Hiện nay, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đã làm rất tốt một số các biện pháp tài trợ rủi ro nhƣ sau:
Luôn yêu cầu và bắt buộc các chủ dự án phải mua bảo hiểm cháy nổ đối với các tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định;
Các tài sản thế chấp tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang luôn đƣợc hoàn thiện đầy đủ các thủ tục nhƣ nhập kho giấy tờ có giá, đăng ký giao dịch bảo đảm trƣớc khi tiến hành giải ngân;
Định kỳ, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang luôn tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi dƣ nợ của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang ngày càng tăng, khối lƣợng khách hàng nhiều, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần phải nghiên cứu đến một số các biện pháp tăng nguồn tài trợ cho rủi ro khác để hạn chế thấp nhất những thiệt hại từ rủi ro BLTD nhƣ:
Mua bảo hiểm cho các khoản vay;
Ngoài bảo hiểm cháy nổ, đề nghị chủ đầu tƣ mua bảo hiểm khác cho những thiết bị có giá trị lớn mà Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giải ngân cho vay, hoặc bảo hiểm cho những tổn thất trong quá trình hoạt động kinh doanh;
Hằng năm Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần bắt buộc định giá lại giá trị tài sản, định kỳ phải kiểm tra thƣờng xuyên nếu phát hiện tài sản có dấu hiệu xuống cấp hoặc sụt giảm giá trị thì phải đề nghị đánh giá lại tài sản, nếu giá trị tài sản giảm xuống thì đề nghị khách hàng phải bổ sung thêm tài sản;
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang hiện nay chỉ dựa trên cơ sở nợ quá hạn mà không xét đến yếu tố chất lƣợng của các khoản tín dụng. Trong thời gian tới Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần nghiêm túc trích lập dự phòng theo các nội dung sau:
+ Xây dựng các tiêu chí cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; + Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay;
+ Chính sách trích dự phòng rủi ro phải đƣợc phê duyệt trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng nhƣ khả năng tài chính của ngân hàng, thể hiện đúng bản chất của dự phòng các tổn thất.
Hoàn thiện bộ máy, xây dựng các điều lệ, quy chế, quy trình nghiệp vụ theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện Quỹ đang đề xuất các ngành có chức năng rà soát, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhân sự, sửa đổi điều lệ hoạt động để triển khai hoạt động cấp bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo đúng quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP. Đồng thời Quỹ cũng đang nghiên cứu để xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP: Quy chế cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa; Quy chế quản lý tài chính và huy động vốn; Quy chế quản lý và sử dụng các quỹ; Quy chế xử lý rủi ro; Quy chế về mức lãi suất nhận nợ, miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc, Quy chế về các trƣờng hợp đƣợc miễn tài sản bảo đảm và các quy chế hoạt động, nghiệp vụ khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ, để nhằm hạn chế đƣợc rủi ro bảo lãnh tín dụng trong thời gian tới.
Về nguy n tắc quản lý và sử dụng vốn phải có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn: Tại Điều 4 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nguyên tắc hoạt động của Quỹ là phải tự chủ về tài chính và đảm bảo an toàn vốn. Việc BLTD cho DNNVV là hoạt động có nhiều rủi ro xảy ra nên cần chấp nhận một khoản rủi ro nhất định và có cơ chế cấp bù cho phần rủi ro thì các Quỹ mới mạnh dạn trong hoạt động. Trên thực tế, khi xảy ra rủi ro do doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay vì gặp khó khăn, chuyển thành nợ khó đòi hoặc Quỹ phải trả nợ thay nợ thì đồng nghĩa với việc chƣa sử dụng vốn có hiệu quả, chƣa đảm bảo an toàn. Quỹ phải giải trình với thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc do quy trách nhiệm trong việc làm thất thoát vốn, để phát sinh nợ khó đòi… Đây thực sự gây khó khăn cho hoạt động của Quỹ ĐTPT tại Tiền Giang làm ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của Quỹ nhƣ về bảo toàn vốn, lợi nhuận, lƣơng, thƣởng ngƣời lao động, trích các quỹ…
Tuy nhiên do Nghị định số 34/2018/NĐ-CP chƣa quy định chi tiết và Bộ Tài chính chƣa có các hƣớng dẫn cụ thể nên việc xây dựng các quy chế đang còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.
Hoàn thiện mô hình hoạt động và bộ máy tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo hƣớng thiết lập đồng bộ các bộ phận chuyên môn về thẩm định, quản lý rủi ro, tƣ vấn hƣớng dẫn, BLTD và kiểm tra kiểm soát sau BLTD nhằm có sự phối hợp đồng bộ trong quy trình từ khi tiếp xúc DNNVV đến khi BLTD, kiểm tra sau BLTD, phòng ngừa rủi ro.
Tóm lại, việc đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT, theo bản thân nhận thấy là phù hợp quy định hiện hành và tình hình hình thực tế tại Quỹ. Nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ về vốn cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.