Về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 38 - 45)

2.2.2.1. Về phẩm chất đạo đức, chính trị

Nhìn chung, đội ngũ CBCCX người DTTS của huyện Lạc Dương về phẩm chất đạo đức, chính trị đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ dặt ra. Đội ngũ này của huyện đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với đồng bào và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác; trung thực, ít chịu tác động từ những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; từng bước cải tiến lề lối làm việc, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp, có kết quả tốt. Đa số CBCCCX là người đồng bào sống gần dân, sát dân nên thông thuộc địa bàn, hiểu rõ phong tục tập quán của nhân dân địa phương, được nhân dân tín nhiệm.

Trong tổng số 67 người không có ai tham gia đào tạo, bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị; Về trung cấp lý luận chính trị có 8/67 (chiếm 11,9%); Sơ cấp có 4/67 (chiếm 4 %). Trong khi đó có tới 37/67 (chiếm 55,2%) chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị chính trị.

DTTS chưa thực sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở địa phương kém hiệu quả, thiếu sự vận dụng sáng tạo. Tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận CBCCCX người DTTS còn thấp, ý thức tổ chức, tính kỷ luật của một số CBCCCX người DTTS chưa cao. Tác phong làm việc chậm chạp, trì trệ, luộm thuộm, không đúng giờ, ngại giao tiếp... gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự tuỳ tiện trong giải quyết công việc và chấp hành nội quy, quy chế làm việc.

2.2.2.2. Về kiến thức

a) Về trình độ học vấn

Trong những năm qua, huyện Lạc Dương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện đưa đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn, tập trung, tại chức, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ về mọi mặt, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác được giao. Từ đó đã giải quyết việc làm, tạo nguồn cán bộ tại chỗ và thúc đẩy phong trào, động lực học tập trong con em vùng đồng bào DTTS. Số CBCCCX người DDTS hầu hết tốt nghiệp THPT 63/67 người (chiếm 95,6%) [Phụ lục 4, Bảng 2.1]. Như vậy tiêu chuẩn học vấn nhìn chung là đạt, tạo được tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác.

b) Về trình độ chuyên môn

Hiện nay tổng số đội ngũ CBCCCX người DTTS ở 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Dương là 67/128 người. Mặc dù số lượng CBCCCX người DTTS chiếm tỷ lệ khá lớn (52,3%) nhưng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước còn chưa cao. Trong tổng số 67 CBCCX người DTTS không ai có trình độ đào tạo sau đại học. Trong khi đó, số CBCCCX trình độ trung cấp và chưa đạt 14/67 (chiếm gần 21%) [bảng 2.1] rất cần được chuẩn hóa. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014-2019 chỉ có 3 trường hợp (chiếm 4,4%) được cử đi đào tạo trình độ cao đẳng; Về đại học, có 10/67 (chiếm 14,9%) được cử đi đào tạo trình độ đại học và không có ai được tham gia đào tạo sau đại học.

Qua [Phụ lục 4, Bảng 2.1], thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương (giai đoạn 2014- 2019) qua phân tích, cụ thể từng vị trí chức danh cho thấy: Trình độ chuyên môn CBCCCX người DTTS chưa đồng đều. So với với trước đây, mặc dù trình chuyên môn đã từng bước được nâng lên và có nhiều chuyển biến nhưng trong xu thế hội nhập toàn cầu, dân trí ngày càng cao thì tỷ lệ CBCCCX người DTTS có trình độ đại học 37/67 (chiếm 55,2%); cao đẳng 16/67 (chiếm 23,9 % ); trung cấp 11/67 (chiếm 16,4%); chưa đạt 3/67 (chiếm 4,4%). Với trình độ như vậy, việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra đối với đội ngũ CBCCCX người DTTS chưa thực sự đáp ứng. Với mục tiêu đẩy mạnh nâng cao cải cách nền hành chính và xây dựng NTM như hiện nay thì rất cần phải quan tâm, chuẩn hóa đội ngũ CBCCCX ở trình độ đại học và trên đại học.

c) Về trình độ lý luận chính trị

Trong tổng số 67 người không có ai tham gia đào tạo, bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị; Về trung cấp lý luận chính trị có 8/67 (chiếm 11,9%); Sơ cấp có 4/67 (chiếm 4 %). Trong khi đó có tới 37/67 (chiếm 55,2%) chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị chính trị.

Qua [Phụ lục 4, Bảng 2.2] về thực trạng trình độ lý luận chính trị đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương giai đoạn 2014- 2019 qua phân tích cụ thể cho thấy, tỷ lệ CBCCCX người DTTS được bồi dưỡng về chính trị ở trình độ trung cấp 16/67 ( 23,9 % ); trình độ sơ cấp ( 20,8 % ), số còn lại chiếm tỷ lệ lớn (55,2 %) chưa được bồi dưỡng về lý luận chính trị.

Như vậy, mặt bằng trình độ lý luận chính trị CBCCCX người DTTS trên địa bàn còn thấp, trên 55% CBCCCX người DDTS chưa được bồi dưỡng về lý luận chính trị. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây huyện Lạc Dương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác ĐTBD và nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBCCCX xã người DTTS.

Trong tổng số 67 người, không có ai được cử đi đào tạo chuyên viên cao cấp; Chuyên viên chính có 3/67 (chiếm 4,5%); Chuyên viên có 12/67 (chiếm 17,9 %); Cán sự có 9/67 (chiếm 13,9 %).

Qua số liệu [Phụ lục 4, Bảng 2.3] cho thấy thực trạng trình độ quản lý nhà nước của CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương như sau: tỷ lệ CBCCCX người DTTS được bồi dưỡng về quản lý Nhà nước không nhiều 19/67 (28,4%), còn lại 48/67 chiếm (71,6%) là chưa được bồi dưỡng về trình độ quản lý Nhà nước. Chính vì thế, nhiều CBCCCX người DTTS chưa nắm vững, nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết công việc, lúng túng trong việc xử lý các tình huống phức tạp phát sinh ở cơ sở. Do vậy nhiều CBCCCX người DTTS làm việc còn tùy tiện, ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Từ thực trạng đó, đặt ra cho lãnh đạo huyện Lạc Dương cần chú ý hơn tới công tác bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ CBCCCX người DTTS nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với đội ngũ này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ được giao.

e) Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Trong giai đoạn 2014-2019, về tin học, trong tổng số 67 người không có ai đạt trình độ C; về trình độ A có 16/67 (chiếm 23,9 %); trình độ B có 11/67 (chiếm 16,4%). Về ngoại ngữ, không có ai được cử đi đào tạo trình độ C; trình độ A có 18/67 (chiếm 26,9%); trình độ B có 9/67 (chiếm 13,4%).

Qua số liệu của [Phụ lục 4,Bảng 2.4]. về thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương (giai đoạn 2014- 2019) như sau:

+ Về trình độ tin học: Trong tổng số 67 CBCCCX, có 44 /67 người có kiến thức tin học trình độ A (chiếm 65,7%); trình độ B có 23/67 người (chiếm 34,3 %). Không có ai đạt trình độ C tin học.

+ Về ngoại ngữ: Trong tổng số 67 CBCCCX, có 53/67 người đạt trình độ A (chiếm 79, 1%); trình độ B có 14/67 người (chiếm tỷ lệ 21.9%). Không có ai đạt trình độ ngoại ngữ C.

Từ thực tế cho thấy, nhìn chung đa số CBCCCX người DTTS có trình độ tin học, có thể sử dụng thành thạo tin học cơ bản. Song, về trình độ ngoại ngữ thì hầu hết CBCCCX người DTTS chỉ đạt trình độ cơ bản nhất, một phần cũng là do CBCCCX người DTTS thường sử dụng tiếng đồng bào để giao tiếp, ngại tiếp thu cái mới, thậm chí một số CBCCCX người DTTS còn nói chữa sõi tiếng Việt, mặt khác nhiều CBCC người Kinh cũng không nói được tiếng dân tộc tại chỗ nên ít nhiều ảnh hưởng đến các mặt công tác.

2.2.2.3.Về năng lực, kỹ năng

Chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện Lạc Dương được thể hiện qua trình độ, đó là: trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý hành chính nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc... Ngoài ra với trình độ chuyên môn cộng với am hiểu nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, đội ngũ CBCCCX người DTTS sẽ có những sáng kiến trong việc tham mưu, đề xuất và quản lý mọi lĩnh vực tại địa phương một cách hiệu quả.

Trong thời gian qua, đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện LẠc Dương đã được bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản sau: kỹ năng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đạo đức công vụ; kỹ năng quản lý và giải quyết công việc với từng chức danh cụ thể; kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho CBCC... trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người CBCCCX đối với cơ quan, đơn vị và đặc biệt là đối với người dân trên địa bàn.

Mặt khác, hàng năm, theo sự chỉ đạo của huyện ủy, phòng Nội vụ của huyện thường xuyên rà soát và cử CBCCX người DTTC của huyện đi ĐTBD nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, chủ yếu tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí việc làm, từng chức danh, chức vụ và cập nhật được những kiến thức, kỹ năng mới về chuyên môn, nghiệp vụ của từng đối tượng CBCCCX người DTTS. Vì vậy, đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện từng bước được nâng cao chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng sự hài lòng của người dân tại địa phương.

2.2.2.4. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện đã ban hành hướng dẫn đánh giá, phân loại CBCCCX và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo Nghị định số 56/2015/NĐ- CP ngày 9/6/2015 về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức trong đó có CBCCCX. Theo Nghị định này, công tác đánh giá CBCCCX được thực hiện trên các phương diện điều chỉnh đối với CBCCCX là: Nghĩa vụ đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc CC không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; tiêu chuẩn ngạch CC, chức vụ lãnh đạo quản lý (đối với CC); nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với CBCC.

Triển khai công tác đánh giá, huyện tổ chức đánh giá, phân loại đội ngũ CBCCCX trong đó có CBCCCX người DTTS bao gồm các nội dung: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.

Kết quả khảo sát cho thấy, về đội ngũ CBCX thì Chủ tịch Hội Nông dân được 96% ý kiến đánh giá là tốt trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND với 78% đánh giá là tốt trong thực hiện chức

trách, nhiệm vụ và đây là số người tham gia khảo sát đánh giá thấp nhất của đội ngũ này. Về đội ngũ CCCX, Chỉ huy trưởng Quân sự với 96% ý kiến đánh giá là tốt trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các chức danh CCCX được xin ý kiến; chức danh Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường hoặc địa chính-NN - xây dựng và môi trường (xã) với 76% ý kiến cho rằng thực hiện nhiệm vụ chưa tốt và yếu kém trong thực thi nhiệm vụ [PL 2, Bảng 2.5].

Về nhận xét chức danh Địa chính Xây dựng- đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) thực hiện chức trách, nhiệm vụ kém có thể do đây lĩnh vực nhiều phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực, đồng thời, do chính những nhiệm vụ mà chức danh CCCX này đảm nhiệm khá nhiều nên khó tránh những sai sót, yếu kém trong thực thi công vụ. Thực tế là các vụ khiếu kiện về đất đai hiện chiếm 70% số đơn khiếu nại, tố cáo mà các cơ quan hành chính nhận được [46]. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ chính năng lực, trình độ chuyên môn của chức danh này trong tham mưu và giải quyết công việc.

Cụ thể kết quả đánh giá phân loại [Phụ lục 2, Bảng 2.6.], cho thấy: Qua kết quả đánh giá hàng năm, đa số CBCCCX người DTTS, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 75%; hoàn thành nhiệm vụ chiếm 24%. Như vậy, công tác đánh giá phân loại hàng năm cho thấy kết quả hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đội ngũ CBCCCX người DTTS từ năm 2014-2019 chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy, công tác đánh giá cán bộ nói chung và CBCCCX người DTTS nói riêng tại huyện Lạc Dương dần đi vào nề nếp, đã làm đúng quy trình thủ tục đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá CBCC vẫn còn hạn chế chưa được khắc khục, như tình trạng đánh giá còn chung chung, cảm tính và thiếu tinh thần tự phê bình và phê bình.

phải có sự nhận xét và nhìn nhận của chủ thể có liên hệ trực tiếp đó là người dân tại địa phương thì huyện chưa triển khai hình thức đánh giá này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 38 - 45)