm các nƣớc để có thể vận dụng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, góp phần phát triển hoạt động BLTD, tạo điều kiện nhiều hơn cho các DNNVV tiếp cận và sử dụng vốn tại các TCTD, phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng trong hoạt động các Quỹ ĐTPT địa phƣơng. Đồng thời cũng thu thập, phân tích rút ra một số bài học từ kinh nghiệm quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng của một số quốc gia. Nội dung chƣơng 1 là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)