Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 79 - 80)

- Về vốn điều lệ của Quỹ BLTD: Ngoài ngân sách cấp vốn điều lệ, còn việc vốn góp từ các TCTD và các hiệp hội ngành nghề là rất khó khăn. Các ngân hàng thƣơng mại không thấy đƣợc lợi ích từ hoạt động này, các DNNVV thiếu do vốn phải đi vay… nên không có vốn để tham gia. Do đó, đề nghị nên đề xuất Chính phủ sửa đổi nội dung này do đề ra nhƣng không thực hiện đƣợc.

- Về Quy định doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh phải có thế chấp tài sản ở 2 nơi: Phải có 15% giá trị tài sản thế chấp tại ngân hàng, đồng thời phải có tài sản thế chấp tại Quỹ, đây là điều kiện thật sự khó khăn của doanh nghiệp do doanh nghiệp đã không còn tài sản để thế chấp cho nghĩa vụ BLTD tại Quỹ vì tất cà các tài sản đã đƣợc thế chấp tại ngân hàng nên biện pháp bảo đảm bảo lãnh tại Quỹ khó thực hiện. Điều này mâu thuẫn với thực tế, nếu doanh nghiệp có đủ tài sản đảm bảo sẽ thế chấp cho ngân hàng để đƣợc vay trực tiếp, chứ không cần nhờ đến Quỹ BLTD để mất thời gian, cung cấp hồ sơ thủ tục và thêm khoản phí bảo lãnh. Quỹ ĐTPT Tiền Giang đề xuất bỏ biện pháp bảo đảm bảo lãnh tại Quỹ thì mới tạo điều kiện gỡ khó khăn cho DNNVV khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà không còn tài sản.

- Về tài sản thế chấp tại Quỹ BLTD, theo QĐ 58 thì không qui định rõ về tỷ lệ tài sản đảm bảo cho khoản bảo lãnh là bao nhiêu. Quỹ ĐTPT cũng đề xuất Bộ Tài chính khi điều chỉnh QĐ 58 nên qui định để bộ phận thẩm định, các cấp ra phê duyệt bảo lãnh chủ động, mạnh dạn hơn.

- Về quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn: Đề nghị Ngân sách Nhà nƣớc cấp cho Quỹ nguồn dự phòng rủi ro hoặc hằng năm, căn cứ báo cáo quyết toán và kết quả hoạt động bảo lãnh của Quỹ đã đƣợc Hội đồng quản lý phê duyệt, đề nghị Ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ phần chênh lệch giữa khoản tiền Quỹ phải trả thay cho khách hàng và quỹ dự phòng rủi ro mà Quỹ đã trích lập thiếu hoặc chƣa trích lập.

- Đề xuất cho DNNVV đƣợc bảo lãnh tín chấp tại Quỹ: đối với các doanh nghiệp thiếu hoặc không còn tài sản bảo đảm cho bảo lãnh nhƣng đủ các điều kiện để đƣợc bảo lãnh thì căn cứ vào mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp (hiệu quả của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp) để quyết định mức bảo lãnh tín chấp cho doanh nghiệp; mức bảo lãnh tín

chấp tối đa cho một đơn vị là 02 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)