Kiểm soát rủi ro bảo lãnh tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 31 - 32)

Kiểm soát là sự tác động của nhà quản lý đến đối tƣợng cần kiểm soát nhằm mục đích không để xảy ra rủi ro hoặc đã xảy ra thì xử lý kịp thời để hạn chế tổn thất, tối ƣu chi phí. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhƣng hiệu quả lại thấp, ngƣợc lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng có thể cao. Các nhà quản lý phải tìm ra sự cân bằng tối ƣu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp. Các phƣơng pháp kiểm soát rủi ro gồm có:

Né tránh rủi ro: là né tránh những hoạt động, con ngƣời, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã đƣợc thừa nhận. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phƣơng thức: Biện pháp đầu tiên là không bảo lãnh vay vốn và biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

Ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp nhằm mục đích giảm bớt giá trị hƣ hại khi tổn thất xảy ra (phải gia tăng tài sản đảm bảo để bù đắp khoản tổn thất).

Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thế lực phải gánh chịu rủi ro; Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách bán nợ.

Đa dạng hóa: Cũng gần giống nhƣ phân chia rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất, đa dạng hoá là cố gắng phân chia tổng rủi ro của công ty thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác; Lý thuyết về đa dạng hoá có thể vận dụng trong rất nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp nhƣ: đa dạng hoá thị trƣờng, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá khách hàng…

Việc đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ làm giảm tối đa rủi ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng; theo ngành hàng, theo hình thức sở hữu… Ví dụ: ở Việt Nam hoạt động của ngành nông nghiệp có độ bất ổn cao hơn các ngành khác. Doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu chịu nhiều biến động và dễ thua lỗ hơn các doanh nghiệp có nguồn nguyên

liệu đầu vào trong nƣớc. Các doanh nghiệp nhỏ thƣờng năng động, thích ứng nhanh với thay đổi của môi trƣờng kinh doanh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Các dự án cho vay dài hạn có nhiều rủi ro hơn các món vay ngắn hạn. Các khoản vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhƣng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì thế, phải đa dạng hóa danh mục cho vay của mình, không nên cho vay một, hai ngành hàng hoặc một vài doanh nghiệp lớn. Việc đa dạng hóa cũng phải thực hiện đối với các thành phần kinh tế, loại sản phẩm, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của Quỹ ĐTPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)