Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 65 - 69)

 Từ phía doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh

Chƣa có cuộc điều tra chính thức về các yếu tố của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ảnh hƣởng đến rủi ro bảo lãnh tính dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang, nhƣng theo đánh giá của các cán bộ tín dụng cho thấy:

Lập dự án của DNNVV chƣa sát với thực tế: Một số yếu tố kỹ thuật của dự án, chủ đầu tƣ lập không sát với thực tế. Đây là những yếu tố mà quá trình thẩm định của cán bộ do không có chuyên ngành cũng rất khó có thể phát hiện. Nhƣ việc xác định vị trí, quy mô đầu tƣ, thị trƣờng đầu ra của sản phẩm; việc lựa chọn thiết bị, công nghệ không phù hợp,…

Sử dụng vốn sai mục đích: Cho vay đầu tƣ dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng, dẫn tới việc khách hàng sử dụng nguồn ngắn hạn trả nợ vay

trung dài hạn; khách hàng vay tại nhiều TCTD dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát đƣợc dòng tiền của ngƣời vay; Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi khi chƣa đến hạn trả nợ.

Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay: Thiện chí trả nợ vay của khách hàng là yếu tố liên quan đến tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì Quỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ.

Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các DN đƣợc BLTD vay tiền để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít DN nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Bên cạnh đó, các DN khi thiếu thông tin thị trƣờng và các đối tác, bạn hàng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các DN Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức. Khi CBTD lập các bản phân tích tài chính của DN dựa trên số liệu do các DN cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro BLTD.

Tƣ tƣởng chây ỳ trong trả nợ của chủ đầu tƣ: Nhiều Chủ đầu tƣ vẫn có tâm lý cho rằng đây là đồng vốn của Nhà nƣớc nên tranh thủ đƣợc càng nhiều vốn càng tốt, ít quan tâm đến hiệu quả của dự án cho nên trong thực tế có những dự án sau khi đầu tƣ, kém phát huy hiệu quả, khả năng thu hồi vốn thấp.

 Từ môi trƣờng pháp lý

Về khung pháp lý quy định việc tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phƣơng nói chung và Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang nói riêng còn chƣa đầy đủ, chƣa

hoàn thiện. Quy định cho vay đầu tƣ của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang còn mang tính chất chắp vá, vay mƣợn từ mô hình Ngân hàng chính sách và Công ty tài chính. Hệ thống các quy định pháp luật, hành lang pháp lý quy định về Quỹ ĐTPT chƣa nhiều, chƣa vững chắc và thƣờng xuyên thay đổi. Điển hình, về mô hình hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang so với quy định hiện hành.

Nguyên nhân là do, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đƣợc giao thực hiện nhiều nhiệm vụ nhƣ: cho vay đầu tƣ, cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã, ứng vốn phát triển quỹ đất và nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo quy định của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg trƣớc đây. Tuy nhiên, ngày 08/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV để thay thế Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP thì mô hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có 02 hình thức là thành lập bộ máy tổ chức quản lý điều hành độc lập hoặc ủy thác cho Quỹ tài chính nhà nƣớc tại địa phƣơng tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Do đó, mô hình hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang đang vi phạm quy định của Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.

 Từ phía chính quyền địa phƣơng

Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và Bộ Tài chính, về quản lý chuyên môn thì chịu sự theo dõi, giám sát, kiểm tra và thanh tra hoạt động của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Tiền Giang và Kiểm toán nhà nƣớc. Tuy nhiên, sự phối hợp thực hiện theo nhiệm vụ đƣợc giao giữa các cơ quan này đối với Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang còn nhiều bất cập, thể hiện: Thông quan nghiên cứu các báo cáo tổng kết hoạt động cuối mỗi năm và phƣơng hƣớng của năm tiếp theo của Quỹ, cho thấy: Quỹ chƣa phân tích và đánh giá sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan với Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang trên cơ sở đối chiếu công việc thực tế đã làm với nhiệm vụ đƣợc giao, mức độ trách nhiệm đối với rủi ro bảo lãnh tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày đƣợc tổng quan về hoạt động BLTD cho DNNVV của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2017 đến 2019. Sơ lƣợc về quy trình BLTD và các biện pháp quản trị rủi ro đang áp dụng. Đánh giá năng lực của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang qua hoạt động BLTD cho DNNVV, đặc biệt là quản trị rủi ro BLTD. Những tồn tại cần khắc phục. Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang, thực trạng hoạt động kinh doanh và nhất là công tác quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng thời gian qua của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Đây là những cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)