Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong việc hạn chế rủi ro trong những năm qua, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhiều tồn tại mà Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần đƣợc giải quyết:
Thứ nhất, các dấu hiệu nhận diện rủi ro BLTD do cán bộ tín dụng đang áp dụng hiện nay chƣa bao quát hết các rủi ro, cụ thể một số dấu hiệu có thể hoặc đã phát sinh trong thực tế chƣa đƣợc đề cập nhƣ: khách hàng có thái độ lảng tránh khi cán bộ tín dụng yêu cầu kiểm tra, kiểm tra báo cáo tài chính cho thấy: doanh thu bán hàng giảm, hàng tồn kho gần nhƣ không bán đƣợc, các khoản thu tiền về chậm, hoặc báo cáo tài chính không cung cấp kịp thời theo yêu cầu của cán bộ tín dụng, hoặc sau khi đƣợc Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang bảo lãnh tín dụng không tiếp tục thuê kiểm toán báo cáo tài chính.
Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ còn cao. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ BLTD không phát sinh trong hai năm 2017 và năm 2018, dƣ nợ xấu BLTD tăng vào quý IV năm 2019 do phải trả nợ thay cho 01 doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận bảo lãnh và Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang phải chịu mức rủi ro rất cao (được thể hiện trong bảng 2 6).
Thứ ba, công tác kiểm tra giám sát tín dụng chƣa thực sự chặt chẽ sát sao. Quỹ ĐTPT chƣa thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ, việc này chỉ đƣợc thực hiện kiểm tra lẫn nhau giữa các phòng ban, do đó chƣa thực sự phát huy tác dụng trong công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động BLTD. Quy trình quản lý rủi ro BLTD chƣa bao quát, toàn diện do các công cụ quản lý rủi ro BLTD hiện nay của Quỹ chủ
yếu dựa vào các quy định của các TCTD, chƣa có một quy trình riêng cho Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng.
Thứ tư, các hình thức xử lý nợ xấu mà Quỹ áp dụng vẫn chƣa phải là biện pháp xử lý triệt để nhất.
Thứ năm, công tác phân loại nợ chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Trong thời gian qua, mặc dù đã tích cực trong việc rà soát, phân loại các dự án đƣa ra các nhóm biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, công tác phân loại nợ vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án có nợ khó thu lâu ngày. Về công tác thực hiện báo cáo phân loại nợ định kỳ hiện nay đƣợc thực hiện theo đúng quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Các khoản dự nợ đƣợc phân thành nợ bình thƣờng, nợ có khó khăn tạm thời, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu. Tuy nhiên, công tác phân loại nợ chủ yếu vẫn chỉ mang tính chất báo cáo, việc phân loại nợ vẫn mang tính chất chủ quan của cán bộ phòng Tài chính - Kế toán. Việc căn cứ trên báo cáo phân loại nợ để xử lý thông tin không đƣợc chú trọng. Công tác phân loại nợ chƣa có tính dự báo, mới phụ thuộc vào việc các khoản dƣ nợ có phát sinh nợ quá hạn hay không, thời gian phát sinh; những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro chƣa đƣợc đánh giá để phân loại cho đúng.